biyun_xiaolin

New Member

Download Đề án Các biện pháp để tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay miễn phí





Đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong giai đoạn tới cần đồng thời khuyến khích khu vực kinh tế quan trọng, kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều hình thức sở hữu, chúng vừa độc lập lại vừa đan xen lẫn nhau. Các hoạt động cảu kinh tế nhà nước phải dẫn đầu trong các hoạt động kinh doanh theo pháp luật. Đây được xem là dân tộc phát huy mọi tiềm năng của đất nước.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ác doanh nghiệp nhà nước tự chủ bố trí nguồn lực sản xuất theo ba phần, đã có tác dụng tích cực phát huy sáng tạo của cơ sở, từng bước đưa yếu tố thị trường vào cơ chế quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên các biện pháp này mang tính nửa vời chắp vá, dẫn đến khó hạch toán, khó kiểm soát, khó đánh giá.
1.2. Giai đoạn 1986-1990: Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI (1986) nêu rõ: đổi mới cơ chế quản lý, sắp xếp lại việc sản xuất của doanh nghiệp nhà nước. Đại hội chỉ rõ: "Phải đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm cho các đơn vị kinh tế quốc doanh có quyền tự chủ, thực sự chuyển sang hạch toán kinh doanh XHCN, lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động kinh tế. Sắp xếp lại sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Trên cơ sở đó ổn định và từng bước nâng cao tiền lương thực tế cho công nhân, viên chức, tăng tích luỹ cho xí nghiệp và cho nhà nước".
Đại hội vẫn tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước nhưng đưa ra quan điểm coi chủ đạo không có nghĩa là chiếm tỷ trọng lớn trong mọi ngành, mọi lĩnh vực mà thể hiện ở: năng suất, chất lượng hiệu quả.
Đây được coi là giai đoạn đổi mới có tính bước ngoặt đưa doanh nghiệp nhà nước chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh theo nguyên tắc thị trường. Nhiều học giả gọi đây là quá trình thương mại hoá có tác dụng bắt buộc các doanh nghiệp phải định hướng vào thị trường, đồng thời tăng quyền tự chủ doanh nghiệp trong các quyết định kinh doanh.
1.3. Giai đoạn 1990 đến nay
Đầu tiên Dại hội đại biểu toàn quốc lần 7 (1991) đã chủ trương "sắp xếp lại và đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh trong đó sắp xếp các xí nghiệp và tổng công ty nhà nước phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường và khu vực quốc doanh" phải được sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, kinh doanh có hiệu quả, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, thực hiện vai trò chủ đạo và chức năng của một công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước.
Đến đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII (1996) tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước về:
Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm của quá trình thực hiện "cơ chế 217" các nội dung đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước gồm: Theo quyết định 315/HĐBT các doanh nghiệp phải rà soát lại chức năng hoạt động kinh doanh, rà soát lại các yếu tố sản xuất kinh doanh như: thị trường công nghệ, vốn, tổ chức lao động, tổ chức bộ máy cán bộ, soát xét lại tình trạng tài chính, kế toán, thống kê…
Theo Nghị định 388/HĐBT các doanh nghiệp phải được thành lập lại, đăng ký lại để loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài. Luật doanh nghiệp nhà nước ban hành 4-1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra cơ sở pháp lý tổng quát trong quan hệ giữa doanh nghiệp nhà nước với nhà nước.
Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước từ 1990 đến 2000 chia 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: (1991-1993)
Với quyết định 315/HĐBT (tháng 9-1990) về giải thể và tổ chức lại những doanh nghiệp nhà nước yếu kém, nghị định 388/HĐBT về nguyên tắc điều hành doanh nghiệp nhà nước. Quyết định số 202/CT (8-6-1992) thí điểm cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước.
Giai đoạn 2 (1994-1997)
Với quyết định số 90/TTg và 91/TTg (3-1994) và chỉ thị 500/TTg (5-1995) về sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước, giải thể những liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty trước đây, hình thành tổng công ty có quy mô lớn (tổng công ty 91) và quy mô vừa (tổng công ty 90). Nghị định 38/CP (5-1996) chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
