Darryl

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu:
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nói chung và biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hiệu lực các phán quyết dân sựvề tài sản của Tòa án. Hiệu quả của việc kê biên tài sản của người phải thi hành án là cơ sở, là tiền để cho thành công, hiệu của quả một vụ thi hành án về tài sản mà đượng sự không tự nguyện thi hành.Dưới đây sinh viên xin trình bày những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án.
I. Một số vấn đề lý luận và những quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự:
1. Một số khái niệm và đặc điểm của biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án:
Khái niệm biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự: là biện pháp thi hành án dân sự dùng quyền lực của Nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự của họ, do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án.
Khái niệm biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án: là biện pháp cưỡng chế thi hành án do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành.
Điều 71 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 ( LTHADS) đã quy định 6 biện pháp cưỡng chế thi hành án, kê biên tài sản của người phải thi hành án kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ là một trong 6 biện pháp đó. Chính vì lẽ đó biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án có những đặc điểm chung của các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự như sau:
- Thể hiện quyền năng đặc biệt của Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước;
- Được chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án nhằm buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của tòa án;
- Đối tượng của các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là tài sản hay hành vi của người phải thi hành án mà cụ thể đối tượng của biện pháp kê biên là tài sản của người phải thi hành án;
- Người bị áp dụng thi hành án ngoài việc phải thực hiện các nghĩa vụ trong bản án, quyết định do tòa án tuyên họ còn phải chịu mọi chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự;
- Biện pháp cưỡng chế được chấp hành viên quyết định áp dụng có hiệu lực đối với người phải thi hành án dân sự và các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản của người phải thi hành án chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện dưới đây:
- Theo bản án, quyết định của Tòa án, người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền cho người được thi hành án;
- Người phải thi hành án có tài sản để thi hành nghĩa vụ trả tiền cho người được thi hành án;
- Đã hết thời gian tự nguyện do chấp hành viên ấn định nhưng người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án hay chưa hết thời gian tự nguyện nhưng cần ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản.
Ngoài ra biện pháp kê biên tài sản còn phải tuân thủ những nguyên tắc riêng như sau:
- Mọi tài sản của người phải thi hành án đều có thể bị kê biên để thi hành án trừ những tài sản không được kê biên đã được quy định tại Điều 87 LTHADS;
- Người phải thi hành án có quyền thỏa thuận với người được thi hành án về tài sản được kê biên để đảm bảo thi hành án; trong trường hợp không thỏa thuận được thì người phải thi hành án có quyền đề nghị thứ tự kê biên tài sản và Chấp hành viên phải chấp hành để nghị đó nếu đề nghị đó không cản trở việc thi hành án. Nếu người phải thi hành án không có đề nghị thì hiện nay có 2 nguyên tắc hay được áp dụng để kê biên tài sản dù hiện tại không có quy định cụ thể về thứ tự kê biên tài sản. Nguyên tắc thứ nhất: nếu người phải thi hành án không đề nghị kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của người phải thi hành án được kê biên trước; nếu người phải thi hành án không có hay không đủ tài sản riêng để thi hành án thì mới kê biên đến tài sản chung của người phải thi hành án với người khác. Nguyên tắc thứ hại: trong số những tài sản thuộc diện kê biên thì kê biên bất động sản trước, sau khi kê biên hết các động sản mà vẫn không đủ để thi hành án thì kê biên các động sản.
- Chấp hành viên chỉ được kê biên tài sản của người phải thi hành án tương ứng với nghĩa vụ thi hành án và các chi phí liên quan. Đó là các khoản phải thi hành theo quyết định của bán án; khoản lãi chậm thi hành án nếu có và các chi phí dự tính mà theo quy định người phải thi hành án phải chịu như chi phí kê biên, giám định chất lượng, định giá tài sản…Nếu người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất có giá trị lớn hơn nghĩa vụ phải thực hiện mà tài sản đó không thể phân chia được hay nếu phân chia sẽ làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thi Chấp hành viên vẫn có quyền kê biên tài sản đó.
- Nếu tài sản của người phải thi hành án đã được cầm cố, thế chấp cho người khác nhưng tài sản đó có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm bằng việc cầm cố, thế chấp hay người phải thi hành án không còn tài sản nào khác thì Chấp hành viên vẫn cò quyền kê biên tài sản này để thực hiện thi hành án. Đây là biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán tài sản thông qua một giao dịch dân sự khác.
- Trường hợp có tranh chấp về tài sản kê biên thì Chấp hành viên vẫn tiến hành cưỡng chế và yêu cầu đương sự, người có tranh chấp khởi kiện ra tòa ánhay đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể hơn tại Điều 75 LTHADS đã quy định biện pháp xử lý đối với tài sản khi cưỡng chế có tranh chấp.
