Chay

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

I. LỜI MỞ ĐẦU

Nhập khẩu bản thân là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế. Đối với
nền kinh tế Việt Nam, vai trò của nhập khẩu lại càng quan trọng hơn: Nhập khẩu
không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá đất nước mà còn giúp bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế, qua đó góp phần cải thiện đời sống nhân dân; đặc biệt, nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu phát triển.Do đó, tình hình nhập khẩu đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế và giới doanh nhân. Đặc biệt thời gian gần đây, đề tài này trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi tất cả các số liệu đều cho thấy nhập khẩu và nhập siêu nước ta có mức tăng đại nhảy vọt.

Chính vì vậy, qua đề tài “Phân tích tình hình nhập khẩu Việt Nam từ năm 2001 đến nay”, nhóm nghiên cứu xin được đưa ra bức tranh bao quát nhất về tình hình nhập khẩu của nước ta những năm gần đây, hệ thống hoá các vấn đề chung về nhập khẩu, chỉ rõ một số nguyên nhân biến động chính và đề ra một số giải pháp.

Phạm vi nghiên cứu là lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa, không đề cập đến lĩnh vực nhập khẩu dịch vụ. Trong nhập khẩu hàng hóa, nghiên cứu cũng chỉ đi sâu vào phân tích một số vấn đề chủ yếu: tổng kim ngạch nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, cơ cấu thị trường nhập khẩu, và đề xuất một số giải pháp cho nhập khẩu của Việt Nam.

Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân tích, thống kê. Nghiên cứu sử dụng rất nhiều số liệu từ các nguồn khác nhau. Các số liệu dùng để phân tích tình hình nhập khẩu được tổng hợp chủ yếu từ nguồn đã được Tổng cục thống kê, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao công bố.

Trong phạm vi cho phép hạn hẹp, tiểu luận này chỉ có thể nêu lên các vấn đề được nghiên cứu, những kết quả khái quát nhất từ việc phân tích, thống kê số liệu; hạn chế tối đa số lượng các bảng, biểu đồ. Do giới hạn về kiến thức và phương pháp nghiên cứu nên nhóm thuyết trình không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn.

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ 2001 ĐẾN NAY

II.1. Theo tổng kim ngạch nhập khẩu, tình hình nhập siêu

Bảng 1 : Kim ngạch nhập khẩu và tình hình nhập siêu từ 2001 đến nay (Nguồn : Tổng cục thống kê)

b. 6 tháng đầu năm 2008

Tình hình NK tính theo mặt hàng có nhiều thay đổi mang tính đột biến trong 6 tháng đầu năm 2008.Chỉ trong 6 tháng đầu năm, KNNK ước tính đã vượt tổng KN cả năm 2007. Trong đó:
- Nhóm hàng máy móc thiết bị, công cụ và phụ tùng vẫn chiếm vị trí dẫn đầu về giá trị NK. Hết quý II/2008, NK nhóm hàng này đạt 6,95 tỷ USD. Liên tục trong 8 tháng qua NK nhóm hàng hóa này đạt trên 1 tỷ USD/tháng. Tháng 5 và 6 giảm nhẹ chủ yếu là do khối các doanh nghiệp trong nước suy giảm NK. Tuy nhiên, NK của các doanh nghiệp FDI lại tăng liên tiếp trong mấy tháng gần đây. Cùng với đó, những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế sẽ thúc đẩy đầu tư và vì vậy nhóm hàng hóa này dự kiến sẽ vẫn giữ được tiến độ NK trong các tháng tiếp theo.
- Với mặt hàng xăng dầu, mặc dù lượng chỉ tăng 8,7% nhưng giá tăng mạnh đã làm tăng 82% KNNK, với trị giá là 6,38 tỷ USD, gần đạt được mức 7,71 của năm 2007.
- Mặt hàng sắt thép vẫn giữ mức giá trị NK cao, tăng 66,8% về lượng so với cùng kì năm trước, cộng thêm với sự tăng giá hàng ngày của sắt thép khiến cho tổng giá trị NK trong 2 quý đầu năm đã lên tới 4,58 tỷ USD, gần bằng KN sắt thép cả năm 2007.
- Một số mặt hàng NK chính khác của nước ta như phân bón; máy tính, sản phẩm linh kiện điện tử; chất dẻo nguyên liệu; ô tô và linh kiện ô tô; thức ăn gia súc… cũng đều đạt giá trị NK trên 1 tỷ USD. Đáng nói nhất là mặt hàng ô tô nguyên chiếc và phụ tùng ô tô với KNNK 6 tháng đầu năm đã tăng gấp 2,8 lần so với cả năm 2007. Còn KNNK mặt hàng phân bón thì cũng vừa vượt cả năm 2007.

