hny_84

New Member
Download Đề tài Tổ chức các hoạt động học tập khám phá nhằm kích thích tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo ở học sinh trong bài Hướng động sinh học 11 ban KHTN

Download miễn phí Đề tài Tổ chức các hoạt động học tập khám phá nhằm kích thích tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo ở học sinh trong bài Hướng động sinh học 11 ban KHTN





Bài “ Hướng động” là bài đầu chương – Chương “ Cảm ứng”, chính vì vậy nó có những khái niệm mang tính chất khái quát cho toàn chương như: Cảm ứng là gì?Mặt khác nó có những khái niệm riêng đặc trưng cho kiến thức của bài. Trước hết tính hệ thống thể hiện về sự khái niệm đi từ khái niệm chung “ cảm ứng” rồi đến khái niệm riêng “ Hướng động” , “Hướng động âm”, “ Hướng động dương”. Sau đấy là tìm hiểu về các kiểu hướng động chính ở thực vật, mỗi kiểu hướng động đều đi sâu tìm hiểu các vấn đề như: Tác nhân kích thích, hướng vận động của bộ phận thực hiện cảm ứng, cơ chế tác động và ý nghĩa của hướng động đối với đời sống của cây trồng. Và cuối cùng là sự tổng kết về vai trò hướng động đối với đời sống thực vật



