Nana_InLove

New Member

Download Tiểu luận Chia tài sản chung của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay và hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này miễn phí





Tài sản chung sau khi được chia thì đó sẽ trở thành tài sản riêng của vợ và chồng, họ có toàn quyền đối với khối tài sản riêng của mình, có đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Vợ chồng tự quản lý tài sản riêng của mình, nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán bằng tài sản riêng (Khoản 1 Điều 33 Luật HN&GD 2000). Như vậy có thể coi việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân chính là căn cứ xác lập quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng. Như vậy thì việc quy định “Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”. Là hợp lý và có cơ sở, phù hợp với các quy định của luật dân sự về các căn cứ xác lập quyền sở hữu. Như đã quy định: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình” tuy nhiên thì ngay cả khi quyền sở hữu được xác lập với tài sản tài sản riêng do được chia từ khối tài sản chung trong thời kì hôn nhân thì quyền sở hữu với tài sản riêng của vợ chồng vẫn bị hạn chế theo quy định của khoản 4 và khoản 5 điều 33 Luật HN&GĐ. Bởi lẽ, chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân, không ảnh hưởng đến các quan hệ nhân thân, vợ chồng phải cùng nhau chăm no, xây dựng gia đình vì vậy đây là quy định hợp lý và cần thiết nhằm đảm bảo cho đời sống gia đình được duy trì ổn định, hạnh phúc.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là điều cần thiết, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đời sống kinh tế xã hội và phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
+ Thứ nhất, trong cuộc sống gia đình, nhiều khi không thể tránh khỏi những căng thẳng, bất hoà giữa vợ chồng, dẫn đến tình trạng không muốn chung sống cùng nhau. Nhưng vì nhiều lí do, trong đó chủ yếu vì con cái nên họ không muốn ly hôn. Quy định chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là một giải pháp hợp lý nhằm tối thiểu hoá những xung đột, mâu thuẫn của vợ chồng trước hết trong quan hệ tài sản, sau đó là những quan hệ nhân thân khác, đồng thời giữ được hoà khí cũng như tạo ra sự ổn định nhất định giữa các thành viên khác trong gia đình.
+ Thứ hai, trên cơ sở kế thừa những quy định tiến bộ của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, quy định tại Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình còn nhằm đảm bảo quyền tự chủ của vợ chồng khi tham gia vào các quan hệ kinh tế xã hội nhất định. Với tư cách là công dân, vợ hay chồng đều có quyền thực hiện các quyền năng hợp pháp của mình (quyền tự do kinh doanh, quyền tham gia các giao dịch dân sự). Để tránh những hậu quả không tốt có thể xảy ra, ảnh hưởng đến kinh tế chung gia đình, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vợ chồng được tự do thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình thì pháp luật quy định vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung cho vợ chồng ngay trong thời kì hôn nhân còn tồn tại.
+ Thứ ba, quy định này đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng. Hiện nay, việc duy trì và phát triển đời sống gia đình đã thúc đẩy vợ chồng tham gia rộng rãi vào các giao dịch dân sự. hoạt động này mang lại lợi ích cho vợ chồng, cũng như phát sinh nghĩa vụ của vợ chồng với bên thứ ba tham gia giao dịch. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người thứ ba cần biết quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản để xác định phạm vi giao dịch, mức độ tài sản của vợ chồng trong việc thực hiện nghĩa vụ. Quy định này nhằm tạo ra sự công bằng, hợp lý, bảo đảm sự an toàn về tài sản không những cho người thứ ba mà còn cho cả gia đình.
1.3 Các trường hợp chia tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.
Theo quy định tại điều 18 Luật hôn nhân và gia đình 1986 thì việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại là trường hợp đặc biệt, chỉ khi có lí do chính đáng thì mới được chia. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng quy định này rất khó khăn khi xác định thế nào là có lí do chính đáng và quy định phải được Toà án chấp nhận là sự can thiệp khá sâu vào tính tự nguyện, thoả thuận. Kế thừa Luật 1986, Luật hôn nhân và gia đình 2000 đã đưa ra các trường hợp cụ thể.
