handoi

New Member
Download Đề tài Hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường và sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Download miễn phí Đề tài Hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường và sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm





MỤC LỤC.
CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM.3
I. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường .3
1. Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên Thế giới và ở Việt Nam.3
1.1.Trên thế giới.3
1.2.Ở Việt Nam.6
2. Khái niệm, vai trò và đặc trưng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.9
2.1.Khái niệm.9
2.1.Vai trò.9
2.3.Các đặc trưng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.11
3. Các hình thức hoạt động kinh doanh bảo hiểm.12
3.1.Kinh doanh bảo hiểm gốc.12
3.2. Kinh doanh tái bảo hiểm.13
3.3.Kinh doanh môi giới bảo hiểm.14
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM.15
1. Những ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm đối với Nhà nước, nền kinh tế- xã hội .15
2. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm.18
Chương II: Mô hình pháp luật về kinh doanh bảo hiểm ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay .19
I. Những quy định pháp lý đối với chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường bảo hiểm.19
1.Quy chế pháp lý của Doanh nghiệp bảo hiểm.19
1.1.Khái niệm Doanh nghiệp bảo hiểm.19
1.2.Các đặc điểm của Doanh nghiệp bảo hiểm.19
1.3.Thành lập và đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp bảo hiểm.21
1.4.Cơ cấu tổ chức, quản trị và điều hành Doanh nghiệp bảo hiểm.22
1.5.Hoạt động chủ yếu của Doanh nghiệp bảo hiểm.29
1.6.Giả thể, phá sản, thanh lý Doanh nghiệp bảo hiểm.35
1.7.Các loại hình Doanh nghiệp bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.43
2. Quy chế pháp lý của đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.45
2.1.Đại lý bảo hiểm.45
2.2.Môi giới bảo hiểm.48
II. Những quy định pháp lý đối với các giao dịch trên thị trường bảo hiểm.49
1.Giao dịch hợp đồng bảo hiểm gốc.49
2.Giao dịch hợp đồng tái bảo hiểm.56
3.Giao dịch hợp đồng đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.56
3.1.Giao dịch hợp đồng đại lý bảo hiểm.56
3.2.Giao dịch hợp đồng mội giới bảo hiểm.57
III. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM.57
1.Cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về bảo hiểm.58
2.Thẩm quyền quản lý Nhà nước về bảo hiểm.59
3.Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm và chế tài sự vi phạm.59
3.1.Các hành vi vi phạm pháp luật .59
3.2.Chế tài sự vi phạm.60
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.61
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phá sản.
- Khi quỹ tín dụng không thực hiện việc thanh toán cho những người gửi tiền vì lệnh của toà án.
c. Bảo hiểm tài sản.
Bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm có đối tượng là tài sản. Tuy vậy, không phải tất cả các loại tài sản đều có thể là đối tượng được bên bảo hiểm nhận bảo hiểm. Bởi vì, trong đời sống xã hội, trong nền kinh tế có nhiều loại tài sản. Đó có thể là tài sản hữu hình hay tài sản vô hình.
Tài sản hữu hình: Là tài sản có hình thái vật chất cụ thể, có thể xác định được giá trị theo các hình thức thông thường.
Tài sản vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể được biểu hiện dưới hình thức như bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá, các quyền lợi tài chính...
Các hình thức bảo hiểm chủ yếu đối với tài sản:
- Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam .
- Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển.
- Bảo hiểm thân máy bay.
- Bảo hiểm tàu, thuyền.
- Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới.
- Bảo hiểm công trình xây dựng.
- Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.
- Bảo hiểm trộm cướp.
- Bảo hiểm vật nuôi.
1.5.2. Các nguyên tắc kinh doanh của Doanh nghiệp bảo hiểm.
Loại doanh nghiệp thông thường cần có nhiều vốn tự có để kinh doanh. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm ngoài phải có đủ số vốn theo luật định ra, chủ yếu phải huy động vốn từ những người tham gia bảo hiểm( tức là thu phí bảo hiểm) để hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Số vốn huy động được của những người tham gia bảo hiểm phải được sử dụng để phục vụ cho người tham gia bảo hiểm. Đồng thời, xét về mặt kỹ thuật kinh doanh thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng khác với các doanh nghiệp thông thường khác. Các doanh nghiệp thông thường đều hạch toán giá thành sản phẩm dựa theo các khoản chi phí thực tế, căn cứ vào đó để xác định giá cả của sản phẩm. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, phí bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm có thể ví như giá cả của nghiệp vụ bảo hiểm và việc tính giá cả này phát sinh trước khi có giá thành. Điều đó nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải dự báo trước giá cả này trên cơ sở vận dụng quy luật số đông và dựa vào kinh nghiệm về những vụ tổn thất xảy ra trước đây. Tỉ lệ tổn thất trước đây chắc chắn sẽ xảy ra sau này, thậm chí có mức độ sai lệch rất lớn. Vì vậy, chỉ có thể xác định được khoản thu nhập của doanh nghiệp bảo hiểm nhưng lại có rất nhiều khả năng không xác định được trách nhiệm bồi thường sẽ xảy ra sau này vì sự thay đổi về các yếu tố rủi ro. Do đó trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp bảo hiểm phải căn cứ vào những đặc điểm đó để xác định nguyên tắc kinh doanh, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Có thể liệt kê những nguyên tắc chủ yếu sau:
a. Nguyên tắc tích cực triển khai nghiệp vụ, bảo đảm số lượng rất nhiều người tham gia một nghiệp vụ bảo hiểm nhất định.
