cr4zy_nh0x

New Member

Download Tiểu luận Nhận xét sự thay đổi về thẩm quyền ban hành VBQPPL theo quy định của Luật ban hành VBQPPL năm 2008 so với Luật ban hành VBQPPL năm 1996, sửa đổi bổ sung năm 2002 miễn phí





MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. KHÁI NIỆM VBQPPL VÀ THẨM QUYỀN BAN HÀNH VBQPPL:
1. Khái niệm VBQPPL:
2. Thẩm quyền ban hành VBQPPL:
II. SỰ THAY ĐỔI VỀ THẨM QUYỀN BAN HÀNH VBQPPL THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT BAN HÀNH VBQPPL NĂM 2008 SO VỚI LUẬT BAN HÀNH VBQPPL NĂM 1996, SỬA DỔI BỔ SUNG NĂM 2002:
1. Về thẩm quyền hình thức:
1.1. Hình thức VBQPPL đã được rút gọn:
1.2. Thẩm quyền ban hành VBQPPL liên tịch được giao cho người đứng đầu ở một số cơ quan:
1.3. Bổ sung thẩm quyền ban hành VBQPPL cho Tổng Kiểm toán Nhà nước
1.4. Thu hẹp các chủ thể cơ quan Nhà nước ở trung ương với các tổ chức chính trị - xã hội:
2. Về thẩm quyền nội dung:
2.1. Thẩm quyền của Quốc hội:
2.2. Thẩm quyền của Chính phủ:
2.3. Thẩm quyền ban hành về mặt nội dung được mở rộng:
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), đáp ứng yêu cầu xây dựng pháp luật theo chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, ngày 03 tháng 06 năm 2008, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XII, tại kỳ họp thứ 3, đã ban hành Luật ban hành VBQPPL mới, (thay thế Luật ban hành VBQPPL ban hành năm 1996, được sửa đổi, bổ sung năm 2002 ), có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Luật ban hành VBQPPL 2008 có nhiều sự điều chỉnh và thay đổi cần thiết so với Luật ban hành VBQPPL cũ, trong đó có những điểm mới về thẩm quyền ban hành các loại VBQPPL của Luật ban hành VBQPPL 2008 so với Luật ban hành VBQPPL cũ.
Đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ban hành VBQPPL nói riêng và trong lĩnh vực quản lý nhà nước nói chung. Vì muốn nghiên cứu ý nghĩa của việc thay đổi này, em đã quyết định chọn đề tài: “Nhận xét sự thay đổi về thẩm quyền ban hành VBQPPL theo quy định của Luật ban hành VBQPPL năm 2008 so với Luật ban hành VBQPPL năm 1996, sửa đổi bổ sung năm 2002” để làm bài tập học kỳ cho mình.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. KHÁI NIỆM VBQPPL VÀ THẨM QUYỀN BAN HÀNH VBQPPL:
1. Khái niệm VBQPPL:
Điều 1 Luật ban hành VBQPPL năm 2008 định nghĩa: “ Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hay phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hay trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.”
2. Thẩm quyền ban hành VBQPPL:
Thẩm quyền ban hành VBQPPL bao gồm:
+ Thẩm quyền về hình thức: Chỉ những cơ quan, người có thẩm quyền mới được ban hành văn bản dưới những hình thức nhất định.
+ Thẩm quyền về nội dung: Là việc cơ quan, người có thẩm quyền đã được pháp luật cho phép và đã phân công, phân cấp ban hành các loại văn bản có nội dung phù hợp với thẩm quyền của mình.
II. SỰ THAY ĐỔI VỀ THẨM QUYỀN BAN HÀNH VBQPPL THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT BAN HÀNH VBQPPL NĂM 2008 SO VỚI LUẬT BAN HÀNH VBQPPL NĂM 1996, SỬA DỔI BỔ SUNG NĂM 2002:
Luật ban hành VBQPPL cũ quy định thẩm quyền về hình thức ở trong một chương riêng, sau đó ở các chương sau sẽ quy định phần thẩm quyền về nội dung. Điều đó được thể hiện ngay trong tên của các chương, điều khoản, điều này làm hạn chế tính liền mạch trong Luật. Hơn nữa, có nhiều cơ quan được phép ban hành nhiều loại văn bản, điều này phần nào dẫn đến tình trạng hệ thống văn bản QPPL phức tạp, khó khăn trong việc theo dõi, đánh giá…phần nào làm giảm hiệu quả của công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Luật ban hành VBQPPL 2008 ra đời đã giải quyết được khá nhiều thực trạng trên. Luật ban hành VBQPPL 2008 đã quy định lại thẩm quyền ban hành văn bản QPPL. Luật đã quy định thẩm quyền hình thức và thẩm quyền nội dung ngay trong cùng 1 điều luật, nằm trong chương II. Ngay tên chương và tên điều đã thể hiện rõ điều đó. Sự thay đổi này vừa tạo kết cấu logic cho Luật và đồng thời thể hiện được rõ nội dung của Luật.