+ Đầu tư kinh doanh riêng.
Đầu tư kinh doanh riêng là khái niệm tương đối rộng và tương đối khó xác định. Đó có thể là việc thành lập một doanh nghiệp tư nhân, việc tham gia thành lập một công ty với tư cách là một thành viên sáng lập hay việc tham gia vào một kế hoạch hợp tác kinh doanh. Dự án đầu tư kinh doanh có thể đang được thực hiện. nhưng cũng có thể chỉ mới được chuẩn bị thực hiện, thậm chí đang trong giai đoạn thai nghén hình thành.
Việc đầu tư kinh doanh được coi là một lí do chính đáng bởi để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh thì chắc chắn cần có một khối tài sản thuộc sở hữu của người đầu tư để giao dịch. Việc tài sản đem đầu tư là tài sản thuộc sở hữu chung sẽ gây nhiều phức tạp cho việc thực hiện giao dịch, bởi việc định đoạt tài sản đó cần có sự thỏa thuận của các đồng sở hữu chủ, nếu như người kia không quan tâm đến việc kinh doanh hay thậm chí phản đối việc kinh doanh đó thì việc thỏa thuận sẽ rất mất thời gian, thậm chí rắc rối và khó thực hiện trong khi hoạt động kinh doanh thì cần nhanh chóng để “chớp thời cơ”. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh nhằm phát triển kinh tế gia đình và đất nước, Luật Hôn nhân và Gia đình qui định rằng đây là một lí do chính đáng để vợ chồng có thể chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Hơn nữa, nhiều hoạt động kinh doanh cũng được coi là mạo hiểm nên cần tách riêng một khoản tài sản để nếu việc kinh doanh bị thua lỗ thì cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sự tồn tại của gia đình.
Nói chung là việc chia tài sản này nhằm để một người có tài sản riêng để thực hiện các giao dịch bảo đảm vay vốn kinh doanh, để giúp thực hiện các giao dịch đỡ phức tạp hơn, bảo đảm cuộc sống của gia đình không bị ảnh hưởng nặng nề khi việc kinh doanh thua lỗ.
Việc chia tài sản chung cũng có thể được yêu cầu ngay cả trong trường hợp người có nhu cầu đầu tư kinh doanh không có ý định đưa tài sản được chia vào khai thác trong khuôn khổ hoạt động đầu tư, mà chỉ muốn chứng tỏ với mọi người về tiềm lực vật chất trong tay mình, nhằm củng cố lòng tin cậy của các đối tác có quan hệ làm ăn với mình.
+ Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng
Theo Bộ luật Dân sự, nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hay nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hay giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hay không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hay nhiều chủ thể khác. Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng là việc thực hiện nghĩa vụ mà chỉ một người (vợ hay chồng) phải thực hiện còn người kia (chồng hay vợ) không phải liên đới thực hiện. Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng này chỉ nhằm để thực hiện đúng nghĩa vụ phải thực hiện, chứ có mục đích nhằm để phát sinh lợi (vì nếu nhằm để phát sinh lợi thì sẽ thuộc trường hợp chia để đầu tư kinh doanh riêng). Nghĩa vụ dân sự riêng bao gồm các trường hợp thực hiện nghĩa vụ phát sinh do giao dịch do một bên thực hiện trước thời kì hôn nhân hay không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Nghĩa vụ dân sự riêng thường phải phát sinh trước khi chia tài sản chung. Có như vậy việc chia tài sản chung mới là cần thiết để cho một trong hai người có thể thực hiện được nghĩa vụ này. Tuy nhiên cũng có trường hợp nghĩa vụ riêng là nghĩa vụ trong tương lai. Bởi vậy, việc chia tài sản chung cũng có thể được tiến hành nhằm bảo đảm việc thực hiện một nghĩa vụ mà ở thời điểm tài sản chung được phân chia, chỉ nằm trong dự tính của vợ chồng. Tuy nhiên nó phải có tầm quan trọng nhất định thì mới được coi là chính đáng. Luật chỉ dự liệu trường hợp chia tài sản để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng chứ không hề dự liệu việc chia tài sản để thực hiện trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm hành chính với hình phạt tiền.
+ Lí do chính đáng khác.
Trường hợp này là do luật chưa dự liệu hết được các trường hợp. Thực tế là không hề có một chuẩn mực nào để đánh giá sự chính đáng trong lí do của việc chia tài sản chung. Tính chất chính đáng hay không chính đáng chỉ được đánh giá khi có tranh chấp và sự vi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top