hoacomay1727

New Member
Download Chuyên đề Biện pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần bao bì và má phanh viglacera

Download Chuyên đề Biện pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần bao bì và má phanh viglacera miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ MÁ PHANH VIGLACERA 9
1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanhViglacera 9
1.1.1 Thông tin chung 9
1.1.1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp. 9
 
1.1.2 Quá trình ra đời và phát triển của Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera 11
1.2. Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera 14
1.2.1 Đánh giá tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera 14
1.2.2 Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera 18
1.2.2.1 Những thuận lơi: 18
1.2.2.2 Những khó khăn: 19
1.2.3 Các hợp đồng đã thực hiện 20
1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera 21
1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera 21
1.3.2 Sản phẩm và thị trường 27
1.3.3 Về cơ sở vật chất kỹ thuật 30
1.3.4 Về lao động 35
1.3.4.1 Cơ cấu trình độ theo lao dộng. 35
1.3.4.2. Các hình thức thù lao trong doanh nghiệp. 37
1.3.4.3. Các hình thức thưởng: 39
1.3.4.4 Đội ngũ nhân viên Marketing. 40
1.3.5 Nguyên vật liệu và nhà cung ứng 40
1.3.6 Về nguồn vốn và việc sử dụng nguồn vốn 42
1.3.6.1 Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh. 42
1.3.6.2 Tình hình nợ vay và trả ngân hàng : 43
Chương II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN BAO BÌ VÀ MÁ PHANH VIGLACERA 45
2.1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm 45
2.1.1 Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacer 45
2.1.2 Phân tích thị trường kinh doanh của Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera 48
2.1.2.1Thị trường trong Tổng công ty Viglacera 49
2.1.2.2 Thị trường ngoài Viglacera 50
2.2. Các biện pháp đã thực hiện nhằm duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera 52
2.2.1 Hoạt động xúc tiến, khuyếch trương 52
2.2.2 cách vận chuyển 53
2.2.3 Nghiên cứu thị trường và cách thâm nhập thị trường 54
2.2.4 Chính sách sản phẩm và chính sách giá 56
2.2.5 Kênh phân phối 57
2.2.6 cách thanh toán 60
2.3. Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty so với đối thủ cạnh tranh 60
2.3.1 Phân tích ma trận BCG và ma trận sản phẩm - thị trường 60
2.4. Đánh giá chung những thành tựu và hạn chế trong việc duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera. 64
2.4.1 Những thành tựu đạt được. 66
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân. 68
Chương III. GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ MÁ PHANH VIGLACERA 70
3.1. Phương hướng và mục tiêu 70
3.1.1 Phương hướng phát triển thị trường của Công ty Cổ phẩn Bao bì và Má phanh Viglacera 70
3.1.1.1 Tăng cường đổi mới công nghệ tiên tiến 70
3.1.1.2 Phát triển sản phẩm theo hướng đa dạng hoá và thân thiện với môi trường 70
3.1.1.3 Phát triển nguồn nhân lực 71
3.1.1.4 Tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý chất lượngISO 72
3.2.1Mục tiêu của Công ty Cổ phẩn Bao bì và Má phanh Viglacera: 72
3.2. Các giải pháp duy trì và phát triển thị trường của Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera 73
3.2.1 Xây dựng và phân tích ma trận SWOT 73
3.2.2 Một số giải pháp duy trì và phát triển thị trường của Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera 75
3.2.2.1 Xây dựng chính sách ưu đãi với các đơn vị trong Tổng công ty Viglacera 76
3.2.2.2 Tăng cường hoạt động Marketing và dự báo thị trường 78
32.2.3 Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, phát triển sản phẩm theo định hướng thị trường 81
3.2.2.4 Cải thiện và củng cố uy tín của Công ty trên thị trường, bước đầu tham gia liên doanh liên kết 82
3.3. Một số kiến nghị với Tổng công ty Viglacera 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ần còn có ý nghĩa nâng cao đời sống của công nhân. Các hình thức thưởng được áp dụng : Thưởng thường xuyên từ quỹ lương, thưởng hoàn thành và vượt khối lượng sản phẩm, thưởng phát kiến mới trong sản xuất. Để có thể đưa ra mức thưởng cho công nhân công ty sử dụng biện pháp cho điểm xếp hạng bằng phương pháp bình bầu nhưng có sự giám sát của cán bộ quản lý. Mỗi phân xưởng được giao chỉ tiêu thưởng phụ thuộc vào mức độ đóng góp của đơn vị cho công ty.
Hạng A : Đảm bảo đúng năng suất lao động , tham gia làm việc đủ thời gian, không vi phạm các quy chế của công ty.
Hạng B : Đảm bảo 90% năng suất lao động , thực hiện các nội quy đủ, thời gian làm việc đạt 90 %.
