kimuyenly1210

New Member

Download Tiểu luận Các quy định của pháp luật và giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong vụ việc VEDAN miễn phí





Ngày 13.4.2009, Vedan đưa ra mức hỗ trợ nông dân 3 tỉnh TP.HCM, BR-VT và Đồng Nai 25 tỉ đồng. Sau đó, HND 3 địa phương đưa ra mức hỗ trợ 569,5 tỉ đồng.
Tháng 5.2009, HND VN có văn bản đề nghị Bộ TN-MT hỗ trợ nông dân trong việc thu thập chứng cứ, đánh giá thiệt hại về môi trường do Công ty Vedan gây ra để làm cơ sở đòi bồi thường.
Ngày 10.6.2009, Tổng cục Môi trường yêu cầu UBND TP.HCM, BR-VT và Đồng Nai chỉ đạo các ban ngành thống kê thiệt hại theo mẫu để yêu cầu Vedan bồi thường.
Ngày 8.7.2009, Tổng cục Môi trường giao cho Viện TN-MT "Báo cáo đánh giá tác động môi trường và thiệt hại kinh tế, môi trường do hành vi Vedan và các DN trên lưu vực sông Thị Vải.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Lý do chọn đề tài:
Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường quy định như sau: Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Phát triển kinh tế luôn là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia. Đặc biệt là với Việt nam, một nước xã hội chủ nghĩa - một quốc gia mới dành được độc lập 65 năm đang khát khao vươn lên sánh vai với cường quốc năm châu. Với sự cải cách nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta thật sự đáng mừng khi thấy đất nước đang ngày càng phát triển, đời sống người dân cao hơn, GDP tăng lên đáng kể. Việt Nam vươn lên dẫn đầu thế giới về nhiêu mặt hàng xuất khẩu như gạo, ca phê… Tuy mừng đó nhưng cũng lo đó, lo vì chỉ trong 3 năm gần đây từ Bắc vào Nam, hàng loạt các vụ việc gây ô nhiễm môi trường bị phát hiện. Chúng ta tự đặt ra câu hỏi liệu mình đã phát triển bền vững hay chưa?
Gần đây, vụ việc xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường của Công ty VEDAN nổi lên như một điển hình trong việc phát triển không bền vững. Là một trong những doanh nghiệp lớn trên cả nước, tính từ năm 2000 VEDAN đã góp vào ngân sách nhà nước hơn 8 triệu USD, luôn xuất sắc trong nộp thuế, xây dựng địa phương nhưng đồng thời cũng 14 năm VEDAN xả nước thải không qua xử lý xuống sông, bức tử con sông Thị Vải nói riêng và môi trường 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Tp Hồ Chí Minh nói chung. Có thể nói vụ việc VEDAN là vụ việc đầu tiên liên quan đến môi trường được dư luận quan tâm và phản ứng dữ dội đến như vậy. Điều này đã được chứng minh khi hàng loạt người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm của VEDAN, các siêu thị đồng loạt không nhập sản phẩm của nhà máy này. Đỉnh điểm là tháng 8/2010, VEDAN đã phải đồng ý với mức đền bù thiệt hại lên đến hơn 220 tỉ VNĐ cho nhân dân 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Tp Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vẫn còn những luồng ý kiến trái chiều về quy định pháp luật cũng như giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong vụ việc này. Đề tài đã chứng tỏ được tính cấp thiết của nó bằng sự quan tâm của dư luận, việc đi sâu vào tìm hiểu vấn đề các quy định của pháp luật và giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong vụ việc VEDAN là đúng đắn và cần thiết.
Nội dung:
Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường:
Cơ sở pháp luật quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường:
- Điều 624, Bộ luật dân sự năm 2005 về Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.
- Mục 2, Chương XIV, luật Bảo vệ môi trường năm 2005 về Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Cơ sở pháp luật về xử lý các vi phạm pháp luật môi trường:
Chương XVII, Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 về Các tội phạm về môi trường.
Nghị định Số: 72/2010/NĐ-CP Quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
Nghị định Sô: 117/2009/NĐ-Cp về Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường:
Nguyên tắc cơ bản:
Nguyên tắc công quyền can thiệp.
Nguyên tắc phòng ngừa.
Nguyên tắc phôi hợp, hợp tác.
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá.
Nguyên tắc tham ván chuyên gia,
cách giải quyết tranh chấp:
Thương lượng
Hòa giải.
Giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền.
Trình tự giải quyết tranh chấp:
Kiểm tra, xác minh những nội dung được phản ánh trong các đơn thư khiếu kiện.
Hướng dẫn bên bị thiệt hại thu thập các chứng cứ về sự thiệt hại và xác định yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.
Tham gia giải quyết tranh chấp, góp phần điều hòa lợi ích giữa hai bên xung đột.
Diễn biến vụ việc gây ô nhiễm môi trường của công ty VEDAN và các biện pháp xử lý của cơ quan chức năng có thẩm quyền:
Diễn biến vụ việc:
Ngày 13.9.2008 Từ phản ánh, bức xúc của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, sau hơn 3 tháng theo dõi, đoàn kiểm tra liên ngành đã bắt quả tang Công ty Vedan đóng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Vụ Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải là vụ gây ô nhiễm môi trường được Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam phát hiện.Theo nhận định ban đầu, việc lắp đặt hệ thống xả dịch thải của Công ty Vedan là vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Theo Đại tá Lương Minh Thảo, hành vi vi phạm này là đặc biệt nghiêm trọng. Tại hiện trường, Phó Giám đốc phụ trách văn phòng Công ty Vedan Việt Nam đã thừa nhận hành vi vi phạm của công ty.
Ngày 19.9.2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra 10 sai phạm của Vedan, bao gồm:
Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của công ty.
Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy sản xuất bột ngọt và lysin của công ty.
Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy khác của công ty.
Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo.
Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng sản xuất xút- axit từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng.
Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng, lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng, bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng, PGA 700 tấn/năm, phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng).
Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế môi trường.
Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép.
Các biện pháp xử lý của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Ngày 6.10.2008, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Vedan với tổng số tiền phạt là 267,5 triệu đồng, buộc truy nộp phí bảo vệ môi trường hơn 127 tỉ đồng.Bên cạnh đó, VEDAn bị cấm hoạt động xả thải chất lỏng không đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam ra môi trường. VEDAN còn chịu trách nhiệm chi trả chi phí đền bù thiệt hại, chi...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top