Chỉ có kí được nhiều hợp đồng bảo hiểm mới thực hiện được quy luật số đông, sao cho tỷ lệ phát sinh rủi ro dự báo gần sát với tỷ lệ phát sinh rủi ro thực tế xảy ra, nhằm đảm bảo cho sự ổn định kinh doanh bảo hiểm. Đồng thời, số lượng hợp đồng bảo hiểm ký được càng nhiều thì những chi phí bất biến của doanh nghiệp bảo hiểm cũng giảm đi một cách tương xứng, tỷ lệ phí bảo hiểm có thể hạ xuống một cách tương xứng, từ đó có thể thu được số đơn vị và người tham gia bảo hiểm càng nhiều hơn.
b. Nguyên tăc chú ý lựa chọn rủi ro.
Sự kiện đáng được doanh nghiệp bảo hiểm đảm nhận đóng góp đó là trách nhiệm bồi thường tổn thất của tai nạn rủi ro. Đối với những rủi ro muốn tham gia bảo hiểm, đâu phải doanh nghiệp bảo hiểm từ chối rủi ro nào và sẽ chấp nhận bảo hiểm tất cả những rủi ro đó, mà phải có sự lựa chọn thật nghiêm chỉnh.
Về nguyên tắc, tai nạn rủi ro được chấp nhận bảo hiểm phải là sự kiện ngẫu nhiên. Nếu những rủi ro đã được chấp nhận bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản đều là những rủi ro tất nhiện phải xảy ra, thì doanh nghiệp bảo hiểm chắc chắn bị phá sản. Về phía người tham gia bảo hiểm, thông thường đều mong muốn rằng chỉ bỏ ra khoản phí bảo hiểm thấp nhất, để đánh đổi lấy khoản tiền bồi thường bảo hiểm nhiều nhất, nên cũng phải lựa chọn ngược chiều với phía doanh nghiệp bảo hiểm.
c. Nguyên tắc phân tái rủi ro.
Muốn giảm nhẹ bớt trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cần tìm cách chia sẻ các rủi ro mà mình đã nhận cho các nhà bảo hiểm khác, tránh tập trung rủi ro quá mức. Nếu không sẽ làm cho khả năng đảm nhận của mình bị vượt quá, dẫn đến tình trạng không thể nào thức hiện được trách nhiệm bồi thường, gây thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm. Vì vậy, Nhà nước đã hạn chế trách nhiệm tự gánh vác (tức là mức giữ lại) của từng doanh nghiệp bảo hiểm. Điều 6 Nghị định 100/CP quy định “ Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho các Doanh nghiệp khác...”.
d. Nguyên tắc tính phí bảo hiểm một cách hợp lý.
Việc tính và thu phí bảo hiểm có hợp lý hay không, có khoa học hay không đó là một vấn đề rất quan trọng trong kinh doanh bảo hiểm . Để cho phí bảo hiểm thu được từ người tham gia bảo hiểm đảm bảo cho sự chi trả tương xứng với quyền lợi kinh tế của họ, cần thống kê và tính toán một cách khoa học tỷ lệ tổn thất vì thiệt hại đã xảy ra trước đây, đồng thời xây dựng tỷ lệ phí bảo hiểm trên cơ sở đó Cơ quan quản lý bảo hiểm nhà nước phải xét duyệt các điều khoản bảo hiểm cơ bản và tỷ lệ phí bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, đảm bảo sự đóng góp hợp lý về phí bảo hiểm.
1.5.3. Quản lý vốn.
a.Doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo khả năng thanh toán, khả năng bồi thường cần thiết.
Điều 10 Nghị định 100/CP quy định “ Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn đảm bảo;
Vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 22 Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ.
Các yêu cầu về tài chính theo hướng dẫn cụ thể của Bộ tài chính để thực hiện các cam kết với ngươì được bảo hiểm”.
b. Doanh nghiệp bảo hiểm phải có đủ quĩ dự trữ.
Do đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm, không thể coi chênh lệch giữa số thu được trong năm và số chi bồi thường của doanh nghiệp trong năm là số lãi của doanh nghiệp. Ngoài các khoản chi phí kinh doanh như chi bồi thường hay trả tiền bảo hiểm, hoa hồng khai thác, chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất, chi phí quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập các quỹ dự trữ nghiệp vụ. Trước hết là đối với các trách nhiệm chưa hoàn thành trong năm của mình. Để giải quyết trả tiền bảo hiểm cho những tổn thất đã xảy ra trong năm nhưng chưa làm xong các thủ tục, thì việc bồi thường sẽ được thực hiện vào năm sau, Doanh nghiệp bảo hiểm phải lập “ quỹ dự phòng bồi thường”
Đối với những hoạt động bảo hiểm chưa kết thúc hiệu lực vào cuối năm mà còn kéo dài hi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top