Hạng C : Đảm bảo 80% năng suất lao động, 80% ngày công , thực hiện tốt nội quy.
Ngoài ra tuỳ hình thức khen thưởng mà công ty đặt ra các chỉ tiêu khác : thâm niên, trình độ ...
Song song với các hình thức thưởng công ty có đề ra các hình thức phạt : cắt thưởng, đền bù mất mát, hỏng hóc,...nhằm nâng cao trách nhiệm, tinh thần làm việc.
1.3.4.4 Đội ngũ nhân viên Marketing.
Trong những năm qua Công ty đã có các công tác xúc tiến thị trường, khuyếch trương sản phẩm, tìm nhà phân phối có năng lực .Trên cơ sở những mối quan hệ uy tín lâu dài trước đây đồng thời thông qua hệ thống kênh phân phối đang ngày càng mở rộng .Với những chính sách thích hợp Công ty có khả năng phát triển sâu vào thị trường trong Viglacera và mở rộng thị trường ngoài Viglacera. Đội ngũ nhân viên Marketing lâu năm, nhiệt huyết, có nhiều kinh nghiệm và nhiều mối quan hệ trên thị trường. Năm 2008, Công ty quyết định tuyển thêm 2 vị trí nhân viên Marketing nhằm trẻ hoá đội ngũ và tạo bầu không khí mới6, khuyến khích sáng tạo, thi đua trong phong cách làm việc của đội ngũ Marketinh. Mặt khác để bổ sung nhân sự thị trường để góp phần hoàn thành kế hoạch duy trì và phát triển sản phẩm của Công ty.
1.3.5 Nguyên vật liệu và nhà cung ứng
-Đối với sản phẩm bao bì:
+ Nguyên liệu chính: Giấy cuộn Kraf, Duplex các loại.
+ Nguyên liệu phụ : Bột sắn, PVA, xút để tạo hồ dán, thuốc tím, axit oxalic.
+ Nhiên liệu : Điện năng ,dầu hoả.
Nhà cung ứng :
+ Giấy in sách và sản xuất chủ yếu là nhập giấy của Công ty giấy Tây Đô, Giấy Hưng Hà ,Giấy Việt Trì, Giấy Lam Sơn, Hàn Quốc...
+ Mực in chủ yếu của Việt Nam,ngoài ra còn nhập từ Trung Quốc, Đài Loan...
Giấy là nguyên liệu dễ cháy ,dễ ẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra. Nguyên liệu có tốt thì sản phẩm mới tốt. Do đó cần bảo quản điều kiện thông thoáng và tránh cháy nổ vì vậy công nhân Công ty phải tuân thủ chặt chẽ nội quy lao động, an toàn lao động.
Đối với sản phẩm má phanh :
+ Nguyên liệu chính : Amiăng.
+ Nguyên liệu phụ : Bột màu, Ôxít kẽm, Axit béo, bột cao su, mạt đồng, than đen , hạt ma sát, nhựa PR, bột garphit, phoi nhôm, barisunphat.
+ Nhiên liệu : dầu diezen, điện năng.
Nhà cung ứng: Nguồn nguyên liệu chính từ Nhật Bản, Hàn Quốc.
Hiện nay Công ty đang gặp khó khăn khi giá của nguyên, nhiên vật liệu tăng nhanh ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và doanh thu tiêu thụ vì giá bán tăng chậm hơn. Năm 2006, giá cả vật tư sản xuất má phanh ô tô- xe máy tăng liên tục đã đẩy chi phí sản xuất tăng 9,74% trong khi giá bán hầu như chưa tăng vì doanh nghiệp đang mở rộng thị trường và phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc giá rẻ. Năm 2007, giá cả vật tư năng lượng và dịch vụ đầu vào tăng liên tục, giấy khan hiếm giá tăng đột biến 30-35%. Nhiên liệu phụ, năng lượng đều tăng 15-20% nhưng giá bán má phanh chỉ tăng thêm 6% và sản phẩm bao bì tăng 5%. Vì vậy đối với sản phẩm bao bì công ty đã thực hiện tốt công tác tiết kiệm vật tư nguyên liệu. Những giấy lề được tận dụng làm lót cho các công ty sứ vệ sinh, nếu không tận dụng được sẽ được thu gom bán phế liệu để tái sản xuất. Lõi cuộn cũng được tận dụng bán cho đơn vị có nhu cầu. Mặt khác Công ty cũng cần chú ý đến việc tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với những nhà cung ứng hiện tại ,và tìm thêm nhà cung ứng mới trên thị trường nhằm ổn định giá nguyên, nhiên liệu. Đối với sản phẩm má phanh ta nhận thấy nguyên liệu chính được nhập từ Nhật Bản ,Hàn Quốc để đảm bảo chất lượng sản phẩm nhưng công ty sử dụng phương pháp nhập khẩu gián tiếp, thông qua công ty phân phối tại Việt Nam. Vì vậy trong xu hướng hội nhập và xoá bỏ dần hàng rào thuế quan, Công ty nên chủ động tìm nhà cung ứng nước ngoài trực tiếp không qua trung gian để giảm chi phí trung gian và chủ động trong mua nguyên vật liệu.
