daihung777

New Member

Download Tiểu luận Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về phiên toà sơ thẩm dân sự miễn phí





ở Miền Nam, trong thời gian dài Chính quyền bù nhìn Sài Gòn vẫn áp dụng những văn bản pháp luật cũ thời Pháp thuộc như Nghị định 16/3/1910, Dụ số 27 ngày 2/9/1954 về Toà Phá án, các đạo Dụ và Sắc lệnh khác ấn định thủ tục tố tụng mới đặc biệt điền địa (Dụ số 27 ngày 22/10/1956 và Sắc lệnh 27/1/1957), Dụ số 4 ngày 2/4/1953 về Toà án nhà phố, Dụ số 15 ngày 8/7/1952 về Toà án Lao động “Kể từ ngày 16/9/1954 ký kết hiệp định thâu hồi hoàn toàn chủ quyền tư pháp, Việt Nam chỉ còn duy trì Nghị định 16/3/1910 như luật tố tụng duy nhất áp dụng cho tất cả tụng nhân có việc kiện thưa trước toà án của ta, bất kể quốc tịch nào”. Tuy nhiên, Nghị Định 1910 được biên tập cho Toà án Pháp sử dụng để xét xử người bổn quốc nên để giải thích các điều khoản trong Nghị định 1910 chính quyền Sài Gòn phải tham chiếu các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 1806 của Pháp. Ngoài ra, án lệ cũng là một trong các nguồn để các Toà án giải thích pháp luật. [31, tr 22,23,24]. Theo quy định của các văn bản pháp luật nói trên, phiên toà xét xử các vụ việc dân sự phải mở công khai, những người tham gia phiên toà phải tuân thủ nội quy phiên toà, trình tự phiên toà được tiến hành theo các bước: kiểm tra căn cước, thẩm vấn, tranh luận, nghị án, tuyên án. Trong một vụ kiện hộ, hãn hữu mới thấy các luật sư tham gia. Sau khi hai bên đương sự đã tranh luận, Biện lý bày tỏ ý kiến về vụ kiện. Việc nghị án có khi mất nhiều ngày, giờ nên luật cho phép đến cuối phiên toà hay phiên xử khác để tuyên án nhưng phải báo trước ngày đọc án [31, tr 525,526,527]. Ngoài ra, các văn bản pháp luật thời kỳ này còn quy định về thủ tục xét xử khuyết tịch( vắng mặt các đương sự hay một trong các đương sự).