- Đối với tài sản kê biên thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hay đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật thì khi kê biên, xử lý tài sản đã kê biên Chấp hành viên phải thông báo cho các cơ quan liên quan biết.
2. Những quy định của pháp luật hiện hành:
2.1 . Những trường hợp tài sản của người phải thi hành án không được kê biên:
Điều 87 Luật THADS đã quy định một số tài sản của người phải thi hành án không được kê biên. Với việc quy định chi tiết những tài sản của người phải thi hành án không được kê biên so với quy định này tại Điều 42 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 đã giúp cho quá trình thi hành án được diễn ra chính xác, nhanh gọn hơn rất nhiều.
Khoản 1 Điều 87 quy định nhóm tài sản thứ nhất không được kê biên gồm có: “tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan tổ chức”. Đối với cơ quan, tổ chức hoạt động bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp thì cơ quan thi hành án dân sự không kê biên các tài sản do ngân sách nhà nước trực tiếp cấp mà yêu cầu các cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hộ trợ tài chính để thi hành án. Trường hợp cơ quan, tổ chức có nguồn thu từ các hoạt động có thu nhập hợp pháp khác thì cơ quanthi hành án dân sự có quyền kê biên tài sản có được từ các hoạt động đó trừ những tài sản như phương tiện thuốc men chữa bệnh, phương tiện công cụ của trường học, các phương tiện thuộc cơ sở này.
Để đảm bảo cuộc sống bình thường của công dân, đảm bảo quyền lợi của Nhà nước và của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp trong trường hợp phải thi hành án, tại khoản 2 Điều 87 đã quy định cụ thể những tài sản của người phải thi hành án là cá nhân không được kê biên. Về cơ bản, quy định này vẫn giữ nguyên tinh thần như Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 nhưng được quy định cụ thể hơn. Trường hợp người phải thi hành án là cá nhân thì không được kê biên tài sản liên quan và cần thiết cho sự sống còn của người phải thi hành án và gia đình, đó là lương thực và thuốc men cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình của họ. Chấp hành viên cũng không được kê biên công cụ lao động, quần áo, đồ dùng sinh hoạt thông thường cho người phải thi hành án và gia đình của họ nhằm đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường và tương lai của họ. Công cụ lao động cần thiết không được kê biên ở đây được hiểu là công cụ thông thường cần thiết được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hay duy nhất của người phải thi hành án và gia đình như cày, bừa, xe đạp…; những công cụ lao động có giá trị lớn như xe ô tô, xe máy, máy cày…thì Chấp hành viên vẫn được kê biên, bán đấu giá để thi hành án nhưng có trích lại một khoản tiền để người phải thi hành án có thể thay thế bằng một công cụ lao động khác có giá trị thấp hơn. Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương cũng không được kê biên nhằm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng cũng như truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất để thi hành án?, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KÊ BIÊN TÀI SẢN ĐANG BỊ CẦM CỐ, THẾ CHẤP TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, tài sản thuộc diện kê biên là gì, đương sự phải trả thêm chi phí gì khi cưỡng chế kê biên tài sản, thứ tự kê biên động sản và bất động sản trong thi hành án, điều kiện áp dụng biện pháp kee biên và xử lý tài sản, Thẩm quyền và Điều kiện áp dụng về biện pháp kê biên và xử lý tài sản của người phải thi hành án, ý nghĩa biện pháp kê biên và xử lý tài sản của người phải thi hành án, hướng dẫn tính lãi chậm thi hành án sau ngày cưỡng chế kê biên tài sản, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ”, Cầm cố tài sản - Phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, kiến nghị hoàn thiện biện pháp kê biên tài sản, Tranh chấp cưỡng chế kê biên tài sản hiện nay, Anh (chị) hãy phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án dân sự và đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, có được kê biên tài sản để thi hành án khi tài sản đang tranh chấp ở Tòa án, Đặc điểm của biện pháp kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án, tiểu luận tài sản không được kê biên

haovcc

New Member
Re: Tiểu luận Những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án

bài rất hay. Thank ad
 

haovcc

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án

tks ad
 

haovcc

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án

jhv
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra Luận văn Luật 0
D Các quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA và những điều cần lưu ý, cơ chế cấp C/O mẫu EUR.1 và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Quy chế pháp lý của đảo theo quy định của công ước luật biển năm 1982 và những vấn đề đặt ra đối với Luận văn Luật 0
D Bằng những quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, hãy chứng minh thuế nhập khẩu Luận văn Kinh tế 0
B Những quy định pháp lý về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo Luận văn Kinh tế 0
D Thẩm quyền của trọng tài thương mại và những quy định về sự hỗ trợ của Toà án đối với hoạt động của Luận văn Luật 0
D Phân tích những quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụn Luận văn Kinh tế 0
D Những quy định hiện hành và việc thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức văn thư, lưu trữ tro Văn hóa, Xã hội 0
T Tổng hợp Đề thi: Những quy định chung về luật dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
P Một số quy định của pháp luật Hoa Kỳ về hàng hoá nhập khẩu : những bài học thực tiễn đặt ra cho Việt Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top