bedau_behoai92

New Member

Download Tiểu luận Quyền và nghĩa vụ nhân thân, tài sản của các bên trong trường hợp chung sống như vợ chồng và bài tập tình huống miễn phí





MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 
I. QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG.
 
II. QUYỀN VA NGHĨA VỤ NHÂN THÂN, TÀI SẢN CỦA CÁC BÊN TRONG TRƯỜNG HỢP CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG.
1. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân.
2. Quyền và nghĩa vụ về tài sản.
3. Nghĩa vụ cấp dưỡng.
4. Quyền thừa kế tài sản chung.
 
III. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NHÂN THÂN, TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG HỢP CÁC BÊN CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG.
1.Tình huống thứ nhất
a) Tình huống
b) Giải quyết tình huống
2. Tình huống thứ hai
a) Tình huống
b) Giải quyết tình huống
 
IV. MỞ RỘNG VỀ THỰC TIỄN HIỆN NAY CỦA VẤN ĐỀ NÀY.
 
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ảm và vật chất trong đời sống vợ chồng ,bảo đảm lợi ích chung của gia đình và xã hội.
Trong trường hợp là vợ chồng hợp pháp theo luật định ,tức là có đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền,thì quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng là một nội dung quan trọng hơn bao giờ hết.Nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa vợ và chồng gắn liền với nhân thân của vợ chồng mà không thể chuyển giao cho người khác.Chỉ có tư cách là vợ chồng của nhau thì họ mới có các quyền và nghĩa vụ đó thôi.Nếu là vợ chồng hợp pháp thì giữa họ có mối quan hệ về những lợi ích tinh thần tình cảm ,không mang nội dung kinh tế và cũng không phụ thuộc vào yếu tố tài sản.Các nghĩa vụ và quyền đó bao gồm cả tình yêu ,sự hoà thuận sự tôn trọng lẫn nhau,việc xự sự trong gia đình ,quan hệ đói với cha mẹ,các con và những thành viên trong gia đình .Theo luật định thì quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện ở mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng ,thể hiện quyền bình đẳng tự do dân chủ của vợ chồng.Song trường hợp đề bài nêu ra thì là cặp nam nữ sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn nên nghĩa vụ và quyền về nhân thân là hoàn toàn không có. Điều 11, Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng”.
Thực tế pháp lý và đời sống đã chứng minh, vợ chồng có đăng kí kết hôn thì quyền lợi của đôi bên mới được đảm bảo như: Quyền về tài sản, được thương yêu, được tôn trọng, chung thủy... đặc biệt là quyền lợi của con cái. Ngoài ra, việc đăng ký kết hôn còn như một cam kết để vợ chồng cùng có trách nhiệm xây dựng, giữ gìn gia đình và chung tay nuôi dạy con cái.
Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội quy định: Từ ngày 1/1/2001, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật chấp nhận là vợ chông .
Tại khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội hướng dẫn về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của luật này được thực hiện như sau:
a. Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 đến ngày 1/1/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 1/1/2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Từ sau ngày 1/1/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.
c) Kể từ ngày 1/1/2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật chấp nhận là vợ chồng…”.
Như vậy xét ở trường hợp ở đề bài nêu ra thì đều không thuộc điểm a và điểm b khoản 3 nên họ sẽ không được công nhận là vợ chồng trên thực tế.
2.Quyền và nghĩa vụ về tài sản
Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng bao gồm:quyền sở hữu tài sản ,quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thừa kế. Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng (còn gọi là chế độ tài sản giữa vợ chồng) là một phạm trù thuộc quyền sở hữu công dân được ghi nhận trong Hiến pháp (Điều 58 – Hiến pháp 1992).Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định vợ chồng có quyền sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất và vợ ,chồng có quyền sở hữu đối với tài sản riêng.Theo điều 27 luật hôn nhân và gia đình quy định việc xác định tài sản chung của vợ và chồng dựa theo nguồn gốc phát sinh tài sản nên trong trường hợp đề bài nêu ra tuy nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn nhưng giữa họ vẫn phát sinh quyền và nghĩa vụ về tài sản.Sở dĩ như vậy vì nam nữ tự nguyện chung sống như vợ chồng cũng có nghĩa là họ cùng làm việc lao động sản xuất kiếm tiền và số tiền đó được mang về đóng góp cho quỹ tài sản chung của 2 người.Số tiền đó được dùng đẻ chi trả cho các hoạt động sinh hoạt ăn uông,mua sắm....Tài sản chung hợp nhất của họ còn được tích góp từ các nguồn thu nhập khác của đôi nam nữ trong thời gian họ sống chung với nhau,có thể là tiền lương ,tiền thưởng, tiền trợ cấp... Còn tài sản mà đôi nam nữ có trước khi quyết định sống chung với nhau do được tặng cho thừa kế thì vẫn là tài sản riêng của mỗi người.Mỗi bên nam và nữ có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung .Theo quy định tại điều 219 bộ luật dân sự năm 2005 và điều 27 của luật hôn nhân và gia đình năm 2000tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.Trong trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn cũng vậy.Chỉ có khác ở điều đó là nếu như đối với vợ chồng hợp pháp thì việc phân chia tài sản chỉ căn cứ vào nguồn gốc thời điểm phát sinh tài sản mà không căn cứ vào mức đóng góp của mỗi người vào việc tạo dựng và phát triển khối tài sản đó.Còn riêng đối với trường hợp của đôi nam nữ nói trên thì sự phân chia tài sản lại là phân chia theo phàn theo mức đóng góp vào khối tài sản chung của mỗi người,ai góp nhiều hưởng nhiều ai góp ít hưởng ít.Tuỳ theo sự thoả thuận chung của hai bên nếu không tự thoả thuận được thì có quyền yêu cầu toà án giải quyết.
3..Nghĩa vụ cấp dưỡng.
Căn cứ vào điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng thì ta thấy nghĩa vụ đó chỉ phát sinh giữa những người có quan hệ hôn nhân ,huyết thống hay nuôi dưỡng .Quan hệ hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn .Quan hệ đó phải hợp pháp ,tức là phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn và cấm kết hôn ,có đăng ký kết hôn.Chỉ có hôn nhân hợp pháp mới làm phát sinh ngĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng.Trong trường hợp đè bài nêu ra là đôi nam nữ sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì theo luật không phải là vợ chồng hợp pháp chính vì vậy giữa họ không phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng đương nhiên.
4.Quyền thừa kế tài sản chung .
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Tuy nhiên, Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: "Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng". Cụ thể hơn, Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3-1-2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp nhấn mạnh...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top