sunflower_axn

New Member

Download Tiểu luận Tính hợp lý của các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính miễn phí





MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. Tính hợp lý của các hình thức xử phạt 3
1. Cảnh cáo 3
2. Phạt tiền 4
3. Trục xuất 5
4. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 6
5. Tịch thu phương tiện, tang vật được sử dụng để vi phạm 6
II. Tính hợp lý của các biện pháp khắc phục hậu quả 7
III. Phương hướng hoàn thiện các quy định về hình thức xử phạt VPHC và biện pháp khắc phục hậu quả 8
KẾT THÚC VẤN ĐỀ 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác đối với các tổ chức cá nhân VPHC trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.
Do yêu cầu của công cuộc đổi mới, để kịp thời và đủ hiệu lực đấu tranh với các VPHC trong điều kiện mới, nhất là các vi phạm có liên quan đến mở cửa, hội nhập, pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã quy định các hình thức hình thức xử lý VPHC và các biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC gây ra tại điều 12 như sau:
“1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hay các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hay nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hay buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hay buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
d) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
đ) Biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo quy định của Chính phủ.
4. Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hay xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.”
Như vậy, tuỳ từng trường hợp và tình chất mức độ của hành vi VPHC mà người có thẩm quyền sẽ áp dụng những hình thức xử phạt khác nhau. Trong thực tiễn áp dụng hiện nay những quy định về các hình thức này bên cạnh những ưu điểm thì cũng đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần được khắc phục.
I. Tính hợp lý của các hình thức xử phạt
1. Cảnh cáo
Điều 13 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hay đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản”.
Hình thức phạt cảnh cáo là một trong hai hình thức xử phạt chính trong xử phạt VPHC. So với hình thức phạt tiền, cảnh cáo là hình thức xử phạt nhẹ hơn, mang ý nghĩa giáo dục nhiều hơn là trừng phạt. Tuy nhiên, cảnh cáo thể hiện thái độ răn đe nghiêm khắc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức VPHC do đó vẫn mang tính cưỡng chế nhà nước, gây cho người bị xử phạt những tổn hại nhất định về mặt tinh thần.
Với ý nghĩa giáo dục nhiều hơn trừng phạt, mục đích của xử phạt hành chính không phải nhằm mục tiêu chính là trừng trị đối với người vi phạm mà cái chính là nhắc nhở, giáo dục việc tôn trọng và chấp hành trật tự quản lý nhà nước. Cảnh cáo là hình thức xử phạt thích hợp đối với các vi phạm nhỏ, lần đầu và với trẻ vị thành niên. Việc áp dụng hình thức xử phạt này sẽ làm cho người vi phạm thấy được sự nghiêm minh cũng như độ lượng của pháp luật mà trở nên cẩn trọng tự giác chấp hành pháp luật hơn. Nhiều khi phạt cảnh cáo có hiệu quả cao hơn phạt tiền tràn lan.
Tuy nhiên, trên thực tế, hình thức phạt cảnh cáo lại rất ít khi được áp dụng, nếu áp dụng lại mang tính hình thức, không thể hiện sự nghiêm minh. Nói cách khác các đối tượng vi phạm bị xử phạt không sợ hình thức xử phạt này. Nguyên nhân của tình trạng trên là: Hình thức xử phạt cảnh cáo còn mang nặng tính giáo dục răn đe khác với hình phạt cảnh cáo ở mức độ nghiêm khắc của chế tài. Người bị toà án tuyên hình phạt cảnh cáo theo thủ tục tố tụng hình sự được coi là có án tích và bị ghi vào lý lịch tư pháp. Trong khi đó đối với hình thức xử phạt hành chính cảnh cáo thì người bị áp dụng không được coi là có án tích và không bị ghi vào lý lịch tư pháp mà chỉ mang tính giáo dục. Không chỉ vậy do hình thức xử phạt này thuộc trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt tại chỗ nên nhiều khi bị áp dụng tuỳ tiện không có hiệu quả giáo dục cao. Ngưòi bị xử phạt cảnh cáo chấp hành hình phạt này mà không chịu sự giám sát, kiểm tra của người ra quyết định xử phạt từ đó có thái độ xem thường hay chấp hành với thái độ tự giác không cao. Ví dụ như điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 150/2005/ NĐ – CP quy định phạt cảnh cáo hay phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi có lời nói hay cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộng, nếu bị xử phạt cảnh cáo, người bị phạt có thể sẽ vẫn tiếp tục vi phạm vì thực tế hiện nay, những lời nói thiếu văn hóa dường như đã trở thành câu “cửa miệng” của một bộ phận nhỏ người, người xử phạt cũng không thể có biện pháp nào để kiểm tra, giám sát họ, không cho họ tiếp tục vi phạm.
Như vậy, mục đích của hình thức xử phạt cảnh cáo là giáo dục răn đe con người nhưng trong quá trình áp dụng nó cả người áp dụng và người bị áp dụng đều xem nhẹ hậu quả pháp lý của nó.
Theo quy định của Pháp lệnh thì hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng đối với “mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện”. Vậy trong trường hợp người đó thực hiện nhiều hành vi VPHC thì vẫn chỉ bị xử phạt cảnh cáo là bất hợp lý.
Theo quy định của pháp lệnh còn khá chung về mức độ hình thức xử phạt cảnh cáo vì thế nào là “vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu”? cần có những quy định cụ thể hơn đối với từng loại hành vi như thế nào thì bị áp dụng hình thức xử phạt này. Tránh tình trạng nhiều khi áp dụng một cách hình thức. Vi phạm gì cũng chỉ bị cảnh cáo.
Do cảnh cáo là hình thức xử phạt chính mà áp dụng đối với những hành vi nhỏ lần đầu mà hình thức xử phạt bổ sung chỉ đi kèm với hành phạt chính. Như vậy có những thực tế rất bất hợp lý. Nếu áp dụng hình thức phạt chính thì không thể áp dụng độc lập các hình phạt bổ sung còn nếu áp dụng các hình phạt bổ sung thì vi phạm phải ở mức nghiêm trọng.
Tóm lại không thể áp dụng cùng lúc hình thức xử phạt cảnh cáo kèm theo các hình phạt bổ sung được vì tính chất phủ định lẫn nhau này đã gây ra rất nhiều khó khăn trong quy trình áp dụng hình thức xử phạt.
2. Phạt tiền
Phạt tiền là hình thức phạt chính được quy định đối với tất cả những vi phạm còn lại. Phạt tiền đ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top