longcula

New Member

Download Tiểu luận Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự miễn phí





Đối với chủ thể tham gia hợp đồng là pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác thì chúng ta có thể hiểu năng lực hành vi của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác được xem xét thông qua vai trò của người đại diện. Người thay mặt xác lập, thực hiện hợp đồng nhân danh pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ cho pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
Theo quy định của pháp luật, pháp nhân chỉ tham gia hợp đồng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân; hộ gia đình chỉ tham gia hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất, hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. Tổ hợp tác chỉ tham gia các hợp đồng liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ được xác định trong hoạt động hợp tác.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

̣i ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội. Xét về cơ sở hình thành thì hợp đồng dân sự được hình thành từ hai cơ sở. Đó là cơ sở khách quan và và cơ sở chủ quan. Nhu cầu của con người luôn luôn tồn tại và phát triển theo sự phát triển của xã hội. Để thỏa mãn nó buộc các chủ thể phải tìm đến với nhau thông qua hợp đồng và trong quan hệ hợp đồng đó phải có sự tự do ý chí của các chủ thể.
Hợp đồng dân sự được xác lập sẽ hình thành mối liên hệ pháp lí giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, mối liên hệ pháp lí này được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Do đó có thể nói rằng sau khi hợp đồng được thiết lập , sự ràng buộc pháp lí về quyền và nghĩa vụ của chủ thể được thể hiện rõ nét , theo đó bên nào vi phạm cam kết phải gánh chịu hậu quả pháp lí bất lợi về hành vi của mình.
Ý chí của chủ thể có thể là căn cứ phát sinh nghĩa vụ . Tuy nhiên , nếu ý chí đơn phương làm phát sinh nghĩa vụ không cần sự ràng buộc ý chí của bất cứ chủ thể nào trước đó thì đối với hợp đồng , sự hòa thuận và thống nhất ý chí giữa các chủ thể trong quan hệ hợp đồng lại được coi là yếu tố cốt lõi để hình thành quan hệ giữa các bên. Chính vì thế hợp đồng luôn được định nghĩa bắt đầu bằng sự thỏa thuận. Điều 388 BLDS về khái niệm hợp đồng dân sự như sau :
“ Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập , thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Qua khái niệm đó ta có thể thấy hợp đồng dân sự cần sự tham gia của các bên và được hình thành dựa trên cơ sở thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đó. Hậu quả pháp lý của sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng là nhằm xác lập , thay đổi , chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. Ngoài ra sự thỏa thuận giữa các bên không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như giả tạo , nhầm lẫn , đe dọa…
Sơ lược lịch sử của chế định hợp đồng
Trong lịch sử văn minh thế giới, sự hình thành chế định hợp đồng gần như xuất hiện cùng các nhu cầu giao lưu mang tính tài sản trong xã hội. Trước hết và quan trọng nhất là nhu cầu giao lưu giữa mọi người với nhau nhằm hướng tới một kết quả vật chất nhất định phù hợp với lợi ích của tất cả các bên. Theo thời gian do sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các hình thức giao lưu đó, một nhu cầu mới nảy sinh đó là nhu cầu cần thiết phải có các mô hình xử sự chung do nhà nước quy định để các bên tuỳ ý lựa chọn hay có thể do chính các bên tự mình thiết lập. Các mô hình xử sự đó được pháp luật định danh với tên gọi “khế ước” hay “ hợp đồng”.
