kim_loanvn90

New Member

Download Tiểu luận Nứt đất – Phân loại tai biến liên quan miễn phí





VI. Mục lục
Trang
I. Mở đầu 1
II. Nội dung
1. Định nghĩa. 2
2. Những tai biến liên quan đến nứt đất 3
3. Các biện pháp phòng chống và ứng xử với tai biến nứt đất
4. Ảnh hưởng do tai biến nứt đất đối với Việt Nam và thế giới
4.2. Ảnh hưởng do tai biến nứt đất đối với Việt Nam
4.2. Ảnh hưởng do tai biến nứt đất đối với thế giới
III. Kết luận 14
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA CHẤT
-----š›-----
MÔN: TAI BIẾN ĐỊA CHẤT
Đề Tài:
Nứt đất – Phân loại tai biến liên quan
Họ và tên sinh viên: Lê Thị Vân Hoàn
Ngô Thị Phương Thảo
Phan Ngọc Anh
Trần Thị Bích Phương
Nguyễn Xuân Tùng
Lớp: K54 Quản lý TNTN
Khoa: Địa chất
Hà Nội, tháng 03 năm 2011
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây tai biến thiên nhiên nói chung và tai biến địa chất nói riêng xảy ra với cường độ mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Để có các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu tai biến một cách hiệu quả, chúng ta cần nghiên cứu và tìm hiểu rõ các hiện tượng tai biến có thể xảy ra.
Thiên tai nứt đất được hiểu là hiện tượng nứt vỡ mặt đất, nứt vỡ vỏ trái đất do những chuyển động từ từ của vỏ trái đất (hay những phần sâu hơn) sinh ra. Ở Việt Nam, nứt đất đứng thứ tư trong số những thảm họa thiên nhiên đe dọa nhiều nhất và được phân bố ở khá nhiều nơi trên lãnh thổ nước ta. Nghiêm trọng hơn nứt đất còn liên quan tới nhiều tai biến nguy hiểm khác.
II. NỘI DUNG
1.Định nghĩa
Nứt đất là hiện tượng khá phổ biến, phá vỡ mặt địa hình hiện tại bằng những đường nứt với quy mô, kích thước khác nhau và phân bố có tính quy luật.
Theo nguồn gốc tạo thành nứt đất được chia làm 2 loại: Nứt đất có nguồn gốc kiến tạo (nội động lực) và nguồn gốc phi kiến tạo (ngoại lực).
Đối với nứt đất kiến tạo chúng thường phát triển thành đới và kéo dài theo tuyến. Nứt đất có nguồn gốc kiến tạo thường phát triển dọc theo các đứt gãy tái hoạt động. Sự vận động tương đối của các cánh theo phương thẳng đứng và ngang là nguyên nhân sinh ra các đường nứt. Nứt đất có nguồn gốc kiến tạo không bị các yếu tố tự nhiên (địa hình, tính chất cơ lí của đất đá...) khống chế, chúng có độ nứt sâu, ổn định, hoạt động mạnh, quy mô lớn, gây nguy hại lớn, khó chỉnh trị và là một tai biến nghiêm trọng. Tại các vùng có động đất mạnh có các đới tân kiến tạo hoạt động thuờng xuất hiện nứt đất. Quy mô đường nứt thường kéo dài trên 10m đến hàng trăm mét, có khi dài hơn 10km, rộng từ vài milimet cho đến 1- 2 m, sâu hàng chục mét; có loại tiếp giáp trực tiếp với đất đá sụt xuống của các đứt gãy, sự sắp xếp của chúng mang tính quy luật; có loại hình cánh nhạn, đường thẳng, đường cong,.. có loại được hình thành dải nứt của hàng loạt các vết nứt, tính chất của chúng đa phần là tính trương căng, có loại di chuyển phẳng.
Nứt đất có nguồn gốc phi kiến tạo thường phân bố có tính chất địa phương, gắn liền với các vị trí có tiềm năng trượt, sụt lún mặt đất và sập mặt đất. Phụ thuộc vào các yếu tố như thành phần vật chất, sườn dốc địa hình, vỏ phong hóa, mức độ dập vỡ của đất đá,…
2.Những tai biến liên quan với nứt đất
Nứt đất xảy ra thường đi kèm với nhiều tai biến như:
Phá hủy cơ học :
Khi nứt đất xảy ra nó sẽ phá hủy các công trình xây dựng (có thể phá hủy cả một khu phố, gây nứt đổ nhà cao tầng,..); hệ thống giao thông (nứt đường xá, uốn cong đường sắt,...); các công trình thủy lợi (đập và đê điều); hệ thống thông tin liên lạc (làm đứt các đường cáp thông tin ngầm,…); các di tích lịch sử và các văn hóa.