II.4. Nhận định chung về tình hình nhập khẩu từ 2001 đến nay

Dựa trên những phân tích trên, nhóm nghiên cứu rút ra một số nhận định tổng quan về tình hình NK của Việt Nam tính từ 2001 đến nay.
- NK đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên nhập siêu giữ ở mức cao, KNNK tăng mạnh, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2007. 6 tháng đầu năm 2008 đã nhập siêu 14.21 tỷ USD, vượt cả toàn năm 2007.

- Có sự

chuyển dịch trong cơ

cấu mặt hàng theo hướng tăng tỷ

trọng hàng

nguyên nhiên vật liệu, giảm hàng máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng. Cơ cấu này thể hiện sự phụ thuộc ngày càng tăng về nguyên liệu đầu vào của Việt Nam. Đồng thời phản ảnh việc chưa chú trọng đầu tư cải tiến trang thiết bị trong nước.
- Việt Nam vẫn giữ nguyên các đối tác NK chính nhưng chủ yếu vẫn là từ Châu Á trong 5 năm gần đây Trung Quốc đã vươn lên trở thành thị trường NK chính của VN với Kim ngach vượt hơn hẳn so với các thị trường còn lại. Đứng trên góc độ một nước đang phát triển thì điều này giảm khả năng NK công nghệ nguồn từ các nước tiên tiến trên thế giới.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHO TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

III.1. Học hỏi kinh nghiệm một số nước trên thế giới

III.1.1. Australia

Hiện nay, môi trường kinh doanh thương mại ở Australia đã được cải thiện đáng kể. Chính phủ Australia đã rất năng động trong việc giảm thiểu các quy định pháp lý và nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh doanh, bao gồm cắt giảm các mức thuế suất xuống mức chung là 5% giá FOB vào ngày 01/07/1996, ngoại trừ các mặt hàng là ô tô, hàng dệt may và giày dép. Để xác định giá trị lô hàng NK ghi bằng đồng ngoại tệ sang đồng đô la
Australia, hải quan Australia sử dụng tỷ giá hối đoái tương ứng vào thời điểm xuất
hàng. Hạn ngạch NK đối với một số mặt hàng dệt may và giày dép được bãi bỏ vào ngày 01/03/1993. Kể từ đó, các biện pháp kiểm soát NK duy nhất đối với những mặt hàng này là thuế NK, được thực hiện tăng giảm theo từng giai đoạn cho đến năm 2000. Những đợt cắt giảm tiếp theo được áp dụng từ ngày 01/01/2005.

III.1.2. Chi lê

Nhằm đáp ứng sự phát triển của tương lai, Chilê đã quyết định hạ thấp thuế suất thuế NK và huỷ bỏ những rào cản thương mại. Hai mục đích chính của việc này là: thứ nhất, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư công nghệ mới và máy móc nhằm tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm có nguồn gốc khoáng sản, một hàng rào thuế quan thấp để giúp hạ thấp các chi phí giá thành; thứ hai, các cắt giảm thuế quan về cả hai phía giúp người tiêu dùng có khả năng sử dụng các sản phẩm NK với chất lượng tốt và giá thành hạ.

