thienan2672000

New Member

Download Tiểu luận Thực trạng pháp luật Việt Nam về hình thức của di chúc và hướng hoàn thiện miễn phí





MỤC LỤC Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. LÝ LUẬN CHUNG. 2
1. Di chúc. 2
2. Điều kiện của di chúc. 2
3. Các hình thức của di chúc. 5
C. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC. 6
I. Di chúc bằng văn bản. 6
4. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. 7
5. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng. 8
6. Di chúc bằng văn bản có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn, chứng nhận của Công chứng nhà nước. 9
7. Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc đã được chứng nhận. 9
II. Di chúc miệng. 10
D. THỰC TIỄN ÁP DỤNG. 12
E. HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC. 14
8. Xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật. 14
9. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật. 15
F. KẾT THÚC VẤN ĐỀ. 16
Danh mục tài liệu tham khảo 17
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

của một con người cụ thể sẽ định đoạt tài sản của mình ra làm sao. Sự bày tỏ này có thể được thể hiện dưới các hình thức bằng chúc thư hay là những lời dặn dò, những lời trăng trối lúc hấp hối. Hình thức của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc ra bên ngoài cho người khác biết, để sau này đó sẽ là những căn cứ pháp lý mà thực hiên ý chí của người đã chết. Tóm lại di chúc phải được lập theo quy định của pháp luật.
Di chúc trước hết phải được lập thành văn bản, Điều 5 Hiến pháp 1992 đã có quy định: " Các dân tộc ít người có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc...của mình". tuy nhiên di chúc có thể được viết bằng tiếng dân tộc mình hay bất kì dân tộc nào khác. Di chúc miệng chỉ được lập ra khi người để lại thừa kế không có điều kiện để lập di chúc bằng văn bản.
LÝ LUẬN CHUNG.
Di chúc.
Di chúc là sự bày tỏ ý chí của một người (người để lại di sản) nhằm định đoạt toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hay một phần tài sản của mình được chuyển giao cho một hay nhiều người sau khi người đó chết. Sự bày tỏ ý chí này gọi là lập di chúc. Nội dung di chúc thể hiện ý chí một bên là người để lại di sản thừa kế chỉ được thực hiện sau khi người đó chết. Vì vậy:
Người để lại di sản thừa kề không bị ràng buộc bởi di chúc do chính mình lập ra, có thể sửa đổi di chúc hay huỷ bỏ bằng một bản di chúc khác sau này.
Sẽ không có sự ràng buộc giữa người lập di chúc và người được chỉ định thừa kế theo di chúc hay của bất kỳ người nào khác trong thời gian người lập di chúc còn sống.
Sau khi người lập di chúc chết thì chỉ có người được chỉ định thừa kế theo di chúc mới được bày tỏ ý chi của mình là nhận hay không nhận tài sản của người lập di chúc để lại.
Điều kiện của di chúc.
Về người để lại di chúc.
Theo quy định tại Điều 647 BLDS 2005, người để lại di sản phải đảm bảo các điều kiện sau:
Trước hết, người để lại di sản phải là người đã thành niên, không mắc các bệnh tâm thần hay bệnh nào khác mà không thể nhận thức được và không thể làm chủ hành vi của mình. Theo như Điều 18 bộ luật này người thì người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên. Người tuy chưa đủ 18 tuổi nhưng đã đủ 15 tuổi cũng có thể được lập di chúc với điều kiện phải có sự đồng ý của cha mẹ hay người giám hộ vào việc lập di chúc. Đây là quy định phù hợp, đúng tinh thần như Bộ luật lao động về đọ tuổi tối thiểu có thể tham gia lao động là 15 tuổi trở lên.
Người từ đủ 15 tuổi trở lên có thể có tài sản riêng, bởi vậy họ có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Tuy nhiên, vì người 15 tuổi trở lên và chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên, pháp luật quy định việc lạp di chúc phải được sự đồng ý của cha mẹ hay người giám hộ về việc lập di chúc.
Người bị hạn chế về thể chất hay người không biết chữ nhưng đã thành niên cũng có quyền lập di chúc,. Tuy nhiên, việc lập di chúc của đối tượng này phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng nhận của cơ quan công chứng hay chứng thực của Uỷ ban xã, phường, thị trấn.
Tiếp theo, ngưòi để lại di sản khi lập di chúc chỉ được phép định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, quyền sử dụng hợp pháp (là quyền sử dụng đất..), một phần trong khối tài sản chung với đồng chủ sở hữu khác.
Di chúc hợp pháp.
Thứ nhất, người để lại di sản lập di chúc phải ở trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt. Lập di chúc là hành vi của chủ sở hữu (chủ sử dụng tài sản) định đoạt tài sản của mình nên họ phải nhận thức được hành vi đó khi thực hiện quyền định đoạt tài sản. Đây là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá giá trị pháp lý của di chúc, đảm bảo tính chính xác theo ý chí của chủ thể - người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản của mình..
Thứ hai, người để lại di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, không bị chi phối về mặt tinh thần , tâm lý hay thể chất, không bị ép buộc phải lập di chúc theo ý chí của người khác. Đây là điều kiện rất qun trọng vì di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc nên không thể ép buộc một ai đó lại lập di chúc khác tría với ý muốn của họ được,.
Thứ ba, nội dung của di chúc không trái với pháp luật, không đúng với lợi ích của xã hội. Vì đây sẽ là điều kiện để bảo đảm lợi ích của nhà nước cũng như toà xã hội. Người để lại di chúc không được định đoạt tài sản không thuộc sở hữu của mình, nội dung của di chúc không thể ép buộc người thừa kế đi ngược lại lợi ích cuả nhà nước, xã hội và không được trái pháp luật.
Thứ tư, hình thức của di chúc không được trái với quy định của pháp luật. Như đã nêu thì di chúc của người chưa thành niên thì phải có sự đồng ý cuả cha mẹ hay ngời giám hộ. Về di chúc của người bị hạn chế về thể chất hay của người không biết chữ phải có người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực. Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp nếu người ngời lập di chú miệng thể hiện ý chí của mình trước ít nhất hai người làm chứng, ngưòi làm chứng phải ghi rõ đầy đủ nội dung của di chúc này và cùng ký tên; đồng thời bản di chúc phải được công chứng, chứng thực trong thời hạn năm ngày kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng.
Người làm chứng.
Điều 654, Bộ luật dân sự 2005 quy định về điều kiện của người làm chứng như sau: “Mọi người đều có thể là chứng cho việc lập di chúc, trừ những trường hợp sau đây:
Người thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật của người lập di chúc;
Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung của di chúc;
Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.
Đây là một quy định nhằm đảm bao sự công bằng, khách quan, tính chính xác và nội dung đầy đủ của di chúc.
Các hình thức của di chúc.
Hình thức của di chúc là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản ra bên ngoài cho người khác biết, để sau này có căn cứ vào đó mà thực hiện ý chí của người để lại di sản sau khi người đó chết. Vì vậy trước hết di chúc phải được lập thành văn bản. Di chúc bằng văn bản được chia ra làm nhiều loại:
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
Di chúc bằng văn bản có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Mỗi loại di chúc khi được lập ra đều có giá trị pháp lý như nhau , đều phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của pháp luật. Tuy nhiên, khi lập di chúc bằng văn bản người lập di chúc cần lưu ý là phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc. Vì pháp luật có quy định rằng người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung hay thay thế. Do đó, di chúc được lập sau sẽ có giá trị pháp lý hủy bỏ di chúc đã lập trước đó.
Tro...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top