Ngoài ra, công tác thu mua và kế hoạch tồn kho nguyên vật liệu cần được xây dựng hợp lý để bảo đảm chất lượng nguyên vật liệu(NVL), giảm thiểu chi phí tồn kho, vận chuyển, cung cấp kịp thời cho sản xuất. Góp phần ổn định chi phí NVL, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá, nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống người lao động.
1.3.6 Về nguồn vốn và việc sử dụng nguồn vốn
1.3.6.1 Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh.
Tổng nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tại thời điểm 31/12/2007 ước đạt 51.000 triệu đồng. Trong đó :
-Nguồn vốn chủ sở hữu là : 7.000 triệu đồng , chiếm 13,7% tổng nguồn vốn.
-Nguồn vốn vay các ngân hàng thương mại là : 33.000 triệu đồng, chiếm 64,7% tổng nguồn vốn, trong đó :
+ Vốn vay ngắn hạn : 22.000 triệu đồng , chiếm 66,7 % tổng vốn vay các ngân hàng thương mại và bằng 43 % tổng nguồn vốn.
+ Vốn vay trung dài hạn : 11.000 triệu đồng, chiếm 33,3% tổng vốn vay các ngân hàng thương mại và chiếm 21,5% tổng nguồn vốn.
- Nguồn vốn vay huy động từ các cá nhân : 5.000 triệu đồng , chiếm 9.8% nguồn vốn.
- Nguồn vốn khác : 6.000 triệu đồng, chiếm 11,8% tổng nguồn vốn.
1.3.6.2 Tình hình nợ vay và trả ngân hàng :
- Tình hình vay và trả ngân hàng về đầu tư :
Trong năm 2007 công ty trả được 3.655,863 triệu đồng gốc và lãi vay đầu tư xây dựng cơ bản đạt 98% so với kế hoạch là 3.730,472 triệu đồng. Trong đó :
+ Trả gốc : 2.968,271 triệu đồng, đạt 99 % kế hoạch.
+ Trả lãi : 687,592 triệu đồng , đạt 94% so với kế hoạch.
- Tình hình vay và trả nợ ngân hàng về vốn vay lưu động :
+ Số dư nợ vay vốn lưu động đến hết thời điểm ngày 31/12/2007 là 27.000 triệu đồng.
+ Số ước trả lãi năm 2007 là : 3.477,240 triệu đồng.
Năm 2007 tổng giá trị hàng tồn kho là 2.950 triệu đồng, nợ phải thu của toàn bộ khách hàng là 27.000 triệu đồng, trong khi đó vốn vay ngắn hạn là 22.000 triệu đồng do đó khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp thấp. Công ty cần có biện pháp giảm nhẹ áp lực tài chính mà chủ yếu là thực hiện thu nợ phải thu của khách hàng đúng tiến độ, đồng thời có phương án hợp lý hóa chi phí hàng tồn kho, giảm lượng tồn kho ngoài dự kiến thông qua công tác mở rộng thị trường. Năm 2007, doanh thu và sản lượng sản xuất kinh doanh đều tăng , tuy nhiên chi phí tài chính là 4.164,832 triệu đồng chỉ bằng 90 % thực hiện năm 2006, đây là một tín hiệu tốt cho thấy công tác tài chính được cải thiện đáng kể.
Qua phân tích trên ta thấy những khó khăn về tài chính sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực của cảng tại chi nhánh công ty tnhh mtv thủy sản hạ long Nông Lâm Thủy sản 0
D NHỮNG BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sả Nông Lâm Thủy sản 0
D một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung các tư thế tác động cơ bản vận động trê Luận văn Sư phạm 0
J Một số biện pháp và ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình thanh toán và tiễn khách tại khách sạn Vĩnh Khá Luận văn Kinh tế 0
L Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty kinh doanh lữ hành An Phú Luận văn Kinh tế 2
N Phương hướng và biện pháp nhằm thu hút khách nội địa ở khách sạn Việt Thành Luận văn Kinh tế 0
N Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty Đầu tư Xây lắp và Thươn Luận văn Kinh tế 0
M Một số biện pháp nhằm tăng lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm thương mại In Luận văn Kinh tế 0
H Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Dược phẩm TW1 Luận văn Kinh tế 0
C Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top