longhomieu2006

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ LÚA GẠO. 3
1. Khái niệm. 3
1.1.Khái niệm về thị trường tiêu thụ lúa gạo. 3
1.2. Mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo. 4
2. Bản chất của thị trường tiêu thụ lúa gạo 5
2.1. Thị trường lúa gạo ra đời và phát triển gắn với phân công lao động xã hội của sản xuất hàng hoá lúa gạo. 5
2.2. Thị trường tiêu thụ lúa gạo phản ánh mối quan hệ kinh tế đặc trưng là: Cung – Giá - Cầu của hàng hoá lúa gạo. 6
2.3. Thị trường tiêu thụ lúa gạo là một lĩnh vực trao đổi tự do và ngang giá. 10
2.4. Kênh phân phối lúa gạo của thị trường tiêu thụ: 11
3. Chức năng . 14
4. Vai trò 15
4.1. Thị trường là nhân tố quyết định việc xác định phương hướng sản xuất kinh doanh lúa gạo. 15
4.2. Thực hiện giá trị hàng hoá lúa gạo. 16
4.3. Gắn kết các khâu: Sản xuất - chế biến- tiêu thụ của ngành lúa gạo. 16
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ LÚA GẠO 17
1. Đặc điểm chung. 17
2. Tiêu chí nhận dạng. 18
2.1. Thị trường nông thôn: 18
2.2. Thị trường thành thị: 19
2.3. Thị trường nước ngoài: 20
III. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ LÚA GẠO. 20
1. Nhân tố của sản xuất: 20
2. Nhân tố tác động từ phía cầu tiêu thụ. 21
3. Công tác thu gom, vận chuyển và chế biến. 21
4. Chính sách tác động của Chính phủ 22
4.1.Chính sách an ninh lương thực Quốc gia. 23
4.2.Chính sách thị trường và can thiệp giá. 23
4.3 Chính sách hạn ngạch và thuế xuất khẩu gạo. 23
4.4. Một sô chính sách khác 24
5. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất – tiêu thụ. 24
6. Công tác Nghiên cứu - dự báo thị trường và bảo vệ thương hiệu sản phẩm. 25
IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ LÚA GẠO 26
1. Chợ nông thôn: 26
2. Hệ thống cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị tại thành phố 26
3. Thị trường nước ngoài. 27
V. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ LÚA GẠO. 27
1. Qui mô thị trường 27
2. Đánh giá chất lượng. 28
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 31
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hiện đại, gạo vẫn là lương thực chính của hơn một nửa dân số thế giới. Bàn về lúa gạo là bàn về an ninh lương thực - một vấn đề tất yếu quan trọng của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Ở Việt Nam, lúa gạo là một ngành truyền thống, đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Lúa gạo sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Đã hơn 17 năm nay, xuất khẩu gạo luôn đạt được trong điều kiện đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia bền vững và liên tục. Gạo là một mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực của nước ta với sản lượng bình quân 3 – 4 triệu tấn mỗi năm, kể cả trong những năm có thiên tai lớn, dịch bệnh hoành hành…
Song song với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, tham gia vào tổ chức thương mại WTO, ngành lúa gạo Việt Nam đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn về chất lượng gạo và ổn định thị trường tiêu thụ. Điều kiện mới đặt ra những yêu cầu tất yếu mà mọi khâu: “ sản xuất - chế biến – tiêu thụ” lúa gạo của nước ta phải tiến hành qui trình liên kết đồng bộ. Trong đó mở rộng thị trường tiêu thụ nước ngoài và ổn định thị trường trong nước của hàng hoá lúa gạo là vấn đề then chốt.
