luongvancuoi18

New Member

Download miễn phí Đề tài Phân tích tình hình tài chính và đánh giá hiệu quả đầu tư vốn của Tổng Công ty tại các đơn vị liên doanh và công ty cổ phần





Mở đầu

Chương I: Lý luận chung

1. tổng quan về hoạt động đầu tư tài chính của Tổng Công ty tại các đơn vị liên doanh và công ty cổ phần.

2. hệ thống một số chỉ tiêu phân tích và đánh giá tình hình tài chính của các đơn vị liên doanh và công ty cổ phần.

2.1. Mục tiêu của hệ thống chỉ tiêu đánh giá.

2.2. Hệ thống một số chỉ tiêu đánh giá.

2.2.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.

2.2.2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính (tỷ trọng nợ).

2.2.3. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh.

2.2.4. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuân.

2.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu có khả năng sinh lời.

2.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận.

Chương II. Phân tích tình hình tài chính và đánh giá hiệu quả đầu tư vốn của Tổng Công ty tại các đơn vị liên doanh và công ty cổ phần.

A. Phân tích tình hình tài chính của các đơn vị liên doanh và công ty cổ phần.

1. Nhóm các đơn vị sản xuất công nghiệp.

2. Nhóm các đơn vị kinh doanh dịch vụ kỹ thuật Bưu chính - Viễn thông.

3. Nhóm các tổ chức tài chính.

4. Nhóm các đơn vị kinh doanh các dịch vụ khác.

B. Đánh giá hiệu quả đầu tư vốn của Tổng Công ty tại các công ty liên doanh và công ty cổ phần.

1. Khối các đơn vị liên doanh.

2. Khối các công ty cổ phần.

Chương III. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu qủa đầu tư vốn của Tổng Công ty và kiến nghị thực hiện.

1. Thực hiện chế độ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp định kỳ đối với các liên doanh, công ty cổ phần.

