daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU ....................................... 5
I. Nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 5
1. Nhãn hiệu ........................................................................................... 5
1.1. Khái niệm nhãn hiệu .............................................................................5
1.2. Chức năng của nhãn hiệu .....................................................................8
2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu........................ 9
2.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.......................9
2.2. Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.........11
2.3. Điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu...................................................12
II. Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu .............. 16
1. Cạnh tranh không lành mạnh .......................................................... 16
1.1. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh.............................................16
1.2. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.........................................21
2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu .... 23
3. Biện pháp xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn
hiệu ....................................................................................................... 29
3.1. Biện pháp tự bảo vệ.............................................................................29
3.2. Biện pháp hành chính..........................................................................30
3.3. Biện pháp hình sự................................................................................33
3.4. Biện pháp dân sự.................................................................................35
3.5. Kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ
...................................................................................................................36
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM.................................. 38 I. Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu
tại Việt Nam ........................................................................................ 38
1. Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu đang diễn ra
trong tất cả các ngành kinh tế .............................................................. 38
2. Số lượng các vụ việc cạnh trạnh không lành mạnh liên quan đến
nhãn hiệu có dấu hiệu tăng dần........................................................... 47
3. Thủ đoạn của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến nhãn hiệu ngày càng tinh vi .......................................................... 49
4. Nguyên nhân .................................................................................... 50
II. Thực trạng hoạt động xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên
quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam ...................................................... 51
1. Thực trạng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến nhãn hiệu tại Việt Nam.................................................................. 51
1.1. Pháp luật quốc tế ................................................................................51
1.2. Pháp luật quốc gia..............................................................................52
1.3. Nhận xét..............................................................................................53
2. Thực trạng hoạt động xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến nhãn hiệu của các cơ quan thực thi và hỗ trợ thực thi ................. 57
2.1. Các cơ quan thực thi...........................................................................57
2.2. Các cơ quan hỗ trợ thực thi.................................................................69
3. Thực trạng hoạt động xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu ........................................... 70
4. Đánh giá hoạt động xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến nhãn hiệu tại Việt Nam................................................................. 71
4.1. Thành tựu............................................................................................71
4.2. Hạn chế...............................................................................................72
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XỬ
LÝ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN
HIỆU TẠI VIỆT NAM .............................................................................. 74
I. Yêu cầu đối với hoạt động xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên
quan đến nhãn hiệu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ......... 74 II. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý cạnh tranh không
lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam ............................ 76
1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu ......................................... 76
2. Kiện toàn và tăng cường năng lực của hệ thống cơ quan thực thi .. 78
2.1. Giải pháp chung..................................................................................79
2.2. Giải pháp cụ thể cho từng cơ quan thực thi ........................................79
3. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh_
chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ......................... 85
4. Các giải pháp khác ........................................................................... 88
KẾT LUẬN................................................................................................. 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 92 1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường,
hoạt động thương mại và buôn bán trên thế giới ngày càng có nhiều tiến bộ cả
về chiều rộng và chiều sâu. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ càng ngày càng
có nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh tham gia vào mọi lĩnh vực của nền kinh
tế. Mỗi một chủ thể sản xuất, kinh doanh sẽ đưa ra thị trường nhiều sản phẩm
mà mình sản xuất. Do vậy, muốn lựa chọn được sản phẩm chất lượng đảm
bảo phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng tài chính của mình, người tiêu
dùng phải dựa vào nhãn hiệu được gắn trên mỗi sản phẩm. Vì vậy, ngày nay,
nhãn hiệu đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng danh tiếng cho hàng
hóa được chào bán, gia tăng doanh số, tăng lợi nhuận thu được cho doanh
nghiệp; đồng thời buộc chủ sở hữu nhãn hiệu cố gắng duy trì và nâng cao chất
lượng của hàng hóa, dịch vụ có sử dụng nhãn hiệu đó, nghĩa là nhãn hiệu góp
phần kích thích sự tiến bộ của kinh tế. Cũng chính bởi những lợi ích mà nhãn
hiệu đem lại mà trên thị trường xuất hiện rất nhiều vụ việc cạnh tranh không
lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đên
nhãn hiệu là các hành vi chiếm đoạt, sử dụng trái phép nhãn hiệu đang được bảo
hộ bởi các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đã có chỗ đứng trên thị trường
nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm mà không phải mất công tạo dựng hình ảnh và
uy tín.