Ở Châu Âu, sự khởi đầu của chế định hợp đồng gắn liền với Luật La Mã cổ đại . Từ đó chế định hợp đồng khởi nguồn từ Luật La Mã đã được du nhập một cách tự giác vào Tây Âu cùng với phong trào Phục Hưng diễn ra vào thế kỉ XII-XIII và sau đó phát triển mạnh mẽ tại lãnh thổ nhiều nước như: Pháp, Đức, Hà Lan. Đến thế kỉ XVIII, XIX và XX, với sự toả sáng của ngành khoa học pháp lí có hàng ngàn năm bề dày lịch sử và do tác động của sự phát triển các quan hệ kinh tế- xã hội, chế định hợp đồng đã lần lượt được các nước Châu Âu pháp điển hoá khi xây dựng những Bộ luật dân sự đầu tiên của mình.
Khác với những gì diễn ra ở Châu Âu, sự hình thành và phát triển của pháp luật hợp đồng ở Việt Nam cho đến thế kỉ XIX chưa thực sự tồn tại theo đúng nghĩa khoa học của thuật ngữ này. Ở nhà nước phong kiến chúng ta không thể tìm thấy được thuật ngữ “ hợp đồng “ hay bất cứ một thuật ngữ tương đương nào trong các văn bản pháp luật chính thức. Ngay trong các bộ cổ luật được đánh giá như là đỉnh cao của thành tựu lập pháp phong kiến như Bộ luật Hồng Đức, Bộ Luật Gia Long, khái niệm hợp đồng hay khế ước với tư cách là một thuật ngữ pháp lí độc lập và hoàn chỉnh hầu như không được biết đến. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp tới Việt Nam biến Việt Nam thành thuộc địa thì tình hình mới thay đổi. Dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp cùng với chính sách khai thác thuộc địa đã làm cho cơ cấu xã hội ở Việt Nam biến đổi mạnh mẽ trong đó hệ thống pháp luật dân sự là một trong những lĩnh vực có sự thay đổi mạnh mẽ và toàn diện nhất. Người Pháp sau khi ban hành ra Bộ luật dân sự Pháp năm 1804 đã thể hiện sự thống trị của mình đối với Việt Nam bằng cách áp dụng thành quả của mình vào thực tế Việt Nam và cho ra đời ba bộ luật riêng biệt áp dụng cho ba chế độ cai trị khác nhau . Đó là Bộ luật giản yếu Nam kì áp dụng cho Nam Kì năm 1883, Bộ dân luật Bắc Kì 1931 áp dụng cho Bắc Kì và Bộ dân luật Trung Kì năm 1936 áp dụng cho Trung Kì. Đặc biệt bộ dân luật Trung Kì 1936 với 1709 điều lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt Nam đã có những vấn đề cơ bản nhất về chế định hợp đồng được hình thành tương đối hoàn chỉnh và có hệ thống từ khái niệm pháp lí tổng quát về khế ước cho đến những quy định cụ thể về giao kết khế ước, thực hiện khế ước và một số khế ước thông dụng. Ba bộ luật này được áp dụng tại Việt Nam kể cả sau khi Cách mạng tháng Tám (1945) với việc thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho đến năm 1972 ở miền Nam dưới chính thể Việt Nam cộng hòa mới bị bãi bỏ. Đến năm 1986 với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đòi hỏi phải xây dựng khung pháp luật điều chỉnh nền kinh tế thị trường có điều tiết nên ngay từ những năm đầu của thời kì đổi mới một loạt những văn bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng kinh tế và quan hệ hợp đồng đã được ban hành trong đó quan trong nhất là: Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1986); Pháp lệnh Hợp đồng dân sự (1991). Đây chính là những bước đầu tiên về mặt lập pháp khẳng định vai trò quan trọng của chế định hợp đồng trong đời sống xã hội cũng như quyết tâm của đất nước ta trên con đường đổi mới toàn diện.
Đến năm 1995 Bộ luật dân sự lần đầu tiên được Quốc hội khoá IX, kì họp thứ 8 thông qua ngày 28/10/1995 có hiệu lực thi hành ngày 01/07/1996 về cơ bản chúng ta đã có chế định về hợp đồng theo đúng như tên gọi của nó. Tuy nhiên trong qúa trình thực thi cũng đã bộc lộ những hạn chế và chỉ đến khi Bộ luật dân sự 2005 ra đời đã khẳng định rõ hơn đây là bộ luật chung điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp lí và chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự mới thực sự có chỗ đứng thoả đáng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bộ luật dân sự 2005 đặt ra một dấu ấn trong lịch sử trên con đường pháp điển hoá pháp luật về hợp đồn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top