dohai_kxd

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cũng như Ai Cập và Lưỡng Hà, Ấn Độ có một nền văn hoá lâu đời và phát triển rực rỡ vào bậc nhất của thế giới. Ấn Độ là xứ sở của những khám phá vĩ đại, là nơi cuốn hút những nhà khảo cổ học khắp thế giới.
Ấn Độ là mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng những tôn giáo du nhập vào nơi đây. Trong đó, Đạo Hồi đươc nhắc tới trước tiên bởi vì Đạo Hồi không chỉ du nhập vào Ấn Độ mà nó còn dần trở thành quốc giáo của mảnh đất này.
Vì vậy ở Ấn Độ, những công trình kiến trúc Hồi Giáo xuất hiện với vẻ đẹp lộng lẫy, nguy nga, tráng lệ và trường tồn với dòng chảy của thời gian cũng như trong niềm tự hào của những tín đồ Đạo Hồi. Đặc biệt, bên ngoài vẻ đẹp hoành tráng của kiến trúc, thánh đường Hồi Giáo còn ẩn chứa nhiều nét đẹp văn hoá của người Hồi Giáo, đó cũng là những giá trị tinh thần cao quý nhất.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Những tài liệu nghiên cứu về Thánh đường Hồi Giáo trên thế giới là rất hiếm và khó tìm. Thường thì chỉ viết những đặc điểm chung để nói về một vấn đề lớn hơn hay nói chung về nghệ thuật.
Trên thế giới vào năm 1993, nhà nghiên cứu người Mỹ, A.L.Basham đã tổng hợp những nghiên cứu của ông và cho ra đời cuốn “The wonder that was India”.
Ở Việt Nam, Nguyễn Tuấn Đắc đã có tác phẩm nói đến những Thánh đường Hồi Giáo đó là tác phẩm: “Nghệ thuật ở Ấn Độ”.
Trong “bài giảng về văn hóa Ấn Độ” của Tiến sĩ: Đỗ Thu Hà cũng đã đặc biệt nhấn mạnh về những Thánh đường Hồi Giáo.
Ở phạm vi nhỏ của bài báo cáo này, người viết chỉ muốn khai thác đề tài từ cái nhìn nhỏ hơn của một sinh viên nghiên cứu về Ấn Độ.
III. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
"Hợp tác giản đơn cũng có thể sinh ra những kết quả vĩ đại. Điều này có thể lấy những công trình kiến trúc của Châu Á, người Ai Cập, người Axtơrakhan cổ đại để chứng minh." Câu nói ấy của Các Mác đã khẳng định vị trí cũng như tầm quan trọng của những công trình kiến trúc cổ và tài năng của con người cổ đại khi xây dựng những công trình kiến trúc vĩ đại.
Những công trình kiến trúc cổ luôn có những ý nghĩa riêng và phản ánh một thời đại, giai đoạn hay một triều đại lịch sử nào đó. Đồng thời chính những công trình kiến trúc này là dấu ấn sâu đậm nhất về những thành tựu to lớn của con người trong thế giới Cổ Đại hay Cận Đại.
Tìm hiểu về Thánh đường Hồi Giáo sẽ giúp chúng ta hiểu biết nhiều hơn về nền văn minh Ấn Độ cổ đại, sự xuất hiện và phát triền của Hồi Giáo ở Ấn Độ. Đồng thời qua kiến trúc và điêu khắc của Thánh đường Hồi Giáo chúng ta cũng thấy được tài năng nghệ thuật của người dân Ấn Độ cổ đại.
IV. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này người viết muốn dựa trên những tài liệu về Thánh đường Hồi Giáo ở Ấn Độ, những bài giảng về văn hoá- nghệ thuật Ấn Độ và những bài báo của Tiến sĩ : Đỗ Thu Hà- giảng viên Đại học Quốc Gia Hà Nội. Đồng thời dựa trên những đặc điểm lịch sử của Ấn Độ và của Đạo Hồi để thảo luận vài nét về Thánh đường Hồi Giáo và giá trị to lớn của nó trong xã hội Cổ đại cũng như trong xã hội Hiện đại.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này người viết dựa vào một số phương pháp chủ yếu sau:
1. Nghệ thuật kiến trúc của thánh đường Hồi Giáo trong nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ nói chung.
2. Đặc điểm kiến trúc Hồi Giáo từ những công trình kiến trúc hồi giáo nổi tiếng ở Ấn Độ.
3. Kết hợp thống kê với tổng hợp để làm rõ vấn đề trong đề tài.
4. Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu qua cách cảm nhận riêng của người viết để làm nổi bật hơn nữa vẻ đẹp kiến trúc thánh đường Hồi Giáo và ý nghĩa của nó.
