k.nhung86

New Member

Download Tiểu luận Dự án Luật Trọng tài thương mại và sự tiếp cận các chuẩn mực quốc tế miễn phí





Pháp lệnh TTTM 2003 ra đời đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc hình thành và hoàn thiện pháp luật về trọng tài tại Việt Nam. Có thể nói, hầu hết các bất cập trước đây đã được Pháp lệnh khắc phục và về cơ bản phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là sự hoàn thiện các quy định về vai trò hỗ trợ và giám sát của tòa án đối với trọng tài cũng như xác định hiệu lực pháp lý của Quyết định trọng tài và cơ chế thi hành Quyết định trọng tài. Điều này làm cho các doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn và sử dụng trọng tài nhiều hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu việt nói trên, qua sáu năm thực hiện, Pháp lệnh TTTM 2003 đã bộc lộ không ít những hạn chế và bất cập, cần được khắc phục bằng việc ban hành một đạo luật mới về trọng tài thương mại (Luật Trọng tài thương mại) với những quy định hoàn thiện hơn.
Những vấn đề cần được giải quyết và hoàn thiện tại Pháp lệnh bao gồm: phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài; chủ thể của các tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài; thỏa thuận trọng tài vô hiệu; việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; việc triệu tập nhân chứng; vấn đề xem xét thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; việc hủy quyết định trọng tài, vấn đề địa điểm tiến hành trọng tài; cách tính thời hiệu khởi kiện v.v.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Dự án Luật Trọng tài thương mại và sự tiếp cận các chuẩn mực quốc tế
Theo dự kiến, tại Kỳ họp thứ 7 diễn ra đầu năm 2010, Quốc hội Khóa XII sẽ xem xét, thông qua Dự án Luật trọng tài thương mại. Đây là dự án Luật có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của nước ta. Để góp phần vào việc nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật, bài viết đề cập đến quá trình hình thành, thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam, những hạn chế, nguyên nhân và yêu cầu, định hướng hoàn thiện nhằm tiếp cận các chuẩn mực trọng tài thương mại quốc tế.
1. Pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam
1.1. Trước khi có Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003
Trước khi có Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 (Pháp lệnh TTTM 2003), ở Việt Nam tồn tại hai loại hình trọng tài, đó là trọng tài kinh tế nhà nước và trọng tài phi chính phủ. Trọng tài kinh tế nhà nước là mô hình trọng tài do Nhà nước thành lập ra, có chức năng giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, thực chất, trọng tài kinh tế nhà nước là cơ quan của Nhà nước, vừa thực hiện chức năng quản lý kinh tế, vừa thực hiện chức năng giải quyết các tranh chấp kinh tế giữa các tổ chức kinh tế nhà nước (1). Mô hình này được hình thành đầu tiên bằng Nghị định số 20/TTg ngày 14/4/1960. Sau đó, được nâng lên bằng Pháp lệnh Trọng tài kinh tế nhà nước năm 1990, theo đó, trọng tài được tổ chức ở ba cấp, đó là Trọng tài kinh tế nhà nước, Trọng tài kinh tế tỉnh và Trọng tài kinh tế huyện. Mô hình này tồn tại đến năm 1993 và bị thay thế bởi hệ thống tòa án kinh tế theo Luật sửa đổi một số điều của Luật Tổ chức tòa án năm 1993. Bắt đầu từ thời điểm này, các tòa án kinh tế sẽ giải quyết các tranh chấp kinh tế.
Đối với trọng tài phi Chính phủ, tồn tại hai mô hình khác nhau. Mô hình thứ nhất ra đời từ năm 1963 bằng Nghị định số 59/CP ngày 30/4/1963 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Trọng tài ngoại thương. Tiếp sau đó, ngày 5/10/1964, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 153/CP về việc thành lập Hội đồng Trọng tài hàng hải. Đến ngày 28/4/1993, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 204/TTg về việc thành lập Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài ngoại thương và Hội đồng Trọng tài thương mại hàng hải. Mô hình trọng tài thứ hai là các trung tâm trọng tài kinh tế được thành lập theo Nghị định số 116/CP ngày 05/09/1994 của Chính phủ. Có 05 trung tâm trọng tài được thành lập theo Nghị định này (02 Trung tâm tại thành phố Hà Nội, 01 Trung tâm tại thành phố Hồ Chí Minh, 01 Trung tâm tại Cần Thơ và 01 Trung tâm tại Bắc Giang).