Vào trước năm 1973, biểu thuế NK của Chilê khá cao, tất cả các mặt hàng đều chịu mức thuế 200%, làm hạn chế việc NK nguyên liệu, kìm hãm sản xuất, đồng thời gia tăng việc buôn lậu. Từ năm 1980, Chilê đã hạ dần biểu thuế NK xuống 12% vào năm 1995. Kể từ 1/1/2000, thuế suất áp dụng là 9% (so với mức 11% giai đoạn 1991- 1998 và 10% năm 1999). Mức thuế suất này tiếp tục giảm 1% vào mỗi năm tiếp theo xuống còn 6% kể từ ngày 1/1/2001, áp dụng đối với hàng hóa NK từ tất cả các nước chưa có Hiệp định Thương mại Tự do với Chilê. Trong một vài năm tới, Chính phủ đang có chủ trương trình quốc hội hạ mức thuế NK còn 4%. Việc áp dụng một mức thuế NK thấp và duy nhất, khiến cho doanh nghiệp chấp hành nghiêm chính sách, làm giảm đáng kể buôn lậu, Chính phủ không tốn chi phí cho công tác chống buôn lậu.

III.1.3. Trung Quốc

Từ khi tiến hành cải cách mở cửa, Trung Quốc đã từng bước quy phạm biện pháp phân phối hạn ngạch NK. Ðối với một số ít mặt hàng được quản lý bằng hạn chế số lượng NK thì thực hành việc đấu thầu phân phối hạn ngạch, bán hạn ngạch hay quy tắc hoá việc phân phối. Trung Quốc cũng tiến hành đơn phương giảm thuế NK 225 loại hàng và bãi bỏ toàn bộ thuế điều tiết NK vào đầu năm 1992. Từ đó cho đến nay trung Quốc liên tục cắt giảm thuế NK cho ngày càng nhiều mặt hàng. Ðối với hàng hoá NK, trừ các loại hàng hoá được Nhà nước phê chuẩn miễn thuế, tất cả các loại khác đều thu thuế hải quan, thuế công thương, một số ít có doanh thu lớn sẽ nâng cao thuế suất hơn. Thông qua hàng loại các cải cách cơ chế NK Trung Quốc từng bước thích ứng với yêu cầu của quy phạm mậu dịch quốc tế.

III.2. Giải pháp vĩ mô

- Để giảm nhập siêu, trong thời gian tới cần ưu tiên tăng trưởng XK. Cùng với các mặt hàng truyền thống, doanh nghiệp trong nước cần đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng có tiềm năng như nông sản thực phẩm, khoáng sản; tập trung xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, có thể mang lại nguồn thu lớn như dệt may, giày da, đồ gỗ, điện-điện tử, nông-thủy sản, nhất là các sản phẩm công nghệ cao. Để giải quyết việc phụ thuộc vào nguyên liệu NK, Bộ Công thương đang đưa ra kế hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, nguyên phụ liệu cho các ngành. Nghiên cứu và triển khai đồng bộ các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước để giảm NK các loại hàng hoá này.
- Trong cơ cấu NK ưu tiên NK vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ đầu tư trong nước, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong

nước, đẩy mạnh XK. Xây dựng hàng rào cản tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp định chế quốc tế, từ đó kiểm soát NK một cách có hiệu quả, nhất là với các mặt hàng có khối lượng và KNNK lớn mà trong nước có khả năng sản xuất, chống lãng phí trong đầu tư, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước, góp phần hạn chế nhập siêu.
- Tăng cường quản lý, giám sát NK theo đúng cam kết WTO và AFTA cũng như những quy định của Việt Nam, từ đó có biện pháp hạn chế NK. Đặc biệt, phải tăng cường giám sát chất lượng, tăng cường kiếm tra hàng hoá NK các mặt hàng buôn bán qua biên giới. Nghiên cứu cơ chế quản lý NK hiệu quả nhằm từng bước giảm KNNK nhưng vẫn đảm bảo phát triển sản xuất trong nước.
- Có giải pháp giảm nhập siêu từ những thị trường có tỷ trọng NK lớn như châu Á, trong đó có Trung Quốc bằng các đàm phán để tăng XK vào các thị trường này. Tiếp tục triển khai một số công cụ quản lý phù hợp quy định của WTO như hạn ngạch thuế