Là một sinh viên của Khoa kinh tế Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, qua những năm được đào tạo trong Trường, trên lớp, em ý thức được sâu sắc vấn đề: ý nghĩa kinh tế của sản xuất lúa gạo. Được tiếp cận thực hiện đề án môn học, em hiểu rằng đây là cơ hội lớn cho em vận dụng những kiến thức đã được học. Cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Đình Thắng em đã lựa chọn đề tài: “ Một số cơ sở lý luận về mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo” làm đề án chuyên ngành. Với mong muốn hoàn thiện và mở rộng những kiến thức lý luận về vấn đề thị trường tiêu thụ lúa gạo, làm cở sở phương pháp luận cho những vấn đề lý luận mà em sẽ tiếp tục thực hiện ở chuyên đề tốt nghiệp và những đề tài khác nữa; nên bài viết của em chú trọng thực hiện: phần cơ sở lý thuyết cho vấn đề được nghiên cứu. Bố cục nội dung chính của đề án bao gồm:
I. Khái niệm, bản chất, chức năng và vai trò của thị trường tiêu thụ lúa gạo.
II. Đặc điểm và tiêu chí nhận diện thị trường tiêu thụ lúa gạo.
III. Những nhân tố tác động đến thị trường tiêu thụ lúa gạo.
IV. Xu hướng phát triển của thị trường tiêu thụ lúa gạo.
V. Các chỉ tiêu đánh giá về thị trường tiêu thụ lúa gạo.
Do trình độ lý luận và hiểu biết còn hạn chế, bài viết của em chắc chắn sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp, chỉnh sửa hơn nữa của Thầy Thắng và các Thầy trong Khoa để bài víêt và phương pháp tiếp cận của em được tốt hơn. Em xin chân thành Thank PGS.TS Vũ Đình Thắng và các Thầy cô.





I. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ LÚA GẠO.
1. Khái niệm.
1.1.Khái niệm về thị trường tiêu thụ lúa gạo.
Dựa trên cơ sở khái niệm chung về thị trường và hoạt động tiêu thụ. Với đặc trưng của lúa gạo là hàng hoá tiêu dùng, đáp ứng cho đại bộ phận dân cư, ta có thể khái quát:
“Thị trường tiêu thụ lúa gạo là tập hợp những khách hàng có nhu cầu và mong muốn tiêu dùng lượng hàng hoá lúa gạo nhất định cho nhu cầu thiết yếu của bản thân, gia đình và tổ chức. Việc thoả mãn nhu cầu này dựa theo những đặc điểm tâm lý, giới tính, độ tuổi nhất định, ở một địa phương, một vùng lãnh thổ cụ thể”.
Hiểu theo nghĩa hẹp: “thị trường tiêu thụ lúa gạo là nơi diễn ra các hoạt động mua bán lúa gạo. Là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán, giữa người sản xuất và người tiêu dùng lúa gạo tại một địa điểm, một vùng lãnh thổ nhất định”.
Quá trình mua và bán được thực hiện thông qua tập hợp các thoả thuận giữa các bên mua và bên bán. Là sự gặp gỡ giữa cung và cầu ở mỗi mức giá thoả thuận. Định giá là một quá trình quan trọng; được coi là quá trình mặc cả hay đàm phán thương mại. Tham gia vào thị trường tiêu thụ lúa gạo, các chủ thể kinh tế quan tâm đến rất nhiều vấn đề: số lượng, giá cả, chất lượng, bao gói, mẫu mã, cách thanh toán, thời điểm giao nhận hàng, thời hạn giao hàng, cách vận chuyển…Nhưng quan trọng nhất là: đàm phán thương mại và trao đổi quyền sở hữu hàng hoá lúa gạo giữa các chủ thể mua bán.
Do hàng hoá lúa gạo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho đại bộ phận dân cư. Nói đến thị trường tiêu thụ là phải gắn với đặc tính dân cư của vùng cụ thể. Đây là điều kiện tiên quyết của cách kinh doanh hiện đại: sản xuất đáp ứng cầu tiêu dùng, chỉ khi đó thị trường mới được mở rộng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xác định một số chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng giống Swiss nhân nuôi trong một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh ở cơ quan sinh dục và thử nghiệm phác đồ điều trị trên đàn lợn nái Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số dẫn xuất của quinolin trên cơ sở eugenol từ tinh dầu hương nhu Y dược 1
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Vàng tâm (Magnolia fordiana) làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm Khoa học Tự nhiên 0
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top