fragrantstrong

New Member

Download Tiểu luận Những vấn đề lí luận chung và pháp lý về giải quyết tranh chấp thương mại thông qua trọng tài thương mại miễn phí





Thực tiễn thương mại trên thế giới đã chứng tỏ rằng, trọng tài là một cách hữu hiệu để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại. cách này đã xuất hiện từ lâu và ngày càng được sử dụng rộng rãi nhất là trong lĩnh vực thương mại ở những nước có nền kinh tế phát triển mạnh. Theo số liệu thống kê gần đây, ở các nước có nền kinh tế phát triển, trên 90% các tranh chấp thương mại được giải quyết bằng cách trọng tài thương mại. Vậy trong tài thương mại là gì và vì sao cách giải quyết tranh chấp này lại được giới thương nhân tin tưởng để giải quyết các tranh chấp của họ như vây? Đây vẫn là những câu hỏi còn nhiều tranh luận và có nhiều quan điểm khác nhau.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Những vấn đề lí luận chung về giải quyết tranh chấp thương mại thông qua trọng tài thương mại.
1Tranh chấp thương mại và các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại.
Tranh chấp thương mại.
Tranh chấp thương mại là một hiện tượng xã hội. Nó ra đời, tồn tại và biến đổi cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Chính vì vậy, mức độ, hình thức, nội dung tranh chấp phụ thuộc vào tính chất và quy mô của quan hệ thương mại.Trong điều kiện hiện nay, cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế thị trường, các quan hệ thương mại trong nước cũng như quan hệ thương mại quốc tế ngày càng trở nên sôi động, đa dạng và phức tạp thì tranh chấp thương mại xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Các vụ tranh chấp diễn ra ngày càng phức tạp về nội dung, gay gắt về mức độ tranh chấp, cần được giải quyết một cách kịp thời.
Tranh chấp thương mại theo nghĩa khái quát nhất là sự bất đồng chính kiến, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia hoạt động thương mại.Tranh chấp thương mại là loại tranh chấp phổ biến nhất, thường xuyên nhất phát sinh trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh với nhau trong hoạt động thương mại.
Ở Việt Nam, khái niệm tranh chấp thương mại trong từng giai đoạn khác nhau cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Lần đầu tiên khái niệm tranh chấp thương mại được đưa ra trong luật Thương mại 1997 và tiếp tục được khẳng định trong Pháp lệnh về Trọng tài thương mại 2003. Tại Điều 238, Luật Thương mại năm 1997 nêu rõ: “ Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hay thực hiện không đúng nội dung trong hoạt động thương mại”. Như vậy, lần đầu tiên khái niệm tranh chấp thương mại được đưa ra đã cho ta hiểu một cách khái quát về khái niệm tranh chấp thương mại cũng như cho ta thấy quan điểm của các nhà làm luật của Việt Nam về vấn đề này.
Tranh chấp thương mại có những đặc điểm cơ bản như:
Thứ nhất, tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Nói cách khác, tranh chấp thương mại là sản phẩm của hoạt động thương mại. Vì vậy, sự đa dạng của các lĩnh vực hoạt động thương mại quy định tính chất, mức độ, hình thức của tranh chấp thương mại.
Thứ hai, chủ thể của tranh chấp thương mại là thương nhân.
Thứ ba, tranh chấp thương mại thường gắn liền với tài sản có giá trị lớn. Khác với tranh chấp trong dân sự, tranh chấp thương mại thường có giá trị rất lớn, mức độ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh rất lớn thậm chí có thể tác động tới hoạt động của cả hệ thống kinh doanh của nền kinh tế. Do đó, việc giải quyết thỏa đáng, nhanh gọn, hiệu quả, kịp thời tranh chấp thương mại là yêu cầu hết sức cần thiết.