5. Gắn liền kiến trúc Thánh đường Hồi Giáo với đặc điểm của Đạo Hồi để phân tích làm rõ đề tài.
PHẦN NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Sơ lược về văn hóa Ấn Độ
Văn hoá Ấn Độ là một nền văn hoá lâu đời, vô cùng phong phú và đầy tính chất sáng tạo. Đối với sự phát triển văn hoá của nhiều dân tộc Phương Đông, văn hoá Ấn Độ gây ảnh hưởng lớn, đặc biệt là văn hoá ấn Độ với văn hoá các nước Đông Nam Á, mối quan hệ hết sức mật thiết.
Những phản ánh từ nền văn minh này bắt đầu từ kinh Vê Đa, từ thiên nhiên kỷ thứ II trước Công nguyên (có thể trước nữa) và không hề có một sự gián đoạn naò đáng kể cho đến nay.
Đạo Hồi ở Ấn Độ cũng mang nét đặc biệt của tiểu lục địa này nên thường được các nhà học giả Phương Tây gọi là “Đạo Hồi - Ấn Độ”.
Ấn Độ cổ đại là một mảnh đất màu mỡ cho tôn giáo và triết học phát triển, tôn giáo và triết học gắn bó với nhau chặt chẽ làm nên tư duy độc đáo của người Ấn Độ. Nói tới tư tưởng và văn hoá Ấn Độ, chúng ta nghĩ tới ngay những công trình kiến trúc tuyệt vời, chúng ta nghĩ tới kinh Vê đa, kinh Upanisads, đặc biệt là kinh Phật – những tác phẩm lớn lao trong lâu đài văn hoá của nhân loại. Văn hoá, triết học và nghệ thuật của Ấn Độ đã phát triển rực rỡ và có những cống hiến to lớn cho loài người.
Ấn Độ là đất nước có nhiều chủng tộc, nhiều ngôn ngữ khác nhau ( có tới một nghìn sáu trăm năm mươi hai ngôn ngữ). Một đất nước có nhiều chủng tộc như vậy ắt không thể tránh khỏi những mâu thuẫn về quyền lợi đất đai và chiến lợi phẩm, sau những cuộc xung đột vũ trang với nhau, nhiều tiểu vương quốc đã ra đời.
Kể từ thế kỷ thứ tư hay thứ năm trước Công nguyên, nền văn hoá Ấn Độ bao gồm những tiêu chuẩn của cuộc sống con người được đa số mọi người trong cư dân Ấn Độ chấp nhận hay ủng hộ.

2. Hồi giáo và quá trình du nhập vào Ấn Độ
2.1.Thời kỳ phân liệt và sự xâm nhập của những người theo Hồi Giáo
Sau khi Harsa chết, Ấn Độ bước vào một giai đoạn hỗn loạn. Bhascaravarman- vốn là vua sứ Assam đã mở rộng quyền lực ra phía Tây, chiếm một phần vùng Magadha. Trong vòng hai thế kỷ tiếp theo, hàng loạt các vương triều như Pala, Phật Giáo đã lan toả đến Tây Tạng. Ấn Độ đã suy yếu khiến cho nhà nước láng giềng càng thèm muốn, nhòm ngó. Năm 1001, quân Ấn Độ đã bại trận trước Mácmút đã tấn công Ấn Độ tổng cộng 17 lần, chiếm dần các thành phố của Ấn Độ. Vua Ấn Độ phải triều cống vị vua Hồi Giáo Mácmút nhưng vẫn cố giữ nền độc lập của mình trong suốt 1 thế kỷ rưỡi. Sau đó, Ấn Độ bị chia nhỏ thành các tiểu vương quốc do sự cát cứ của các thủ lĩnh địa phương.
Như vậy, đến cuối thời kỳ đôc lập của Ấn Độ, theo truyền thống Ấn Độ giáo, toàn bộ Bắc Ấn đã bị chia cắt thành các vương triều cát cứ.
2.2.Vưong triều Hồi Giáo Delhi
Từ thời điểm thế kỷ XII cho đến thế kỷ thứ XVIII, bắc Ấn Độ chịu sự xâm lược của những kẻ theo Hồi Giáo, nền văn minh cổ Ấn Độ đã hoàn toàn chấm dứt.
Từ sau khi Cututđin lập ra vương triều Hồi Giáo Delhi năm 1206, Hồi Giáo bắt đầu có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị và văn hoá của Ấn Độ. Trong hơn 300 năm tồn tại từ 1206 đến 1526. Vương triều Hồi Giáo Delhi chấm dứt sự tồn tại sau khi bị quân Thành Cát Tư Hãn xâm lược.
