Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện hệ thống Thông tin tín dụng nhằm nâng cao chất lượng công tác chấm điểm tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam





LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: HỆ THỐNG TTTD VÀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG TTTD ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG 3

I. CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VỚI VIỆC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 3

1. Rủi ro tín dụng 3

1.1. Khái niệm tín dụng 3

1.2. Rủi ro tín dụng 4

2. Chấm điểm tín dụng. 5

2.1. Khái niệm và mục đích chấm điểm tín dụng 5

2.2. Quy trình chấm điểm tín dụng 6

2.3. Cơ sở thực hiện chấm điểm tín dụng 11

II. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG TTTD ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG 13

1. Hệ thống thông tin tín dụng (Hệ thống TTTD) 13

1.1. Báo cáo tài chính 13

1.2 Các thông tin khác 18

2. Sự cần thiết phải chia sẻ TTTD giữa các ngân hàng 20

3. Vai trò của hệ thống TTTD 23

3.1 Vai trò của hệ thống TTTD đối với phát triển kinh tế - xã hội 23

3.2 Vai trò của hệ thống thông tin tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng và các tổ chức khác 23

3.3 Vai trò của hệ thống TTTD đối với khách hàng vay vốn. 27

4. Đo lường tính hiệu quả của hệ thống TTTD 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC THU THẬP VÀ CHIA SẺ TTTD ĐỂ PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY 30

I- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM 30

II. THỰC TRẠNG TTTD TẠI VIỆT NAM 33

1.Hồ sơ vay vốn của khách hàng. 33

2.Thông tin lưu trữ tại ngân hàng 35

3.Thông tin từ các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp khách hàng 36