1. Về thẩm quyền hình thức:
1.1. Hình thức VBQPPL đã được rút gọn:
Theo quy định của Luật ban hành VBQPPL năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002), hệ thống VBQPPL bao gồm 23 hình thức VBQPPL khác nhau, do các cơ quan có thẩm quyền khác nhau ban hành, mỗi cơ quan ban hành từ 2 đến 3 loại văn bản. Quốc hội ban hành luật và nghị quyết; UBTVQH ban hành pháp lệnh, nghị quyết; Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định; Chính phủ ban hành nghị định, nghị quyết; Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định, chỉ thị; Bộ trưởng ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư… Theo Điều 2 Luật ban hành VBQPPL năm 2008 thì một số cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ ban hành VBQPPL dưới một số hình thức văn bản. Số hình thức văn bản giảm bớt gồm có: Nghị quyết của Chính phủ; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Quyết định, Chỉ thị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ( TANDTC); Quyết định, Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC); ( 8 loại). Theo đó, Chính phủ chỉ ban hành VBQPPL dưới một hình thức là Nghị định; Thủ tướng Chính phủ chỉ ban hành quyết định; Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC chỉ ban hành thông tư.
Việc rút gọn hình thức VBQPPL đã khắc phục tình trạng hệ thống VBQPPL phức tạp do có quá nhiều loại văn bản, gây khó khăn cho việc theo dõi, xác định thứ bậc, hiệu lực của các loại văn bản. Tuy nhiên, các VBQPPL trước đây thuộc thẩm quyền ban hành của các chủ thể mà nay đã được rút gọn, được ban hành trước khi Luật ban hành VBQPPL năm 2008 có hiệu lực sẽ vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi bị bãi bỏ, hủy bỏ hay được thay thế bằng VBQPPL khác.
Như vậy, cho đến nay vấn đề thẩm quyền ban hành VBQPPL đã được xác định rõ ràng. Bên cạnh việc giảm bớt thẩm quyền ban hành của một số chủ thể Luật ban hành VBQPPL cũng đã căn cứ vào thực tế quy định thêm thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước và quy định cụ thể trường hợp ban hành nghị quyết liên tịch và thông tư liên tịch. Đây là một bước phát triển tiếp theo của pháp luật về ban hành VBQPPL trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.
1.2. Thẩm quyền ban hành VBQPPL liên tịch được giao cho người đứng đầu ở một số cơ quan:
Khoản 1, 2, 3 Điều 18 Luật ban hành VBQPPL năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) quy định thẩm quyền ban hành VBQPPL liên tịch thuộc về: Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Luật ban hành VBQPPL 2008 thì thẩm quyền ban hành VBQPPL liên tịch thuộc về Chánh án tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; giữa các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
Vì vậy, thẩm quyền ban hành VBQPPL liên tịch từ chỗ được giao cho cơ quan Nhà nước theo Luật ban hành VBQPPL năm 1996, đến Luật ban hành VBQPPL năm 2008 đã được giao cho người đứng đầu cơ quan này. Đây là điểm mới cần thiết, thể hiện tư duy hợp lí của nhà lập pháp, cụ thể hóa nguyên tắc “Thủ trưởng cơ quan quyết định độc lập và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình”, tạo điều kiện thuận lợi trên thực tế để khuyến khích tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan trong việc ban hành văn bản quy phạm liên tịch để thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn, góp phần rút ngắn thời gian bàn bạc, kí kết văn bản và giúp văn bản nhanh chóng đi vào thực tế.
1.3. Bổ sung thẩm quyền ban hành VBQPPL cho Tổng Kiểm toán Nhà nước
Có thể nói việc bổ sung thêm vào Luật một chủ thể mới có thẩm quyền ban hành VBQPPL là Tổng Kiểm toán Nhà nước là một bước phát triển tiếp theo của ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top