Như vậy, tuy mang bản chất là hình thức trọng tài phi Chính phủ nhưng trọng tài thương mại tại Việt Nam được hình thành và chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản khác nhau. Cụ thể, VIAC hoạt động theo Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ, có Điều lệ và Quy tắc tố tụng riêng, không có bất kỳ liên quan nào đến loại hình trọng tài theo Nghị định số 116/CP. Trong khi đó, có 5 trung tâm trọng tài được thành lập theo Nghị định số 116/CP và chịu sự điều chỉnh duy nhất của Nghị định số 116/CP, không có liên quan gì đến Quyết định số 204/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Điểm đáng lưu ý là, các văn bản pháp luật về trọng tài trong thời điểm này đều có hiệu lực pháp lý thấp, mới dừng ở mức cao nhất là nghị định. Nội dung văn bản còn có nhiều điểm bất cập, thiếu đồng bộ và chưa có cơ chế đảm bảo cần thiết để vận hành có hiệu quả.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng nguyên nhân cơ bản là do được ban hành trong bối cảnh nền kinh tế mới trong giai đoạn bắt đầu chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường, hệ thống pháp luật thương mại chưa được hình thành một cách đồng bộ, chưa điều chỉnh kịp thời các quan hệ thương mại phát sinh trong thực tiễn. Thêm vào đó, yếu tố quản lý nhà nước trong quá trình ban hành văn bản pháp luật luôn được đề cao, trong khi yếu tố thực tiễn lại chưa được chú ý đúng mức. Vì vậy, các văn bản pháp luật về trọng tài, đặc biệt là Nghị định số 116/CP đã quá quan tâm đến vấn đề quản lý về trọng tài bằng việc đưa ra một loạt các điều kiện về việc thành lập các trung tâm trọng tài, về tiêu chuẩn trọng tài viên, về quản lý nhà nước về trọng tài v.v.. Trong khi đó, hàng loạt chế định cơ bản của trọng tài lại không được đề cập đến, như: vấn đề thoả thuận trọng tài vô hiệu và việc xử lý hậu quả của nó, sự can thiệp hỗ trợ của tòa án trong việc chỉ định trọng tài viên, thay đổi trọng tài viên, áp dụng biện pháp tạm thời, công nhận và thi hành quyết định trọng tài v.v..
Thực tiễn cho thấy, trọng tài không thể phát huy được hiệu quả nếu không có sự hỗ trợ của tòa án. ở các nước trên thế giới, tuy tòa án và trọng tài là hai cách giải quyết tranh chấp độc lập, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng tại Việt Nam, tòa án và trọng tài không có bất kỳ mối quan hệ nào. Vào thời điểm đó, có lẽ mối quan hệ duy nhất giữa tòa án và trọng tài được đề cập đến là việc phân định thẩm quyền giữa tòa án và trọng tài. Điều 32 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 quy định việc tòa án sẽ trả lại đơn kiện trong trường hợp “sự việc đã được các bên thoả thuận trước là giải quyết theo thủ tục trọng tài”. Tuy nhiên, quy định này cũng có nhiều bất cập, chỉ đề cập một cách chung chung là tòa án phải từ chối giải quyết tranh chấp khi các bên đã có thoả thuận trọng tài, nhưng đã bỏ sót một vấn đề quan trọng là hiệu lực pháp lý của thoả thuận trọng tài.
Trong thực tế, các bên có thỏa thuận sử dụng trọng tài, khi thể hiện bằng một điều khoản trọng tài trong các hợp đồng. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết hay do sơ suất nên các bên đã ký những thoả thuận trọng tài không chính xác. Điều đó làm cho các thỏa thuận trọng tài trở nên không có giá trị pháp lý hay không thể thực hiện được. Các điều khoản trọng tài không rõ ràng tồn tại rất nhiều trong thực tế. Ví dụ, VIAC nhận được nhiều điều khoản trọng tài chỉ quy định “tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết bằng trọng tài”, “tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết bởi trọng tài kinh tế Việt Nam” hay “tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết bởi hội đồng trọng tài do các bên chỉ định” v.v.. Rõ ràng, những điều khoản trọng tài này rất khó áp dụng khi tranh chấp xảy ra (2), bởi nó không xác định tên của một tổ chức trọng tài cụ thể, hay các bên đã lựa chọn trọng tài adhoc (trọng tài vụ việc), một cách không được pháp luật Việt Nam thừa nhận vào thời điểm đó.
Và với những điều khoản trọng tài không rõ ràng nêu trên, nếu khởi kiện ra tòa án thì tòa án cũng sẽ từ chối giải quyết vì các bên đã c
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top