4.Thông tin tín dụng từ trung tâm thông tin tín dụng CIC 36

5.Các nguồn thông tin khác 39

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ TĂNG CƯỜNG CHIA SẺ HỆ THỐNG TTTD TẠI VIỆT NAM 41

KẾT LUẬN 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


để tính các chỉ số tài chính sau:
Chỉ tiêu thanh khoản: Khả năng thanh toán ngắn, khả năng thanh toán nhanh.
Chỉ tiêu về nợ: Tỷ lệ nợ phải trả so với tổng tài sản, so với nguồn vốn chủ sở hữu, so với tổng dư nợ Ngân hàng.
b. Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Báo cáo kết quả kinh doanh thường gồm các khoản mục sau:
Bảng
Báo cáo kết quả kinh doanh từ …….đến……..
Đơn vị tính:
STT
Chỉ tiêu
Số hiệu TK
Mã số
Số tiền
1.
Doanh thu bán hàng
2.
Các khoản giảm doanh thu
3.
Doanh thu thuần
4.
Giá vốn hàng bán
5.
Lợi nhuận gộp
20
=10-11
6.
Doanh thu từ hoạt động tài chính
515
21
7.
Chi phí hoạt động tài chính
635
22
8.
Chi phí bán hàng
641
24
9.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
642
25
10.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính
30
=20-(21+22)-(24+25)
11.
Thu nhập khác
711
31
12.
Chi phí khác
811
32
13.
Lợi nhuận thuần khác
40
=31-32
14.
Tổng thu nhập trước thuế
50
=30+40
15.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
51
16.
Tổng thu nhập sau thuế
60
=50-51
Trên cơ sở các thông tin trong báo cáo kết quả kinh doanh, cán bộ tín dụng có thể tiến hành đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu:
Vòng quay hàng tồn kho
Kỳ thu tiền bình quân
Doanh thu thuần/Tổng tài sản
Các chỉ tiêu thu nhập:
+ Tổng thu nhập trước thuế/Doanh thu thuần
+ Tổng thu nhập trước thuế/Tổng tài sản
+ Tổng thu nhập trước thuế/Vốn chủ sở hữu
Khi sử dụng báo cáo này, cán bộ tín dụng cần phân biệt rõ các phần số liệu phản ánh chỉ là giá trị kế toán, không phải là tiền. Ví dụ như doanh thu được hiểu là số tiền thu được từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thanh toán hay chấp nhận thanh toán cho đơn vị. Còn chi phí được hiểu là số tiền doanh nghiệp thanh toán hay chấp nhận thanh toán cho đơn vị khác để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Hai khái niệm này không trùng với khái nhiệm thu-chi vì nó được ghi nhận tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế như doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm dịch vụ hay mua nguyên vật liệu mặc dầu doanh nghiệp chưa thu tiền hàng và cũng chưa trả tiền cho nhà cung cấp. Điều này giải thích việc một số doanh nghiệp có lợi nhuận kế toán nhưng vẫn phá sản do mất khả năng thanh toán hay nói cách khác là không có lợi nhuận bằng tiền thật. Vì vậy, bên cạnh việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, cán bộ tín dụng còn phải kết hợp với việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo này ghi nhận các luồng tiền vào, ra của doanh nghiệp từ đó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định cũng như tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền trong kỳ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có cấu trúc như sau:
Bảng
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ ……….đến ………
Đơn vị tính:
Khoản mục
Mã số
Kỳ trước
Kỳ này
I. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
1. Các khoản chi
2. Các khoản thu
Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh
20
II. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
1. Các khoản chi
2. Các khoản thu
Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư
30
III. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
1. Các khoản chi
2. Các khoản thu
Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính
40
Lưu chuyển thuần trong kỳ (20+30+40)
50
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
60
Ảnh hưởng của tỷ giá
61
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (50+60+61)
70
Các số liệu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ là thông tin quan trọng trong công tác chấm điểm tín dụng vì đó là các giá trị bằng tiền, phát sinh thực.
Trên cơ sở phân tích kết hợp báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cán bộ tín dụng đánh giá được khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp và phần vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng. Từ đó xác định chính sách tín dụng của doanh nghiệp áp dụng cũng như được hưởng. Nó nói lên uy tín của doanh nghiệp cũng như các chính sách ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng.
Ngoài ra, trên cơ sở tính toán các luồng tiền ra – vào, cán bộ tín dụng sẽ xác định được thời điểm có thặng dư ngân quỹ của doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở đảm bảo việc thanh toán nợ của doanh nghiệp cho ngân hàng. Xây dựng lịch trả nợ phù hợp với chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp sẽ giúp đảm bảo quyền lợi của cả doanh nghiệp và ngân hàng cũng như duy trì tốt mối quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp và ngân hàng.
1.2 Các thông tin khác
Để đánh giá khả năng “tín dụng” của khách hàng thì ngân hàng phải thu thập cả những thông tin tài chính và phi tài chính về khách hàng đó. Tuy nhiên các báo cáo tài chính chỉ cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài việc phân tích các báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng còn phải thu thập các thông tin phi tài chính khác. Đây là những thông tin không sẵn có, khó lượng hoá nên đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ thu thập, phân tích và tổng hợp tốt.
Các thông tin phi tín dụng chính được sử dụng trong công tác chấm điểm tín dụng là:
Tìm hiểu chung về khách hàng
Các thông tin cho ta cái nhìn tổng quan về khách hàng như:
Lịch sử công ty
Những thay đổi về vốn góp
Những thay đổi về cơ chế quản lý
Những thay đổi về công nghệ hay thiết bị
Những thay đổi trong sản phẩm
Lịch sử về các quá trình liên kết, hợp tác, giải thể
Khía cạnh chính trị và xã hội đằng sau các hoạt động kinh doanh này
Điều kiện địa lý
Những thông tin này được dùng để đánh giá chung về khả năng hiện tại cũng như tính cạnh tranh của công ty trong tương lai. Đây là điều cần thiết để chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính của công ty.
b.Tìm hiểu về khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo
Khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo là một trong những yếu tố then chốt quyết định hiệu quả hoạt động cũng như sự phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại và cả tương lai, vì vậy, nó là một trong những thông tin cần phân tích khi thực hiện chấm điểm tín dụng.
Các thông tin thể hiện khả năng quản trị của bộ máy lãnh đạo là:
Danh sách ban lãnh đạo công ty
Trình độ chuyên môn của ban lãnh đạo công ty
Khả năng, kinh nghiệm, cách thức quản lý, đạo đức của người lãnh đạo, các kết quả đạt được như Giá trị doanh thu gia tăng, Mức độ giảm hay kiềm chế mức tăng chi phí, mức gia tăng lợi nhuận, khả năng quản lý chặt chẽ các khoản nợ của khách hàng…
c. Tìm hiểu về tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng
Đối với các khách hàng truyền thống, ngân hàng đã có sẵn thông tin về lịch sử giao dịch của khách hàng này với ngân hàng. Đó là những hồ sơ lưu trữ của cán bộ tín dụng, cán bộ kế toán giao dịch. Các hồ sơ này ghi chép các thông tin về ý thức trả nợ của khách hàng (trả nợ đúng hạn hay phải gia hạn nợ), tiềm lực tài chính (đã bao giờ mất khả năng thanh toán với ngân hàng chưa, số dư tiền gửi trung bình tháng tại ngân hàng), số lượng ngân hàng khác mà doanh nghiệp có giao dịch…
Tuy nhiên, đối với các khách hàng mới, lần đầu đặt quan hệ với ngân hàng thì việc thu thập các thông ti...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công ty CPTP Kinh Đô Miền Bắc Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chính sách marketing quan hệ khách hàng tại công ty du lịch vietravel chi nhánh đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống thù lao lao động tại Công ty cổ phần Lilama 69-3, giai đoạn 2005 - 2007 Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại an phát Luận văn Kinh tế 0
D Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống 5S Và Giải Pháp Hoàn Thiện Tạo Môi Trường Làm Việc Hiệu Quả Tại Công Ty Khoa học Tự nhiên 0
B Hoàn thiện hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện hệ thống tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top