Tranh chấp thương mại có tính phản ứng dây chuyền. Tranh chấp thương mại xảy ra trong một công đoạn nào đó của chu trình sản xuất kinh doanh thường có mối quan hệ hữu cơ với các công đoạn khác. Vì thế, tranh chấp thương mại mang tính dây chuyền và nếu không giải quyết dứt điểm, kịp thời có thể làm phát sinh những tranh chấp tiếp theo trong nền kinh tế.
Tóm lại, tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh trong đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, nó cũng hội tụ đầy đủ những đặc điểm của một tranh chấp nói chung. Tuy nhiên, đây là loại tranh chấp đặc thù phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên nó có những điểm khác biệt với các loại tranh chấp khác, đòi hỏi phải có những cách giải quyết nhanh gọn, hiệu quả đáp ứng được nhu cầu của các chủ thể kinh doanh.
Giải quyết tranh chấp thương mại.
Tranh chấp thương mại là hệ quả tất yếu xảy ra trong hoạt động kinh doanh và vì vậy, giải quyết tranh chấp phát sinh được coi là đòi hỏi tự thân trong nền kinh tế. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, duy trì trật tự kinh tế cần có một cơ chế giải quyết tốt nhất.
Giải quyết tranh chấp thương mại chính là việc lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp để giải tỏa mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được. Nói cách khác, đây chính là quá trình các chủ thể có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp ( hòa giải, trọng tài viên, thẩm phán…) lựa chọn các biện pháp, hình thức phù hợp để giải tỏa mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên. Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, mức độ hoàn thiện của pháp luật, sự ảnh hưởng của văn hóa dân tộc…của các quốc gia khác nhau có thể xây dựng các cách thức, biện pháp giải quyết các tranh chấp khác nhau. Ngày nay, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận rộng rãi các hình thức giải quyết như: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.
Trong đó, hình thức hình thức giải quyết tranh chấp thương mại qua trọng tài thương mại là một cách giải quyết quan trọng và khá phổ biến ở các nước hiện nay. Đây là cách giải quyết có nhiều ưu thế trong đó nổi bật là tính nhanh gọn, tính bí mật và phán quyết của trọng tài có tính chất chung thẩm. Đây cũng là con đường được nhiều doanh nghiệp trên thế giới tin tưởng và lựa chọn. Các doanh nghiệp của Việt Nam cũng đang đi theo xu hướng này.
Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO – một sân chơi mà tranh chấp thương mại xảy ra thường xuyên. Vì vậy, các doanh nghiệp của Việt Nam cần có cái nhìn nghiêm túc về cách giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, từ đó, vận dụng cách này một cách hiệu quả nhất.
2Trong tài thương mại – một cách giải quyết tranh chấp thương mại trong nền kinh tế thị trường.
Khái niệm về trọng tài thương mại và đặc điểm của trọng tài thương mại.
Thực tiễn thương mại trên thế giới đã chứng tỏ rằng, trọng tài là một cách hữu hiệu để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại. cách này đã xuất hiện từ lâu và ngày càng được sử dụng rộng rãi nhất là trong lĩnh vực thương mại ở những nước có nền kinh tế phát triển mạnh. Theo số liệu thống kê gần đây, ở các nước có nền kinh tế phát triển, trên 90% các tranh chấp thương mại được giải quyết bằng cách trọng tài thương mại. Vậy trong tài thương mại là gì và vì sao cách giải quyết tranh chấp này lại được giới thương nhân tin tưởng để giải quyết các tranh chấp của họ như vây? Đây vẫn là những câu hỏi còn nhiều tranh luận và có nhiều quan điểm khác nhau.
Theo khoản 1điều 2phap lệnh trọng tài thương mại năm 2003 nêu rõ: “ Trọng tài là cách giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”.
Như vậy, trong khoa học pháp lý nói chung và trọng tài thương mại nói riêng, dù được hiểu ở những góc độ khác nhau nhưng tựu chung lại, có thể nhìn nhận Trọng tài thương m
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top