Download Báo cáo Việc làm và tạo việc làm

Download Báo cáo Việc làm và tạo việc làm miễn phí





Hiện nay lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đang tham gia lao động ở 30 nhóm ngành, nghề khác nhau như: xây dựng, cơ khí, điện tử, dệt, máy, chế biến thuỷ sản, vận tải biển, đánh bắt hải sản, dịch vụ, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, Cụ thể là: 45% lao động làm trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, 26% trong lĩnh vực xây dựng, 20% trong lĩnh vực cơ khí, 6% trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến thuỷ sản, 3% trong lĩnh vực khác.
Tỷ lệ lao động có tay nghề là khoảng 65%; ở một số nước như Nhật Bản, Libia tỷ lệ này đạt gần 100%. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu lao động phổ thông có xu hướng giảm và tăng nhu cầu lao động có tay nghề (trước khi đi làm việc ở nứơc ngoài đã được đào tạo).
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ố- nguồn lao động năm 2001 thì dân số từ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên chia theo thành phần kinh tế như sau:
Bảng 4: Dân số có việc làm chia theo thành phần kinh tế.
Thành phần KT
Số lao động (người)
Tỷ lệ trong tổng số lao động (%)
Nhà nước
3769151
10
Tập thể
6144862
16,32
Tư nhân và hỗn hợp
1361376
3,61
Cá thể
26048291
69,14
FDI
353750
0,94
Nguồn: bộ lao động-thương binh và xã hội.
Kết luận: So với các nước trong khu vực thì tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam tương đối cao. Khu vực nông thôn vẫn là khu vực thu hút chủ yếu lực lượng lao động và là khu vực tạo ra đựơc nhiều việc làm mới cho người lao động. Nhưng thực tế điều tra cũng cho thấy tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc ở khu vực này chưa cao chỉ chiếm khoảng hơn 70%. Và đó là một sự lãng phí nguồn lao động. Mặt khác, thu nhập ở khu vực này còn thấp lại chủ yếu làm công cho hộ gia đình mình nên cuộc sống của người lao động chưa được cải thiện là mấy.
Chính bởi vậy, giải quyết việc làm cho đối tượng là lao động ở nông thôn là điều cần làm trước hết. Và xuất khẩu lao động là một trong những biện pháp đã được áp dụng.
B_ Xuất khẩu lao động Việt Nam thời kỳ 1980- 2003.
Trước tình trạng sức ép việc làm đã có những tác động xấu không nhỏ lên nền kinh tế, lên đời sống xã hội của quần chúng nhân dân và nhiều khía cạnh khác, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để giải quyết việc làm cho người lao động nhằm giảm bớt sức ép về việc làm.Tuy chưa xoá bỏ được sức ép về việc làm nhưng chúng ta cũng đã đạt đựơc những kết quả đáng ghi nhận. Đóng góp vào trong đó có phần không nhỏ của công tác xuất khẩu lao động. Công bằng mà nói, ngay từ đầu dù xác định xuất khẩu lao động là một biện pháp quan trọng để giải quyết việc làm nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn chưa nhận thức đúng đắn hoàn toàn về nó. Chỉ đến khi xuất khẩu lao động được tiến hành và đem lại các kết quả tốt đẹp thì nhận thức của Đảng và Nhà nước ta dần dần thay đổi và coi nó như một biện pháp chiến lược trong giải quyết việc làm và phát triển kinh tế đất nước. Sự chuyển biến trong nhận thức cũng dẫn đến sự ban hành hàng loạt các chính sách, sự nới lỏng, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu lao động. Nhờ vậy mà trong những năm gần đây có thể nói hoạt động xuất khẩu lao động đang trên đường khởi sắc. Chúng ta có thể phân chia xuất khẩu lao động thành hai chặng đường cơ bản sau:
+ Giai đoạn từ 1980 đến 1990
+ Giai đoạn từ 1991 đến 2003.
Sở dĩ phân chia như trên vì xuất khẩu lao động trong hai giai đoạn trên có những đặc trưng cơ bản rất khác biệt. Giai đoạn từ 1980-1990: là giai đoạn xuất khẩu lao động được sự bao cấp hoàn toàn của nhà nước, do chính nhà nước tiến hành và hầu như không chịu sự tác động của thị trường. Giai đoạn 1991-2003: là giai đoạn xuất khẩu lao động chịu sự tác động của thị trường, chủ thể tham gia chủ yếu trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không phải nhà nước mà là các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Phân chia như vậy cho thấy con đường trưởng thành, phát triển của xuất khẩu lao động Việt Nam cũng đồng thời phản ánh bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam và quan điểm chủ trương của Đảng, nhà nước ta trong từng thời kỳ.
I. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Giai đoạn 1980 đến 1990.