Tồn tại trong khoảng thời gian không nhiều và bị sụp đổ theo dòng chảy của lịch sử và nanh vuốt của những đạo quân xâm lược, thế nhưng vương triều Hồi Giáo Delhi cũng để lại nhiều thành tựu rực rỡ về kiến trúc của Hồi Giáo vẫn tồn tại đến ngày nay.
II. KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC Ở ẤN ĐỘ

1. Kiến trúc và điêu khắc cổ điển Ấn Độ
Kiến trúc và điêu khắc cổ điển Ấn Độ thực sự là một thành tựu lớn trong kho tàng vốn đã quá nhiều những thành tựu của nghệ thuật Ấn Độ.
Kiến trúc cổ điển Ấn Độ mang đầy sức sáng tạo và sống động, đây chính là một biểu tượng hùng hồn của các mô hình xã hội trong lịch sử Ấn Độ. Bên cạnh những cột đá chống đỡ cho những công trình, toàn bộ kiến trúc đem lại cho chúng ta một bức hoạ in dấu đậm nét của thời đại đã qua.
Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ thường có chủ đề miêu tả các vấn đề tôn giáo, huyền thoại văn học, vô cùng đa dạng và có nhiều thành tựu rực rỡ. Mối quan hệ hiếm có trên đời này giữa con người, nghệ thuật và văn học đã tạo nên những công trình đặc sắc mang âm điệu nhịp điệu đầy cảm hứng.
Nghệ thuật Ấn Độ Giáo và Đạo Phật cùng chia sẻ một loại biểu tượng chung. Cả hai phong cách nghệ thuật dều biểu lộ niềm vui, vẻ đẹp và sự thanh thản.
Ý tưởng trung tâm khá rõ ràng của nghệ thuật cổ điển Ấn Độ là cái đẹp, là sự kế thừa của của tâm linh chứ không phải là vấn đề của cuộc sống hiện thực. Sukraniti, một trong những chuyên luận nổi tiếng của Ấn Độ cổ đại đã đặt vấn đề một cách cực kỳ rõ ràng rằng: “Trong khi tạo ra những hình ảnh của những vị thần, các nghệ sĩ đã phụ thuộc hoàn toàn vào cái nhìn mang tính chất tâm linh bên trong của minh mà không phụ thuộc vào chất liệu mà các giác quan của họ có thể cảm giác được”.
Cả chủ nghĩa tự nhiên lẫn chủ nghĩa hiện thực đều không phụ thuộc vào chủ nghĩa biểu tượng cổ điển trong giá trị khi mô tả các vấn đề bằng tranh tượng của nó. Cùng với sự đam mê mang tính chất tâm linh, người ta cũng cảm giác cảm xúc của tình yêu đối với cái đẹp và thiên nhiên.
Vào thời Gupta đã mở ra một chương mới các tác phẩm văn hoá. Dường như có một sự kết tinh trong các tác phẩm văn chương, các mô hình đước tạo ra để thờ phụng thần thánh.
Trong nghệ thuật của Ấn Độ, nằm dưới lý tưởng mang tính chất tôn giáo là học thuyết về ba con đường dẫn đến sự giải thoát: Làm việc hay karma- marga, chung thuỷ hay bhakti- marga và tri thức hay Jnana- marga.
Sự thú vị trong hoạt động xây dựng được biểu lộ qua các chủ đề điêu khắc nữa, các bức dáng của người hiến tế thật quá đa dạng. Cuộc sống thường nhật tại các làng xã, cuộc sống xa hoa của những người quý tộc, sự giàu có của các thương nhân cũng như ông hoàng bà chúa đều được miêu tả tỉ mỉ trong các tác phẩm này.
Cả Bharhut và Snachi đều hiện diện trong một giai đoạn của sự tiến hoá tôn giáo của đất nước Ấn Độ.
Những giai đoạn sau, chúng ta thấy được sự nhấn mạnh dần dần được nâng lên từ “thông tục” lên “văn chương” qua những chủ đề như chuyện Jataka- chuyện về cuộc đời Đức Phật.
Có mối quan hệ tốt đẹp giữa nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của Ấn Độ với văn học. Sringara là chủ đề thống trị hàng đầu trong văn học và mô típ míthuna khắc hoạ những đôi lứa yêu nhau say đắm, trình diễn Sringara dưới dạng các tác phẩm điêu khắc.Mối quan hệ tương tác giữa điêu khắc và biểu diễn nghệ thuật được phản ánh rất rõ ràng trong điêu khắc và kiến trúc vùng Chola.