Giai đoạn 3 (từ 1998-2000):
Theo chỉ thị 20/CT-TTg (4-1998), chỉ thị 15/CT-TTg (5-1999) và Nghị định 44/CP (6-1998) về cổ phần hoá kết hợp phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước.
Đến đại hội đại biểu toàn quốc lần 9 (2001) tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế. Cần phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành sản xuất và dịch vụ quan trọng, xây dựng các tổng công ty vững mạnh, để làm nòng cốt cho các tập đoàn kinh tế lớn, có năng lực cạnh tranh ở thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế. Vì vậy cần:
Đổi mới cơ chế quản lý, phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Chuyển các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh sang hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần. Bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đầy đủ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật, xoá bỏ bao cấp của nhà nước đối với doanh nghiệp.
Thực hiện điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp nhà nước như: thực hiện cổ phần hoá những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn để huy động thêm vốn, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Ưu tiên người lao động được mua cổ phần từng bước mở rộng bán cổ phần cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Phấn đấu trong khoảng 5 năm cơ bản hoàn thành việc xắp sếp, đổi mới nâng cao hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, củng cố và hiện đại hoá từng bước các Tổng công ty nhà nước.
2. Trên cơ sở quá trình đổi mới các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định.
2.1. Những thành tựu nước ta trong giai đoạn 1991-2001 về việc đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước
Trong 5 năm 1991-1995 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kinh tế quốc doanh là 11,7%, gần gấp rưỡi tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn bộ nền kinh tế và gần gấp đôi kinh tế ngoài quốc doanh. Trong giai đoạn 1996-1999 do những nguyên nhân khác nhau đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và thiên tai liên tiếp xảy ra nên tốc độ tăng trưởng nền kinh tế nói chung giảm dần. Doanh nghiệp nhà nước cũng trong tình trạng đó, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp nhà nước vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.
Việc sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần thay đổi một bước cơ cấu vốn và lao động của doanh nghiệp, có tác động tích cực đến quá trình tích tụ và tập trung . Số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng giảm từ gần 50% (1994) xuống còn 33% (năm 1996) và 26% (năm 1998). Số doanh nghiệp có số vốn trên 10 tỷ đồng từ 10% tăng lên 15% (năm 1996) và gần 20% (năm 1998). Đồng thời vốn bình quân cho một doanh nghiệp tăng từ 3,3 tỷ đồng lên hơn 11 tỷ đồng (năm 1996) và hơn 18 tỷ đồng (năm 1998). Đặc biệt bằng những chính sách phù hợp chúng ta đã giải quyết vấn đề trợ cấp và bảo đảm chính sách cho 600.000 công nhaan giảm biên chế trong 2 đợt sắp xếp đồng thời lại tuyển dụng một số lượng gần tương đương.
2.2. Những nguyên nhân hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ôn tập Dịch tễ học CTUMP (TỔNG hợp từ các đề THI) có đáp án Y dược 1
D Đề án Đặc điểm kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 3
D Giáo án Dạy học theo chủ đề Toán 10 Tên chủ đề Các hệ thức lượng trong tam giác (Mẫu mới) Luận văn Sư phạm 0
H 25 đề thi học sinh giỏi môn vật lý lớp 11 của các trường chuyên khu vực duyên hải đồng bằng bắc bộ có đáp án Khởi đầu 2
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
V Đề án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong đi Luận văn Kinh tế 0
D Đề án Bàn về hạch toán biến động tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp hiện nay Luận văn Kinh tế 0
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0
K Đề án Vấn đề khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
G Đề án Các giải pháp Marketing nhằm nâng cao doanh số bán hàng của công ty gạch ốp lát Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top