hllc_yeuanh

New Member
Download miễn phí Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam

PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1
I. Nguồn nhân lực . 1
1.1 Khái niệm. 1
1.2 Các yếu tố cơ bản của nguồn nhân lực: 2
1.3 Phân loại nguồn nhân lực: 4
1.4 Vai trò nguồn nhân lực: 7
2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 11
2.1 Khái niệm. 11
2.2 Nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực 11
2.2.1 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tầm quốc gia: 11
2.2.1.1 Đầu tư cho hoạt động giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực phạm vi toàn quốc. 11
2.2.1.2 Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. 12
2.2.1.3 Đầu tư vào công tác xã hội, chăm sóc sức khỏe y tế con người. 13
2.2.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 15
2.2.2.1 Đầu tư cho hoạt động tuyển dụng. 15
2.2.2.2. Đầu tư cho hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp: 16
2.2.2.3. Đẩu tư cải thiện môi trường đầu tư trong doanh nghiệp. 18
2.2.2.4. Trả công người lao động. 19
PHẦN 2:THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM. 21
I.Đặc điểm và tình hình sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam 21
1.1 Đặc điểm nguồn nhân lực: 21
1.1.1 Nguồn nhân lực Việt Nam dồi dào 21
1.1.2 Nguồn nhân lực của Việt Nam đa phần được đào tạo nhưng chất lượng lao động chưa cao, kỹ năng và tác phong thiếu chuyên nghiệp. 21
1.1.3 Nguồn nhân lực phân bổ không đều, cơ cấu chưa hợp lý và đa phần nguồn lao động làm trái ngành nghề. 22
1.2 Tình hình sử dụng nguồn nhân lực 23
1.1.1 Sự kết hợp cung cầu về số lượng và chất lượng cho thấy khả năng cung không đáp ứng được cầu. 23
1.1.2 Sử dụng nguồn lực không hợp lý và gây ra tình trạng lãng phí trong các doanh nghiệp 23
1.1.3 Các doanh nghiệp chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động. 23
II Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 23
2.1 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tầm Vĩ mô 23
2.1.1 Đầu tư cho hoạt động giáo dục đào tạo 23
2.1.2 Đầu tư cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. 24
2.1.3 Đầu tư trong công tác xã hội, chăm sóc sức khỏe y tế con người 24
2.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tầm vi mô 24
2.2.1 Đầu tư trong công tác tuyển dụng 24
2.2.2 Đầu tư trong công tác giáo dục đào tạo trong doanh nghiệp 24
2.2.3 Đầu tư cải thiện môi trường trong doanh nghiệp 24
2.2.4 Trả công người lao động 24
PHẦN 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC. 25
3.1. Các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư nguồn nhân lực: 25
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. 28
3.2.2. Các giải pháp ở tầm vi mô (ở tầm doanh nghiệp): 33
KẾT LUẬN 36

PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
I. Nguồn nhân lực .
1.1 Khái niệm.
Nguồn nhân lực với tư cách là nơi cung cấp sức lao động cho xã hội ,nó bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường (không bị khuyến khuyết hay dị tật bẩm sinh ).
Nguồn nhân lực có thể với tư cách là một nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động .
Nguồn nhân lực còn được hiểu với tư cách là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người bắt đầu bước vào độ tuổi lao động trở lên có tham gia vào nền sản xuất xã hội.
Các cách hiểu trên chỉ khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực, song đều có chung một ý nghĩa là nói lên khả năng lao động của xã hội.
Nguồn nhân lực được xem xét dưới góc độ số lượng và chất lượng. Số lượng được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên sau thời gian khoảng 15 năm (vì đến lúc đó con người mới bước vào độ tuổi lao động ). Về chất lượng, nguồn nhân lực được xem xét trên các mặt: tình trạng sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và năng lực phẩm chất …
Cũng giống như các nguồn lực khác, số lượng và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và văn hóa cho xã hội.
1.2 Các yếu tố cơ bản của nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là một nguồn lực được đặc trưng bởi các yếu tố cơ bản sau:
- Số lượng nhân lực: là tổng số người được thuê mướn, được trả công và được ghi vào một danh sách nhân sự của một tổ chức nào đó. Số lượng nguồn nhân lực được đo lường thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng. Các chỉ tiêu này có liên quan mật thiết với quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô và tốc độ tăng dân số càng lớn thì quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực và ngược lại.
- Cơ cấu tuổi nhân lực: được biểu thị bằng số lượng nhân lực ở những độ tuổi khác nhau.
- Chất lượng nguồn nhân lực: là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực trong tổ chức thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện thông qua một số yếu tố chủ yếu như trạng thái sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực.
Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực: sức khỏe là trang thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của mỗi con ngưới, và được biểu hiện thông qua nhiều chuẩn mực đo lường về chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa…Bên cạnh việc đánh giá trạng thái sức khỏe của người lao động người ta còn nêu ra các chỉ tiêu đánh giá của một quôc gia như tỷ lệ sinh, tỉ lệ tử, tăng tự nhiên, tuổi thọ trung bình, có cấu giới tính, tuổi tác, mức GDP/đầu người…
Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa của nguồn nhân lực: trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là trạng thái hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trong chừng mực nhất định, trình độ văn hóa dân cư biểu hiện mặt bằng dân trí của một quốc gia. Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực được lượng hóa qua các quan hệ tỷ lệ: số lượng và tỉ lệ biết chữ, số lượng và tỉ lệ người qua các cấp học…
Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trình độ văn hóa cao sẽ tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.
Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực: trình độ chuyên môn kỹ thuật là trạng thái biểu hiện khả năng thực hành về một chuyên môn nghề nghiệp nào đó được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu: số lượng lao động được đào tạo và chưa đào tạo, cơ cấu đào tạo… Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng của nguồn nhân lực, thông qua chỉ tiêu này cho thấy khả năng sản xuất của con người trong nghành, trong một quốc gia, một vùng lãnh thồ, khả năng sử dụng khoa học hiện đại váo sản xuất.
Chỉ số phát triển con người(HDI – Human development index): chỉ số HDI là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển con người về mặt kinh tế có tính đến chất lượng cuộc sống, công bằng và tiến bộ xã hội. Chỉ số này được tính theo 3 chỉ tiêu: tuổi thọ bình quân, thu nhập bình quân/đầu người, trình độ học vấn.
Ngoài ra người ta còn xem xét năng lực phẩm chất nguồn nhân lực thông qua các chỉ tiêu: truyền thống lịch sử, nền văn hóa, văn minh, phong tục tập quán của dân tộc… Các chỉ tiêu này nhấn mạnh đến ý trí, năng lực tinh thần của người lao động.
Cơ cấu cấp bậc nhân lực: bao gồm số lượng nhân lực được phân biệt từ cao cấp cho đến cấp thấp và đến những người lao động, nhân viên trong tổ chức. Cơ cấu này phản ánh các bước thăng tiến nghề nghiệp của nhân lực trong tổ chức.
Nhân lực là nguồn lực có giá trị không thể thiếu đối với hoạt động của một tổ chức, đồng thời hoạt động của của bản thân nó thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố tạo nên tính đa dạng và phức tạp của nguồn nhân lực. Do đó, sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu và lâu dài của quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức hiện nay.
1.3 Phân loại nguồn nhân lực:
Phân loại nguồn nhân lực: tùy theo giác độ nguyên cứu mà người ta phân loại.
• Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư.
Bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, không kể đến trạng thái có làm việc hay không làm việc. Theo thông kê của liên hợp quốc, khái niệm này gọi là dân cư hoạt động, có nghĩa là những người có khả năng làm việc trong dân cư tính theo độ tuổi lao động quy định.
Độ tuổi lao động là giới hạn về những điều kiện cụ thể, tâm sinh lý xã hội, mà con ngườI tham gia vào quá trình lao động. Giới hạn độ tuổi lao động được quy định tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng nước và trong từng thời kỳ. Giới hạn độ tuổi lao động bao gồm:
Giới hạn dưới: quy định số tuổi thanh niên bước vào độ tuổi lao động, ở nước ta hiện nay là 15 tuổi.
Giới hạn trên: quy định độ tuổi về hưu, ở nước ta quy định độ tuổi này là 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam.
Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong dân số, thường từ 50 % hay hơn nữa, tùy theo đặc điểm dân số và nhân lực từng nước.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
C Tìm Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
D Môi trường đầu tư bất động sản việt nam thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Thực trạng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình giai đoan 2014 Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - V Luận văn Kinh tế 0
V Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng đầu tư và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của tổng công ty hàng khôn Luận văn Kinh tế 0
I Thực trạng đầu tư phát triển ở công ty TNHH Lạc Hồng 2006-2008 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top