Do đó để bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh chân chính, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát triển kinh
tế bền vững thì việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến nhãn hiệu là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng pháp luật về cạnh
tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói chung và cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng trong thời gian qua
nhưng hệ thống này vẫn tỏ ra còn nhiều bất cập. Các quy định về cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nằm tản mạn ở các văn bản khác
nhau, do đó gây khó khăn cho công tác thực thi và bảo hộ. Chính vì vậy, để
ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên
quan đến nhãn hiệu, cần xây dựng pháp luật phù hợp với thực tiễn Việt
Nam và tương thích với các quy định quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xử lý có hiệu quả các hành vi này.
Trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp, em đã chọn đề tài: “Cạnh
tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam” nhằm
nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực trạng cạnh tranh không lành mạnh
liên quan đến nhãn hiệu, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống
pháp luật liên quan và nâng cao hiệu quả các hoạt động ngăn chặn và xử lý
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh này.
2. Tình hình nghiên cứu
Cạnh tranh không lành mạnh đã thu hút được sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các bài viết thường phổ biến dưới dạng bài báo,
tin điện tử và thường khai thác về đề tài cạnh tranh không lành mạnh nói
chung hay là cạnh tranh không lành mạnh trong liên quan đến lĩnh vực sở
hữu công nghiệp, như: “Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam” của TS. Lê Danh
Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, ThS nguyễn Ngọc Sơn, Nhà xuất bản Tư pháp Hà
Nội (2006), hay “ Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, những vấn đề lý
luận và thực tiễn” của PGS.TS.Lê Hồng Hạnh, ThS. Đinh Thị Mai Phương,
Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội (2004). Cho đến nay việc đi sâu
nghiên cứu về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu còn rất
hạn chế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu, khóa luận đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả ngăn chặn và xử lý các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu
 Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu.
 Phân tích thực trạng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên
quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ngăn chặn và xử
lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phương
pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, sử dụng chuyên gia, kết hợp nghiên cứu lý
luận và tổng kết thực tiễn. Các phương pháp này được sử dụng trong sự kết
hợp chặt chẽ với nhau.
5. Bố cục khóa luận
Ngoài lời nói đầu và kết luận, khoá luận có bố cục gồm 3 chương:
Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận về cạnh tranh không lành mạnh liên
quan đến nhãn hiệu.
Chƣơng II: Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến
nhãn hiệu tại Việt Nam.
Chƣơng III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam.
Để hoàn thành khóa luận, em đã cố gắng tìm tòi, tổng hợp và phân tích
các thông tin, tư liệu thu thu thập được. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và vốn kiến thức còn ít ỏi, kinh nghiệm chưa nhiều, khóa luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình
của các thầy cô trong trường và sự góp ý của bạn đọc.
Em xin chân thành Thank các cán bộ và lãnh đạo Cục Quản lý cạnh
tranh, Cục Sở hữu trí tuệ và đặc biệt là cô giáo, ThS. Lê Thị Thu Hà, đã nhiệt
tình hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp tài liệu quý báu để em có thể hoàn thành
khóa luận này.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tranchithanh

New Member
Re: [Free] Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại việt nam

Thanks ad nhé!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Lợi thế cạnh tranh sự phồn vinh của một quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh Văn hóa, Xã hội 0
D Cạnh tranh không lành mạnh: Thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
M Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng không Việt Nam trong giai đạon 2007 - 2010 Luận văn Kinh tế 0
W Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh, nhu cầu, phương hướng , nội dung xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 4
Q Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty vận tải ô tô Hàng không Luận văn Kinh tế 0
D Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo Luận văn Kinh tế 0
R Phân tích một vụ việc thực tiễn về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh Marketing 0
F Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần May 19 Quân chủng phòng không - không quân Luận văn Kinh tế 0
B Chiến lược cạnh tranh cho các hãng hàng không giá rẻ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của nghành hàng không Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top