Nứt đất là tiền đề, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình trượt và đổ lở nhất là vùng ven bờ biển, bờ sông, suờn núi.
Do hoạt động trượt ngang dọc theo các khe nứt cắt mà trong đới khe nứt thường hay xuất hiện các hang hốc ngầm gây thoát nước trong hồ chứa, làm cạn kiệt nước trong vùng canh tác hay ngược lại, gây úng ngập do nước sủi lên từ vết nứt, lan tỏa chất ô nhiễm và nước mặn, tăng hiện tượng xói mòn.
Làm vỡ ống dẫn dầu, dẫn khí và hệ thống ống cấp thoát nước sinh hoạt đe dọa trực tiếp đến đời sống, gây ra sự lo sợ cho cộng đồng.
Nhiều trường hợp nứt đất xảy ra âm thầm lặng lẽ, không cản phá hay ngăn chặn hay dự báo được nên gây tâm lí hoang mang, sợ hãi trong cộng đồng, đảo lộn sinh hoạt, đình trệ sản xuất, náo loạn trật tự xã hội.
3. Các biện pháp phòng chống và ứng xử với tai biến nứt đất
Thành lập bản đồ hiện trạng nứt đất, khoanh vùng dự báo: Trên bản đồ này chỉ ra những vùng xảy ra nứt đất và xem xét nứt đất trong mối quan hệ với tai biến trượt, đổ lở. Từ đó phân ra các vùng nứt đất theo mức độ nguy hiểm.
Giải pháp quy hoạch khai thác lãnh thổ (giải pháp qui hoạch) và công trình: là khuyến cáo về sự nguy hiểm, tránh xây dựng các công trình có giá trị lớn và tuổi thọ cao trong những vùng có nguy cơ xảy ra nứt đất đến mức nguy hiểm. Đề xuất các quy định về xây dựng ví dụ cấm xây dựng các công trình tạo ra chất lỏng độc hại trong đới ảnh hưởng, qui định kết cấu công trình phù hợp. Sử dụng dự báo khoanh vùng nứt đất như trên có thể sử dụng định hướng cho quy hoạch tổng thể (giải pháp này dùng khi quy hoạch lãnh thổ của một vùng rộng lớn còn cho từng khu vực diện tích nhỏ các công tình lớn trước khi triển khai xây dựng vẫn cần có bước khảo sát, nghiên cứu ở mức độ chi tiết hơn).
Đối với vùng nguy hiểm, xảy ra nứt đất với qui mô lớn phải có các biện pháp: di dân và báo cáo kịp thời với các cơ quan chức năng để tìm biện pháp xử lí.
Phải đặt các trạm quan trắc theo dõi sự phát triển của nứt đất, cung cấp những tư liệu sản cần thiết để có biện pháp thích ứng kịp thời nhằm hạn chế hậu quả xấu của nứt đất. Cần phổ biến thông tin nứt đất rộng rãi trong cộng đồng, lập các quỹ bảo hiểm.
4. Ảnh hưởng do tai biến nứt đất đối với Việt Nam và thế giới
4.1. Ảnh hưởng do tai biến nứt đất đối với Việt Nam
Nứt đất được phân bố khá nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam và ẩn chứa nhiều nguy cơ lớn.
Theo bản đồ thiên tai nứt đất lãnh thổ Việt Nam, dọc quốc lộ 18A, rìa Tây đồng bằng Bắc Bộ (thuộc địa phận tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình) khu vực sông Hồng, sông Chảy, sông Mã, sông Lô, dọc theo bờ biển phía Nam,v.v…đâu đâu cũng thuộc đới đứt gãy ẩn chứa nhiều nguy cơ nứt đất.
Theo GS.TS Nguyễn Trọng Yêm (từng làm đề tài nghiên cứu về thiên tai nứt đất lãnh thổ Việt Nam) cho biết: “Phần lớn các sông và thung lũng ở nước ta chạy theo các vết nứt”. Các khe nứt thường xuyện kết hợp với nhau, có những khe nứt chỉ cắt một dạng địa hình ở độ cao nhất định, nhưng có khi lại cắt nhiều địa hình với độ cao khác nhau. Chúng cắt qua đồi, qua vườn, qua ruộng, qua nhiều nền nhà, qua trường học, qua các công trình thủy điện, đê điều.
Một số ví dụ về nứt đất ở Việt Nam
Vào cuối mùa mưa năm 1996, tại sườn phía đông đồi Ông Tượng (rìa tây nam TX Hoà Bình) đã xuất hiện hàng loạt vết nứt theo một dải phương kinh tuyến, dài trên 500m từ Trạm phân phối điện hạ thế qua phía sau trụ sở Tỉnh uỷ đến nhà máy nước thị xã (H. 5).
Ở khu vực Trạm phân phối điện quan sát được 3 khe nứt lớn chạy gần song song với nhau theo phương á kinh tuyến. Vết dài nhất đạt gần 70m. Đ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top