Từ đầu năm 1980 chính phủ ra quyết định QĐ 46/ CP ngày 11/02/1980 “về việc đưa công nhân và cán bộ đi bồi dưỡng nâng cao trình độ và làm việc có thời hạn ở các nước xã hội chủ nghĩa”.
Trong khuôn khổ hịêp định và nghị định thư đã ký kết giữa nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu (Liên Xô, CHDC Đức, Bungari, Tiệp Khắc) ta đã đưa được 277183 lao động và chuyên gia đi làm việc ở nứơc ngoài, bình quân mỗi năm đưa được khoảng 2,5 vạn lao động. Lao động có nghề chiếm khoảng 42%, lao động không có nghề chiếm 58%. Đặc biệt những năm 1988, 1989, 1990 lao động không có nghề chiếm khoản 70%. Đa số lao động trước khi đi không qua đào tạo, bồi dưỡng. Lao động sang các nước Đông Âu chủ yếu là lao động trong lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật. Lao động được bố trí làm việc tại nhà máy, xí nghiệp theo hình thức đội, đơn vị, đoàn, vùng và đựơc đào tạo nghề theo hình thức kèm cặp trong sản xuất tại xí nghiệp của bạn. Nước bạn bố trí sử dụng, tổ chức, chịu chi phí đào tạo hoàn toàn với nguồn lao động do ta cung ứng. Đối tượng được đưa đi thường là cán bộ, công nhân, bộ đội xuất ngũ và con em của các cán bộ công nhân viên đang công tác. Người lao động không phải trả bất cứ một khoản chi phí nào do được nhà nước bao cấp. Các cơ quan quản lý nhà nước phải làm tất cả từ đàm phán ký kết đến phân bổ chỉ tiêu tuyển lao động, khám sức khoẻ, kiểm tra hồ sơ, làm thủ tục xuất cảnh, biên chế lực lượng lao độngđược tuyển thành các đơn vị đưa đi, thu tài chính. Do được tuyển chọn, giáo dục kỹ trước khi đi lại được quản lý chặt chẽ ở nước ngoài nên lao động Việt Nam được nứơc bạn tin dùng và đánh giá cao.
Trong thời kỳ này chúng ta cũng đã tổ chức đưa lao động sang làm việc ở Trung Phi chủ yếu dưới hình thức hợp tác chuyên gia trong lĩnh vực y tế, giáo dục, tài chính ở một số nước như: Ăngola, Angieri, Modămbich, Cônggô. Tại khu vực Trung Đông chúng ta cũng đã đưa lao động đi làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng. Trung Đông là khu vực bao gồm một số nước ở TÂY NAM Á VÀ BẮC PHI trải dài từ Libia đến Afganistan gồm chủ yếu các nước theo đạo Hồi, chiếm 2/3 nguồn dầu mỏ của thế giới. Năm 1980 Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang Iraq thông qua hiệp định chính phủ gồm có gần 20.000 lượt lao động Việt Nam làm việc tại các công trình thuỷ lợi lớn. Do chiến tranh vùng Vịnh số lao động nói trên phải trở về nước.
Đặc trưng của giai đoạn này là: sự hợp tác lao động mang tính chất tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nứơc là thành viên của khối “SEV” (Hội đồng tương trợ kinh tế). Vì thế xuất khẩu lao động ít chịu tác động của thị trường, tính cạnh tranh không cao và nói chung hiệu quả kinh tế chưa cao.
Giai đoạn 1991 đến 2003.
Bắt đầu từ giai đoạn này chính phủ Việt Nam đã có những nhận thức mới mẻ hơn, đúng đắn hơn về xuất khẩu lao động. Chỉ thị 41_CT/ TƯ(22/9/1998) khẳng định: “Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nứơc trong thời kỳ CNH, HĐH”.
Mặt khác, cùng với sự chuyển biến tính chất của nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường nên đặc trựng của xuất khẩu lao động trong giai đoạn này là xuất khẩu lao động chịu s...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Hoàn thiện việc lập và phân tích Báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp ở Việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
C Phương hướng hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính - Kế toán trong việc phân tích tình hình tài chín Công nghệ thông tin 0
E Hệ thống Báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần giám định Vina Luận văn Kinh tế 0
R Đặc điểm Công ty Kiểm toán Việt Nam với việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài Luận văn Kinh tế 0
B Tiền lương - Sự ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính, từ đó hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thốn Luận văn Kinh tế 0
K Hoàn thiện việc thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty dịch vụ Luận văn Kinh tế 0
L Đánh giá việc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chế độ kế toán hiện hành Luận văn Kinh tế 0
C Thực trạng việc lập báo cáo kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập Luận văn Kinh tế 0
X Báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
T Tác động của quảng cáo trên báo chí đối với việc định hướng giá trị của công chúng trẻ đô thị Việt N Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top