Thiên nhiên và tình cảm con người đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc sáng tạo nghệ thuật . Những thay đổi theo mùa trong phong cảnh của đất nước Ấn Độ đã làm rung động lòng người qua các vần thơ của Kalidasa thường được kèm theo giai điệu huyền bí theo sự thay đổi của các mùa trong năm.
Tóm lại, kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ trong thời kỳ cổ điển đã tạo nên câu chuyện của chính nó về con người, huyền thoại, tín ngưỡng, nguồn cảm hứng và cả kiểu loại môi trường mà nó tìm kiếm để tạo nên bản sắc của chính nó. Nhưng vẫn có một nhân tố chung rất mạnh mẽ thống trị nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ ở khắp mọi nơi: Sringara – cảm xúc về tình yêu.
2. Kiến trúc Hồi Giáo

KẾT LUẬN

Những công trình kiến trúc Hồi Giáo góp phần đưa nền văn minh Ấn Độ sánh ngang với các nền văn minh khác ở cả phương Đông và phương Tây. Nó tạo nên một ảnh hưởng lớn đối với các quốc gia Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung.
Những công trình kiến trúc của Hồi Giáo rất đặc sắc và nổi bật tạo nên một sự phong phú đa dạng nhưng vẫn mang bản sắc văn hóa Ấn Độ rõ nét.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-------------
Tiếng Việt :
1. Chiêm Tế, 2000,Lịch sử thế giới cổ đại-tập 1, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
2. Vũ Dương Ninh, 1998, Lịch sử văn minh thế giới, Nhà xuất bản giáo dục.
3. Đỗ Thu Hà, bài giảng: Văn hoá và xã hội Ấn Độ, đã ngiệm thu ngày 28/01/2005.
4. Nguyễn Tuấn Đắc, 1977, Nghệ thuật ở Ấn Độ, thông tin khoa học xã hội số 3.
5. W.Durant, 1992, Lịch sử văn minh Ấn Độ, Nguyễn Hiến Lê dịch, trung tâm thông tin Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
6. Cao Duy Đỉnh, 1993, văn hoá Ấn Độ, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
7. A.JA.Gruêvích, 1996, Các phạm trù văn hoá Trung Cổ, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội.
8. Cao Xuân Huy, 1995, tư tưởng Phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, Nxb. Văn học, Hà Nội.
9. Nguyễn Thừa Hỷ, 1986, tìm hiểu văn hoá Ấn Độ, Nxb. Văn hoá, Hà Nội.
10. Nguyễn Thừa Hỷ, 1986, Ấn Độ qua các thời đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
11. Đinh Trung Kiên, 1995, Ấn Độ, hôm qua và hôm nay, Nxb. Chính Trị quốc gia, Hà Nội.
12. Konrát, 1997, Phương Đông và Phương Tây, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

Tiếng Anh :
1. A.L.Basham, A cultural history of India, ORford university press, oxford India paperbacks, 1999.
2. A.L.Basham, The wonder that was India, Evergreen Encyclopedia, vol.I E. 145, Grove Press, Inc. New york, America, 1993.
3. Jitendra Nath Banerjea, 1985, The development of Hindu iconography, Munshiram Manoharlal publishers Pvt.Ltd.New Delhi 110055, India.
4. C.H.Buck, Faiths, fairs and festivals of India, Rupa Co. New Delhi, India, 2002.
5. C.Buhler, Manu, vol. 25 in Sacred books of the east, ed.F. Marx Muller, Motilal Banarsidass publishers. LTD. New Delhi , India, 1993.
6. Chavarria, 1964, Traditional India, Prentice Hall, Inc. EnglewoodCilffs.N.J.
7. Chitralekha, Hindu manners, customs and ceremonies, Crest Publishing House, New Delhi, India, 2002.
8. David R.Kisley, 1993, Hindouism-A cultural perspective, Prentice Hall, Englewood Cliffs, New Jersey.
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: 3
III. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3
IV. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1. Phạm vi nghiên cứu 4
2. Phương pháp nghiên cứu 4
PHẦN NỘI DUNG 5
I. GIỚI THIỆU CHUNG 5
1. Sơ lược về văn hóa Ấn Độ 5
2. Hồi giáo và quá trình du nhập vào Ấn Độ 6
II. KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC Ở ẤN ĐỘ 6
1. Kiến trúc và điêu khắc cổ điển Ấn Độ 6
2. Kiến trúc Hồi Giáo 8
III. THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO 9
1. Đặc điểm chung 9
2. Một số thánh đường hồi giáo nổi tiếng tại Ấn Độ 10
3. Gía trị vật chất và tinh thần của thánh đường Hồi giáo 14
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
MỤC LỤC 18
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top