1.1. Hiện trạng

1.2. Giải pháp

2. Cơ cấu lại mối quan hệ công nghiệp – thương mại – tài chính .

2.1. Hiện trạng

2.2. Giải pháp

2.3. Kiến nghị triển khai

3. Xây dựng chiến lược đầu tư ra bên ngoài phù hợp với xu hướng phát triển tập đoàn.

3.1. Hiện trạng

3.2. Giải pháp

3.3. Kiến nghị triển khai

4. Xử lý về công nợ

4.1. Hiện trạng

4.2. Giải pháp

4.3. Kiến nghị thực hiện

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


vốn và tài sản của VINA-DAESUNG tăng, giảm không nhiều.
- Khả năng thanh toán các khoản công nợ của VINA-DAESUNG đạt được rất cao, cho thấy khả năng đáp ứng nghĩa vụ trả nợ rất tốt.
- Lượng hàng tồn kho còn chiếm tỷ trọng lớn, gây tình trạng ứ đọng vốn lưu động.
- Doanh nghiệp đã cố gắng trong công tác thu hồi công nợ, song các khoản phải thu của khách hàng vẫn còn tồn đọng.
- Doanh thu tiêu thụ có chiều hướng giảm sút trong 3 năm gần đây và lượng hàng bán bị trả lại cung tăng lên làm ảnh hưởng tiêu cực tới doanh thu thuần.
- Khả năng sinh lời bị giảm sút do doanh thu thuần và lợi nhuận giảm.
2. Nhóm các đơn vị kinh doanh dịch vụ kỹ thuật Bưu chính - Viễn thông.
Đến thời điểm 31/12/2003, nhóm các công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ kỹ thuật BC-VT bao gồm 2 đơn vị: Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông (VTC) và Công ty cổ phần dịch vự kỹ thuật viễn thông (TST). Hai doanh nghiệp này đều hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kỹ thuật như lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị mạng lưới bưu chính - viễn thông. Nhóm các đơn vị kinh doanh dịch vụ đã có nhiều tiến bộ trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp kể từ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần.Trong đề tài này chúng ta sẽ nghiên cứu phân tích Công ty VTC để biết rõ hơn về hoạt động của nhóm kinh doanh dịch vụ kỹ thuật BC-VT.
Giới thiệu Công ty VTC
Phân tích kết cấu vốn.
Bảng II.2.1 – kết cấu nguồn vốn đơn vị: Đồng
Tài sản
2002
2003
A
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
20.413.824.838
24.021.349.185
I.
Tiền
7.053.182.849
5.166.268.528
II.
Các khoản phải thu
5.306.562.660
10.219.801.390
III.
Hàng tồn kho
7.674.005.563
8.147.324.928
IV.
Tài sản lưu động khác
380.073.766
487.954.339
B
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
2.753.907.606
3.400.511.630
I.
Tài sản cố định
2.735.907.606
3.400.511.630
Tổng cộng Tài sản
23.149.732.444
27.421.860.815
(Nguồn: Ban KTTK-TC, Tổng Công ty)
So với năm 2002, tổng tài sản năm 2003 đã tăng 4.272 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 18,5%. Số tăng nói trên phản ánh số tăng về quy mô tài sản của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của VTC – Dựa vào số liệu chi tiết, việc tăng về quy mô của tài sản chủ yếu là tăng về tài sản lưu động, với mức tăng 3.607 triệu đồng, tỷ lệ tương ứng là 17,7% và chiếm tới 84,4% số tăng thêm của tổng tài sản. Cũng từ liệu chi tiết, ta thấy trong tài sản lưu động, các khoản phải thu đã tăng thêm 4.913 triệu đồng, chiếm tới 115% số tăng của tổng tài sản. Như vậy, doanh nghiệp chưa thu hồi được công nợ vì công nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất với mức tăng lớn nhất – Nếu công tác thanh toán của doanh nghiệp không được đẩy mạnh thì dẫn đến tình trạng của doanh nghiệp bị chiếm dụng, gây hiệu quả nghiêm trọng cho công tác thanh toán nói riêng và cho tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung.
Trong khi các khoản phải thu tăng thì hàng tồn kho cũng tăng nhưng không tăng nhiều, tổng giá trị tăng lên là 473 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 6,2%. Việc hàng tồn kho tăng lên ít như vậy biểu hiện doanh nghiệp có số lượng hàng gửi bán chiếm tỷ trọng lớn nhưng được thanh toán đúng kỳ hạn, hạn chế được việc bị chiếm dụng lớn, đây là hiện tượng tích cực trong công tác thanh toán của doanh nghiệp.
Xét về tài sản cố định và đầu tư dài hạn, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 664 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 24,3% và chiếm 15,5% số tăng của tổng tài sản.
Để xem xét mức độ đầu tư tài sản của VTC, ta xét tỷ suất đầu tư:
Tỷ suất đầu tư = TSCĐ (trừ hao mòn)/ Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư năm 2002 = 11,8%
Tỷ suất đầu tư năm 2003 = 12,4%
Việc tăng tỷ suất đầu tư năm 2003 lên 0,6% so với năm 2002 phản ánh năm 2003 doanh nghiệp đã tăng mức đầu tư vào tài sản cố định (đổi mới thiết bị) để phục vụ tốt hơn cho công tác sản xuất kinh doanh, tuy nhiên việc tăng mức đầu tư này là không đáng kể.
Nhận xét : Qua việc phân tích kết cấu vốn đầu tư của VTC cho thấy ngoài những mặt tích cực như vốn của Công ty năm sau co tăng hơn năm trước, nhưng công ty còn có những mặt hạn chế như: vốn bị chiếm dụng nhiều ở các khoản phải thu khách hàng, dự trữ hàng hoá tăng, chi phí khấu hao tăng nhanh. Từ những phân tích trên, Công ty VTC nên phát huy những mặt tốt, đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế trong việc sử dụng vốn và quản lý vốn.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn :
Phân tích về cơ cấu nguồn vốn sẽ thấy được khả năng tài trợ về mặt tài chính, cũng như mức độ chủ động trong kinh doanh hay những thuận lợi, khó khăn mà công ty phải đương đầu.
Bảng II.2.2
Đơn vị tính: Đồng
Nguồn vốn
2001
2002
A
Nợ phải trả
5.689.379.173
7.612.109.969
I.
Nợ ngắn hạn
5.679.954.495
7.568.173.754
Phải trả người bán
1.430.249.651
3.657.723.700
Người mua trả tiền trước
30.000.000
1.093.060.184
Thuế và các khoản phải nộp
2.144.245.837
1.258.606.003
Phải trả CNV
517.034.368
251.942.745
Phải trả khác
1.558.424.639
1.306.841.122
III.
Nợ khác
9.424.678
43.936.215
Tài sản thừa chờ xử lý
43.936.215
Chi phí phải trả
9.424.678
B
Nguồn vốn chủ sở hữu
17.460.353.271
19.809.750.846
I.
Nguồn vốn, Quỹ
17.460.353.271
19.444.751.574
Nguồn vốn kinh doanh
14.950.000.000
15.435.486.607
Quỹ đầu tư phát triển
1.644.581.347
Lợi nhuận chưa phân phối
2.651.369.535
1.781.272.092
Quỹ khen thưởng phúc lợi
-141.016.264
289.674.034
Quỹ dự trữ
293.737.494
II.
Nguồn kinh phí
364.999.272
Tổng cộng nguồn vốn
23.149.732.444
27.421.860.815
(Nguồn: Ban KTTK-TC, Tổng Công ty )
So với năm 2002, tổng nguồn vốn năm 2003 đã tăng thêm 4.272 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 18,5%. Vì tổng tài sản luôn băng tổng nguồn vốn vì vậy, đây là dấu hiệu tốt, tổng nguồn vốn tăng lớn chứng tỏ công ty đã rất nổ lực trong việc huy động vốn cho hoạt động kinh doanh.
Để đánh giá mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ta xét chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ sau:
Tỷ suất tự tài trợ (ITT) = Nguồn vốn chủ sở hữu x 100%
Tổng nguồn vốn
ITT 2002 = 75,4%
ITT 2003 = 72,2%
Tỷ suất tự tài trợ năm 2002 là 75,4% và tỷ suất tự tài trợ năm 2003 là 72,2%. Xét về mặt tuyệt đối, cả vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả đều tăng lên. Qua đây cho thấy mức độc lập về tài chính của VTC là không cao. Tuy nhiên, những chủ nợ khi nhìn vào tỷ suất tự tài trợ của công ty có thể yên tâm trong việc cấp tín dụng thương mại cũng như tín dụng ngân hàng.
Nhận xét: Từ phân tích kết cấu nguồn vốn của VTC cho thấy ngoài những mặt tích cực như tổng nguồn vốn của công ty năm sau có cao hơn năm trước, nghĩa vụ với Ngân Sách Nhà nước thực hiện tốt, nhưng công ty còn có những mặt hạn chế như: khả năng thanh toán giảm. Từ những phân tích trên, Công ty VTC nên phát huy những mặt tốt, đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế để hoạt động của công ty ngày càng có hiệu quả hơn.
Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty VTC
- Những mặt tích cực
+ Khả năng thanh toán của VTC so với mức trung bình ngành là khả quan, khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh tương đối an toàn.
+ Vòng quay vốn lưu động củ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top