anh.lehoang62

New Member

Download Tiểu luận Pháp luật về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh và hướng sửa đổi, bổ sung miễn phí





BLTTHS năm 1988 không đưa ra những điều kiện đối với tổ chức nhận bảo lĩnh, dẫn đến sự tùy nghi trong cách hiểu vấn đề và gây khó khăn khi áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Đến BLTTHS năm 2003, vấn đề này đã được khắc phục. Các nhà làm luật nước ta đã đưa vào luật những điều kiện cần thiết đối với tổ chức nhận bảo lĩnh, cụ thể: tổ chức nhận bảo lĩnh là tổ chức nơi bị can, bị cáo làm việc; tổ chức nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo mà họ là thành viên của tổ chức mình và việc bảo lĩnh phải có sự xác nhận của người đứng đầu tổ chức đó.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Pháp luật về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh và hướng sửa đổi, bổ sung
Nhằm phục vụ cho việc xây dựng và hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) sửa đổi, ngày 31/3/2009, Ban Soạn thảo BLTTHS sửa đổi của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã đề xuất văn bản số 867/VKSTC-V8 về “một số định hướng nghiên cứu bước đầu về việc xây dựng BLTTHS (sửa đổi)”. Về các biện pháp ngăn chặn, văn bản này có nêu: “nghiên cứu để sửa đổi căn cứ, thủ tục để phát huy hiệu lực, hiệu quả áp dụng các biện pháp này trong thực tiễn, góp phần hạn chế việc tạm giam theo hướng: quy định chặt chẽ các điều kiện bảo lĩnh như quy định người bảo lĩnh phải cùng nơi cư trú với bị can, bị cáo, người nhận bảo lĩnh bị phạt tiền nếu vi phạm các nghĩa vụ đã cam đoan thay cho trách nhiệm tín chấp hiện nay”. Góp tiếng nói cho quá trình nghiên cứu này, chúng tui đề cập đến quy định về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong BLTTHS năm 2003 và hướng sửa đổi, bổ sung.
1. Khái niệm và đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh
1.1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh
Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, cùng với các biện pháp ngăn chặn khác, biện pháp bảo lĩnh có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Theo đó, bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự (TTHS) do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hay Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo khi có đủ căn cứ và các điều kiện do pháp luật quy định, để thay thế biện pháp tạm giam nhằm bảo đảm không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hay cản trở điều tra, truy tố, xét xử, đồng thời bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Như vậy, về bản chất pháp lý thì bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp ngăn chặn tạm giam, được áp dụng trong trường hợp không cần thiết phải tạm giam, nhưng vẫn thấy cần thiết phải ngăn chặn, phòng ngừa bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, thì các cơ quan tiến hành tố tụng giao bị can, bị cáo cho cá nhân hay tổ chức giám sát, giáo dục khi có yêu cầu của cá nhân hay tổ chức đó kèm theo điều kiện phải bảo đảm bị can, bị cáo sẽ có mặt đúng thời gian, địa điểm theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. 
1.2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh
Bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc hơn so với những biện pháp ngăn chặn có tính tước tự do khác, như: bắt, tạm giữ, tạm giam. Theo quy định của BLTTHS năm 2003, đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh chỉ có thể là bị can - người bị khởi tố về hình sự (Khoản 1, Điều 49), bị cáo - người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử (Khoản 1, Điều 50). Điều đó có nghĩa, người chưa bị khởi tố với tư cách là bị can hay người không bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử với tư cách là bị cáo không thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Trong khi đó, biện pháp ngăn chặn bắt người, ngoài áp dụng đối với bị can, bị cáo còn có thể áp dụng đối với cả người chưa bị khởi tố về hình sự (bắt người phạm tội quả tang), người bị tình nghi là đã thực hiện tội phạm (bắt người trong trường hợp khẩn cấp) nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội hay không để họ sẽ tiếp tục phạm tội.
2. Quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh
Nghiên cứu những quy định về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong BLTTHS năm 2003 (Điều 92), đồng thời có so sánh, đối chiếu với BLTTHS năm 1988 trước đây (Điều 75) cho thấy:
2.1. Căn cứ và những điều kiện áp dụng
Căn cứ áp dụng biện pháp này bao gồm căn cứ về nội dung và về hình thức. Căn cứ về nội dung để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh là tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo. Căn cứ về hình thức để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng là phải có cá nhân hay tổ chức nhận bảo lĩnh. Trong khi đó, những điều kiện để áp dụng biện pháp này là xét thấy rõ ràng không cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, đồng thời vẫn bảo đảm bị can, bị cáo sẽ không tiếp tục phạm tội hay không cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu các nội dung này, chúng tui cho rằng việc quy định những điều kiện áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với bị can, bị cáo còn chung chung, chưa cụ thể, chưa thật đầy đủ và sẽ gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi áp dụng biện pháp này trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử. Chẳng hạn, điều luật chưa quy định điều kiện bảo lĩnh sẽ được áp dụng đối với những loại tội phạm nào, nhân thân bị can, bị cáo thế nào... Về vấn đề này, theo chúng tôi, pháp luật nên cụ thể hóa hơn một số điều kiện áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh. Ví dụ, ngoài căn cứ áp dụng, việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh còn phải đáp ứng các điều kiện như: loại tội mà bị can, bị cáo thực hiện phải là loại tội ít nghiêm trọng hay tội nghiêm trọng; bị can, bị cáo phải có lý lịch rõ ràng, có nơi cư trú hay nơi công tác xác định và có nhân thân tốt, thái độ khai báo thành khẩn.
Bên cạnh đó, một vấn đề nữa các nhà làm luật cũng cần xem xét, đó là ghi nhận thêm điều kiện: bảo lĩnh được áp dụng khi có sự đồng ý của bị can, bị cáo. Bởi lẽ, Điều 92 của BLTTHS năm 2003 (Điều 75 của BLTTHS năm 1988 trước đây) chỉ quy định đáp ứng căn cứ và những điều kiện khác (trong đó có căn cứ về hình thức là có cá nhân hay tổ chức nhận bảo lĩnh), những không đề cập đến sự đồng ý của bị can, bị cáo khi áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Vậy, nếu trường hợp bị can, bị cáo không đồng ý việc nhận bảo lĩnh của cá nhân hay tổ chức thì sao. Bởi lẽ, ở một góc độ nào đó, nếu không có sự đồng ý của bị can, bị cáo thì bảo lĩnh chỉ đạt hiệu quả thấp. Sự tự do ý chí của hai phía - bị can, bị cáo và người nhận bảo lĩnh là hoàn toàn cần thiết cho việc thực hiện bảo lĩnh1.
2.2. Chủ thể nhận bảo lĩnh
Theo quy định tại Điều 92 của BLTTHS năm 2003 thì có hai loại chủ thể có thẩm quyền đứng ra bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là cá nhân và tổ chức. Tương ứng với mỗi chủ thể nhận bảo lĩnh, luật đều có những điều kiện cụ thể để mỗi chủ thể thực hiện nhiệm vụ của mình.
2.2.1. Cá nhân nhận bảo lĩnh
Trước đây, khi quy định cá nhân nhận bảo lĩnh, Khoản 1 Điều 75 của BLTTHS năm 1988 quy định: “Trong trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh thì ít nhất phải có hai người” nhưng lại chưa thể chế rõ những điều kiện của việc áp dụng biện pháp này. Vì vậy, đến BLTTHS năm 2003, các nhà làm luật đã quy định cụ thể hơn về điều kiện chủ thể bảo lĩnh là cá nhân. Theo đó, cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người thân thích của bị can, bị cáo; ít nhất phải có hai người bảo lĩnh và cá nhân nhận bảo lĩnh phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc luật quy định cá...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top