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hải bị phạt ( Điều 709 Quốc triều hình luật). Việc xử án phải được tiến hành trong thời hạn do pháp luật quy định, việc điền thổ phải được xét xử trong ba tháng, việc hộ hôn, tạp tụng phải được xét trong hai tháng, tính từ ngày bắt đương sự đến hầu kiện lần đầu. Những quan xét án, dùng dằng để việc quá kỳ hạn không xử thì bị tội theo luật (Điều 671 Quốc triều hình luật). “ Ngày quyết tụng, quan đại thần và các quan xét án đều phải hội đồng lại xét hỏi kỹ càng cho rõ sự phải trái, cốt để mọi người yên lòng. Nếu có điều gì chưa rõ phải thẩm xét lại, không được cố chấp ý riêng mình, bắt mọi người phải theo… ” (Điều 720 Quốc triều hình luật). Trong bản án phải viện dẫn đủ điều luật, nếu viện dẫn điều luật không đúng, tuỳ ý xử nặng nhẹ sẽ bị khép tội ( Điều 683,685,722 Quốc triều hình luật). Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ được ghi lại trong Lịch triều hiến chương loại chí với tiêu đề Luật về lệ khám xét việc kiện [41, tr 390]. Đây là Bộ luật tố tụng duy nhất và cũng là bộ luật dành trọn cho một ngành luật- luật tố tụng trong lịch sử cổ trung đại Việt Nam [38, tr 262]. So với Bộ Quốc triều hình luật, những quy định về thủ tục xử án đã tiến xa hơn một bước. Bộ luật đã quy định về thành phần xử án, quy định các quan xử án phải phân xử trên tinh thần công bằng, xác định sự thật của vụ việc, để đảm bảo việc xét xử khách quan các quan xử án không được tham gia xử án hai lần đối với mỗi vụ việc, quy định về trình tự nghị án, về trách nhiệm của người tiến hành tố tụng. “ Những án do( Chính đường) công đồng xét xử, mỗi án cử hai viên thiêm sai nghĩ trước, biên ở sau lời luận tích; nếu sau có bên nào kêu xin xét lại thì giao cho viên khác tra xét, như có sai khác thì viên khởi luận phải chịu trách nhiệm… Quan xét xử tra xét cả hai bên, xem có hay không hư hay thực để dựa vào đấy mà đoán xử gian ngay, không được xử phiếm hồ đồ” [41, tr 393]. Bên cạnh đó để đảm bảo quyền lợi cho đương sự thì phiên xét xử sẽ được hoãn khi có những trở ngại khách quan. “ Nhật kỳ hạn xét kiện đã có chuẩn định, phải theo kỳ hạn mà xét xử. Việc kiện nào có xin hoãn xét thì phải xét người ấy có việc quan phải đi xa, hay trở ngại vì có việc tang cha mẹ, hay quả thực ốm thì mới nhận đơn xin hoãn cho về, nếu ngoài hạn không đến cho một kỳ đôi nữa rồi mới được xét xử ” [41, tr 396]. Ngoài ra, để đảm bảo cho việc xét xử công khai, tránh sai sót, Quốc triều khám tụng điều lệ còn quy định việc niêm yết bản án, nghiã vụ của các bên kiện, quyền chống lại bản án... “ Việc kiện đã xử xong phải niêm yết luận tích đã xử cho hai bên và người liên can sao lấy, nhưng phải cho hai bên nộp tiền tạ và tiền đảm (bên thua nộp tiền đảm, bên được nộp tiền tạ). Ngày vào nộp tiền phải làm hai bản tờ trình, quan xét xử phê một bản đính vào bản án để làm bằng… án xử xong thì cho tuỳ ý kêu xin xét lại” [41, tr 396]. Có thể nói, cách thức tổ chức phiên xử án của triều Lê thể hiện mối quan tâm của nhà làm luật đối với sự bảo đảm cho dân chúng một nền công lý hữu hiệu, đồng thời để tổ chức một nền tư pháp vừa duy trì được trật tự trong xã hội, vừa tôn trọng quyền lợi của bị can (đương sự)[40, tr 227]. Thành tựu pháp luật điển hình của triều Nguyễn là Bộ Hoàng Việt Luật lệ ( Bộ luật Gia Long). Bộ luật này quy định về xét xử tại quyển 19, 20 và một số điều trong phần Danh lệ. Điểm tiến bộ so với pháp luật triều Lê là pháp luật thời kỳ này đã quy định về những trường hợp quan xử án không được tham gia xét xử. Quan xử kiện không được là người thân thuộc, thông gia, họ ngoại với người đi thưa kiện. Kể cả trong trường hợp người đi thưa kiện là thầy dạy học của quan xử kiện hay là thượng ty cũ hay quan trưởng trong cùng một làng với mình thì quan xử kiện phải làm giấy xin không xét xử vụ đó. Ngoài ra, khi tiến hành xét xử pháp luật cũng yêu cầu quan xử án phải chú ý đến các nhân chứng có liên quan, phải y theo sự việc trong đơn thưa kiện của nguyên cáo mà xử (Điều 371 HVLL). Những quy định này đã bảo đảm cho việc xử án được khách quan, tôn trọng chứng cứ, sự thật, đặc biệt là quyền tự định đoạt của các đương sự được tôn trọng. Thời hạn xét xử cũng là vấn đề được chú trọng. Khi nhận được đơn kiện tụng về các việc liên quan đến hôn nhân, ruộng nương, nhà cửa, viên quan có thẩm quyền phải tiến hành xét hỏi ngay. Việc xét xử phải theo hình thức công khai ở chính đường và phải viện dẫn rõ việc áp dụng các điều lệ…(Điều 371 HVLL). Như vậy, trong cổ luật Việt Nam “không có danh từ dân luật vì hai quan niệm dân- luật và hình - luật không được phân biệt rõ rệt” [37, tr 3]. Tuy nhiên, qua các Bộ luật của triền Lê và Nguyễn đã “ chứng tỏ rằng cha ông ta đã ý thức được sự phân biệt giữa các luật về nội dung và pháp luật về hình thức tố tụng” [38, tr 262]. Mặc dù, thuật ngữ phiên toà chưa được đề cập trong các bộ luật này nhưng cách thức tổ chức các phiên xét xử ngày càng hoàn bị, một số quy định thể hiện yêu cầu các phiên xử án phải đảm bảo như: xét xử công khai, xét xử đúng thời hạn, xét xử khách quan, công bằng, xét xử tập thể, tôn trọng quyền định đoạt của người thưa kiện…đã được quy định. Trình tự tiến hành phiên xét xử tại công đường chưa được quy định cụ thể nhưng vấn đề hoãn phiên toà, vấn đề xét hỏi, nghị án, viết bản án, niêm yết bản án, quyền chống bản án… cũng đã được đề cập. Có thể các quy định này còn sơ khai và có những điểm còn hạn chế nhưng cùng với các quy định khác về pháp luật tố tụng, “nó là một di sản quý báu và đặc sắc trong kho tàng lịch sử văn hoá của dân tộc Việt Nam” [38, tr 262]. Sau chế độ phong kiến là thời kỳ hơn 80 năm Pháp thuộc. Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên vào Đà Nẵng, mở đầu cho thời kỳ xâm lược và thống trị thực dân ở Việt Nam. Ngày 5/6/1862 “ Hiệp ước hoà bình và hữư nghị” được ký kết giữa nhà Nguyễn và Pháp, theo đó sáu tỉnh phía Nam (Miền Nam) trở thành thuộc địa của Pháp. Ngày 6/6/1884 bản hoà ước Giáp Thân được ký kết giữa triều đình Huế với Pháp, nước Việt Nam trở thành một nước bảo hộ của Pháp. Năm 1898, Hoàng đế Đồng Khánh ký đạo dụ nhượng cho nước Pháp ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng làm đất nhượng địa Pháp. Tất cả những điều kiện chính trị nói trên đã tạo cho nền tư pháp Việt Nam trong thời kỳ này một tính cách cực kỳ phức tạp, phức tạp về cách thức tổ chức các pháp đình cũng như về phương diện luật pháp áp dụng [42, tr 398]. Các Toà án Pháp tại Việt Nam được thiết lập ở Nam kỳ, ba thành phố nhượng địa của Pháp ( Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng) và hai thành phố khác là Nam Định, Vinh, các Toà án Pháp tại Việt Nam để giải quyết những vụ kiện mà đương sự là người Pháp hay đồng hoá với Pháp hay người nước ngoài được ưu đãi như người Pháp và áp dụng các quy định của Bộ Dân sự Tố tụng Ph
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top