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

ăng vận dung kiến thức vào thực tiễn, hướng tới học tập chủ động, chống lại thãi quen học tập thụ động, gây tình cảm với môn sinh học, tạo hứng thó học môn sinh, say sưa đi vào tự học, tự nghiên cứu, ...
Như vậy, việc tổ chức các hoạt động học tập khám phá sẽ phát huy được tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dung kiến thức vào thực tiễn, hướng tới học tập chủ động, chống lại thãi quen học tập thụ động, ...
2. Khái niệm hoạt động khám phá trong học tập.
Học là một quá trình bí Èn, cho đến nay vẫn chưa được khám phá đầy đủ. Có nhiều qua điểm, định nghĩa khác nhau.
Các nhà phân tâm học giải thích rằng: “ Học là đầu tư lòng ham muốn vào một đối tượng tri thức” [19 –Tr14 ]
Theo giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn: “ Học, cốt lõi là tự học, là quá trình nội tại, trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng cách thu nhận, xử lí và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức bên trong con người mình.” [47- Tr64].
Các hoạt động khám phá kiến thức trong học tập, tức là khi HS bằng những hành động hay quan sát có định hướng của mình,tập trung vào giải quyết một vấn đề nào đấy đặt trước họ. Nhờ đó HS thu nhận được những tri thức và kĩ năng mới, hay đào sâu những tri thức và rèn luyện những kỹ năng đã có.
Trong dạy học truyền thống, mọi hoạt động của GV đều tập trung vào truyền đạt đầy đủ những kiến thức đã được quy định trong chương trình. Nên các hoạt động khám phá của HS không được quan tâm, nghiên cứu và vận dụng. Phải từ 40 năm trở lại đây khi phương pháp tích cực ra đời, thì hoạt động khám phá của HS mới được bắt đầu vận dụng trong thực tiễn dạy học.
Các hoạt động được xếp vào hoạt động khám phá, khi bằng các biện pháp tổ chức của GV như : Các dạng câu hỏi, các phiếu học tập, các dạng bài tập,… đòi hỏi HS phải tự lực tác động vào đối tượng, bằng các thao tác quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, thông qua đó HS khám phá ra được kiến thức mới và kĩ năng mới, hay đào sâu những tri thức và rèn luyện những kỹ năng đã có hay vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn, điều này có nghĩa là: “ HS trở thành chủ thể của hoạt động giáo dục. HS không học thụ động bằng nghe thầy giảng và truyền đạt kiến thức, mà học tích cực bằng hành động của chính mình ” [ 18- Tr11]. Những hoạt động này có thể thực hiện chung cho cả líp, trong bài nghiên cứu tài liệu mới hay từng nhóm nhỏ trong khâu củng cố kiến thức hay từng nhóm cá nhân HS, khi làm bài tập, chuẩn bị bài ở nhà.
Dùa vào mức độ khám phá kiến thức của HS, người ta chia làm 3 mức độ khác nhau của hoạt động khám phá trong học tập. (Mức độ khám phá tăng dần)
Mức 1 (Thấp nhất ): Có tính bắt chước: HS lặp lại những điều, mà GV hướng dẫn đầy đủ, tỉ mỉ.
Mức 2 ( Mức trung bình ): Có tính luyện tập: Khi thực hiện HS phải sử dụng những kí năng đã có.
Mức 3 ( Mức cao nhất ) : Có tính nghiên cứu: HS thu nhận được những kến thức hoàn toàn mới bằng hành động của chính mình như : Tù lực, độc lập, quan sát, làm thí nghiệm, thực hành,…
3. Bản chất của biện pháp tổ chức HS hoạt động khám phá trong học tập.
Việc tổ chức HS hoạt động khám phá trong học tập đó chính là thực hiện quá trình dạy học tích cực, lấy HS làm trung tâm, bao gồm: “Một hệ thống phương pháp có thể đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục tổng quát của thời kì đổi mới theo định hướng XHCN và có khả năng định hướng cho việc tổ chức quá trình dạy học thành quá trình tự học, quá trình kết hợp cá nhân hoá và xã hội hoá” [19 - Tr130 ]
Trong quá trình tổ chức HS hoạt động khám phá, thì quá trình dạy học coi trọng hoạt động của HS. Người học không phải bị động tiếp thu kiến thức có sẵn do thầy truyền đạt mà HS tự tìm ra kiến thức bằng hoạt động của chính mình, dưới sự hướng dẫn của thầy.
Nh­ vậy bản chất của biện pháp tổ chức HS hoạt động khám phá trong học tập được cấu thành từ hoạt động qua lại giữa thầy và trò. Mối quan hệ qua lại Êy thể hiện giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Hai hoạt động này, khác nhau về đối tượng, nhưng cùng chung một mục đích. Chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó qua lại, cùng tồn tại và phát triển trong quá trình dạy học, ví như hai mặt của một đồng xu.
Trong đó phương pháp dạy giữ vai trò chủ đạo, chi phối phương pháp học. Phương pháp học có tính tự lực, độc lập khám phá kiến thức, kĩ năng. Nhưng phương pháp học chịu sự chi phối của phương pháp dạy và có ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy.
Phương pháp dạy thể hiện ở chỗ: GV bằng các biện pháp tổ chức của mình để định hướng, tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá hoạt động của trò. Qua đó làm cho khả năng tự lực, độc lập khám phá trong học tập của trò càng được phát huy.
Phương pháp học thể hiện ở chỗ: Quá trình nhận thức của trò là một quá trình tích cực, tự giác, chủ động, và sáng tạo.
Nắm vững bản chất của các biện pháp tổ chức học sinh hoạt động khám phá trong học tập, GV sẽ quán triệt được nguyên tắc và biết cách tổ chức các hoạt động khám phá trong học tập, nhằm phát huy cao nhất khả năng hoạt động tích cực, tự giác, chủ động, và sáng tạo của HS.
4. Vai trò của biện pháp tổ chức HS hoạt động khám phá trong học tập.
Hoạt động khám là một trong những phẩm chất vốn có của con người trong xã hội. Hoạt động khám phá của con người được biểu hiện trong mọi hoạt động.
Theo lí thuyết hoạt động, bất kì một hoạt động nào cũng là hoạt động có đối tượng. Hoạt động là sự tương tác tích cực của con người với ngoại giới nhằm làm biến đổi nó để đạt mục đích mà chủ thể tự giác đặt ra cho bản thân có một nhu cầu nhất định.
Nhu cầu nhận thức là kích thích bên trong của chủ thể. Nhưng chỉ khi môi trường xuất hiện những đối tượng khách quan, có khả năng thoả mãn nhu cầu mới mới xuất hiện động cơ hoạt động, hứng thó thúc đẩy chủ thể tự lực hành động tích cực và như vậy lúc này người hành động mới thực sự chủ thể của hành động: “ Tính chủ thể trước hết bao hàm tính tích cực” [14 - Tr29]
Hoạt động học tập là một dạng hoạt động đặc thù của con người. Khác với các hoạt động khác, hoạt động học tập không hướng vào làm thay đổi đối tượng (khách thể) mà hướng vào việc làm cho chính HS (chủ thể) bị biến đổi và phát triển. Kết quả hình thành và phát triển nhân cách ở HS. Đồng thời học tập cũng là một trường hợp đặc biệt của nhận thức.
Theo giáo sư Trần Bá Hoành: “ Tính tích cực học tập - về thực chất - là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, nỗ lực trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức” [15- Tr 49 ]
Tính tích cực, tự lực nhận thức theo giáo sư Trần Bá Hoành được biểu hiện ở những dấu hiệu sau:
HS hăng hái trả lời các câu hỏi của GV, bổ su...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức Vinamilk Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên ở các trường tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Sử Dụng Tư Liệu Của Làng Văn Hóa - Du Lịch Các Dân Tộc Việt Nam Để Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức trong các doanh nghiệp việt nam Luận văn Kinh tế 0
A Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trên tỉnh Bình Dương Luận văn Kinh tế 1
D Trình bày các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý. Liên hệ phân tích mô hình cơ cấu tổ chức của quản lý Luận văn Kinh tế 0
D Các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế với việc xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Luật 1
D Bài 5: Tổ chức quản lý và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kho Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top