quan, thuế

tuyệt đối. Ngoài ra, trong thời gian tới để

hạn chế

nhập siêu, Bộ

Công

thương đề xuất chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong tiêu dùng và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong nước.
- Áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt và tăng biên độ dao động để tăng độ co giãn của cầu và cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, tạo thuận lợi cho cung và cầu ngoại tệ gặp nhau nhằm tăng xuất khẩu ròng.
- Các chính sách tài chính, tín dụng cho đầu tư cũng cần được kết hợp đồng bộ về giải pháp. Các sắc thuế cần khuyến khích NK nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng thiết yếu, hạn chế NK hàng xa xỉ, chưa thiết yếu, hạn chế mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu. Chính sách tín dụng cần ưu tiên cho các cơ sở sản xuất, xuất khẩu sử dụng nhiều lao động tại chỗ, tận dụng nguyên vật liệu địa phương, sản xuất hàng thiết yếu, hàng có triển vọng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thu mua hàng xuất khẩu, tồn trữ ở mức độ hợp lý khi mùa vụ rộ và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu có hiệu quả. Các mặt hàng NK chủ lực cần được xác định ngay để chủ động đảm bảo nguồn ngoại tệ, kịp thời đưa hàng về vào thời điểm nóng, lấy lại thăng bằng cung - cầu trên thị trường nội địa.
- Thiết lập các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp phi thuế trong quản lý xuất nhập khẩu, kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu, đặc biệt về vệ sinh, an toàn thực phẩm, giữ gìn và đề cao uy tín của thương hiệu Việt Nam; giám định chặt chẽ hàng NK đảm bảo tiêu chuẩn để sản xuất, lưu thông trên thị trường nội địa.. Tăng cường kiểm soát đi đôi
với việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để thông quan hàng hoá xuất
nhập khẩu thuận lợi những vẫn giữ lành mạnh cho nền kinh tế, đảm bảo lợi ích quốc gia, đồng thời có thể mở thêm các phòng cấp giấy phép xuất nhập khẩu khu vực.

III.3. Giải pháp vi mô


- Tiến hành chương trình tổng rà soát các ngành hàng NK chính, các đơn vị doanh nghiệp đầu mối NK lớn của từng ngành hàng để xác định các ngành hàng cần hạn chế NK, mức độ hạn chế về khối lượng và cơ cấu mặt hàng NK, xác định nhóm chủ thể (đơn vị đầu mối lớn) NK thích hợp với từng ngành hàng, mặt hàng.
- Phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghệ sản xuất hàng thay thế hàng NK; huy động tiết kiệm của cả nền kinh tế, từ các doanh nghiệp và mỗi thành viên trong xã hội; xây dựng được nguồn lao động kỹ thuật cao, tay nghề giỏi; đổi mới công nghệ sản xuất và quy trình quản lý để tăng năng xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất, lưu thông; tìm ra mặt hàng mới, mặt hàng có lợi thế so sánh, có tiềm năng, mặt hàng chất lượng tốt, giá trị gia tăng cao, thương hiệu được khẳng định; nhanh chóng khai thác thiết bị, máy móc mới đầu tư.
- Duy trì đối thoại giữa các doanh nghiệp với các cấp quản lý, phát hiện nhanh, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp. Lập đường dây nóng để xử lý nhanh các tình huống.
- Bản thân các doanh nghiệp cần cố gắng hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá, tạo cho hàng hoá sức cạnh tranh với hàng hoá NK, từ đó hạn chế nhập siêu, người tiêu dùng vẫn được sử dụng hàng chất lượng cao nhưng giá rẻ hơn so với hàng NK.

IV. KẾT LUẬN

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top