cunxinh9x

New Member

Download miễn phí Đề tài Áp dụng pháp luật trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam





 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT. 5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ. 6

LỜI MỞ ĐẦU. 7

CHƯƠNG I: PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 9

1. Khái quát về các cách thanh toán quốc tế. 9

1.1 Bản chất của TTQT. 9

1.2 Vai trò của hoạt động TTQT. 10

1.3 Các cách TTQT thông dụng. 11

2. Khái quát về thanh toán tín dụng chứng từ. 14

2.1 Bản chất của cách thanh toán tín dụng chứng từ. 14

2.2 Các loại tín dụng chứng từ. 15

2.3 Các bên liên quan trong cách thanh toán tín dụng chứng từ. 17

 3. Nội dung của thư tín dụng. 18

4. Pháp luật về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. 22

4.1 Nguồn luật điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. 22

4.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong hoạt động tín dụng chứng từ 27

4.3 Một số rủi ro pháp lý thường gặp trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. 29

4.4 Một số các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán L/C và con đường giải quyết tranh chấp. 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SGD NHNT VIỆT NAM 43

1. Sở giao dịch Vietcombank. 43

1.1 Khái quát về SGD Vietcombank. 43

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng chuyên môn nghiệp vụ. 46

1.2 Đánh giá về tình hình hoạt động thanh toán L/C tại SGD Vietcombank. 50

2. Thực trạng áp dụng pháp luật về L/C. 57

2.2 Vai trò của pháp luật đối với hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại SGD 57

2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật tại SGD Vietcombank. 58

2.3 Quy trình nghiệp vụ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng hình thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Vietcombank. 59

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. 85

1. Định hướng phát triển của Sở giao dịch Vietcombank. 85

1.1 Định hướng phát triển chung. 85

1.2 Định hướng phát triển của hoạt động thanh toán L/C. 86

2. Kiến nghị hoàn thiện hoạt động thanh toán L/C tại Sở giao dịch Vietcombank. 86

2.1 Kiến nghị với SGD Ngân hàng Vietcombank. 86

2.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước. 92

2.3 Kiến nghị với Chính phủ. 93

KẾT LUẬN

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


các nhà nhập khẩu có trách nhiệm kiểm tra lại chứng từ theo quy định của L/C và quyết định tiếp nhận hay từ chối chứng từ, vì vậy, khi xảy ra tranh chấp họ cũng phải chịu một phần trách nhiệm.
Thứ hai, đối với NHTB L/C, là NH phục vụ người hưởng lợi, người XK trong L/C. Đây là NH có trách nhiệm thông báo L/C và chuyyển các sửa đổi thư tín dụng của các bên có liên qua. Nếu được NHPH ủy quyền, NHTB cũng có thể là NH trả tiền, NHXN, NHCK bộ chứng từ. Vì vậy, các tranh chấp mà NHTB cũng có thể vướng vào khi NHTB một L/C thiếu tính chân thật bề ngoài. Cụ thể là:
- Khi NHTB nhận được một L/C không có Test hay có Test nhưng không giải mã được nhưng NHTB vẫn thông báo L/C cho nhà XK, người XK vì không hiểu được tầm quan trọng của mã khóa trong L/C, đồng thời chủ quan cho rằng cứ L/C được gửi từ NHTB là bản có hiệu lực thi hành nên đã giao hàng. Cuối cùng là người bán không lấy được tiền từ NHPH và do đó họ có thể kiện NHTB vì đã không làm hết trách nhiệm.
- Trong trường hợp NHTB thực hiện không đúng các chỉ dẫn của NHPH trong L/C, tranh chấp phát sinh là do quan điểm về bộ chứng từ phù hợp của NHPH và NHTB không giống nhau. Ví dụ, trong một hối phiếu số tiền được ghi là 138,458.00 USD (one*three*eight*four*five*eight US dollar) đã được NHTB chiết khấu, nhưng NHPH lại đánh giá là chứng từ hối phiếu có số tiền bằng số và bằng chữ không thống nhất với nhau, và không phù hợp với cách ghi số tiền trên chứng từ tài chính theo tập quán. Có trường hợp vận đơn hàng ghi sai họ của người được thông báo. NHTB không cho rằng đây là những lỗi có thể gây ra hậu quả vật chất nên đã trả tiền cho nhà XK, còn NHPH lại kiên quyết cho rằng họ của người được thông báo ghi sa, có thể dẫn đến hậu quả là có một người nào đó ngẫu nhiên trùng tên dẫn đến khó khăn trong việc xác nhận tư cách pháp nhân của người này. Trong thực tế, việc xác định sai bỉệt nào là nặng hay nhẹ hay không phải là sai biệt trong bộ chứng từ là một việc không phải dễ dàng mà bản thân các điều khoản của UCP cũng không quy định cụ thể vấn đề nà, nên các NH thường hành động theo tập quán và quan điểm của họ.
Tóm lại, mặc dù cách tín dụng chứng từ có rất nhiều ưu điểm, đảm bảo được quyền lợi của các bên nhưng việc vận dụng cách này trong thực tiễn TTQT vẫn làm phát sinh nhiều tranh chấp, khá nhiều NH và doanh nghiệp Việt Nam rất lúng túng trong việc giải quyết những tranh chấp đó nên đã phải chịu những phần thiệt hại về mình. Việc xem xét, phân tích kỹ các nguyên nhân tranh chấp là cơ sở để giúp họ phòng trách và xử lý chúng hiệu quả.
4.4.3 cách giải quyết tranh chấp.
4.4.3.1 Hòa giải, thương lượng.
- Thương lượng (Negotiation) là phương pháp ma ftrong đó các bên giải quyết tranh chấp bằng cách liên lạc trực tiếp với nhau và trao đổi các quan điểm bên ngoài hệ thống xét xử chính thức. Thương lượng có thể dẫn tới kết quả là tranh chấp được giải quyết, hay các bên chuẩn bị đưa tranh chấp ra một bên thứ ba như hòa giải (mediation) hay trọng tài (arbitration).
- Hòa giải (Mediation) là một quá trình giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư, trong đó hòa giải viên là người thứ ba trung gian giúp các bên tranh chấp đạt được một sự thỏa thuận Black’s Law dictionary – West Pub. Co.1991.
.
Điểm khác nhau giữa hòa giải và trọng tài là hòa giải viên không có quyền đưa ra quyết định cuối cùng cho các bên. Phương pháp này được sử dụng khi giải quyết tranh chấp giữa các bên có quan hệ thương mại lâu dài hay khi co tranh chấp nhỏ.
4.4.3.2 Trọng tài (Arbitration).
Các bên được sử dụng phương pháp này khi có thỏa thuận với nhau về việc áp dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp (nếu có). Các bên cũng được lựa chọn cơ quan trọng tài, luật áp dụng, địa điểm và thời gian cho công tác trọng tài, cụ thể hơn họ có thể được lựa chọn cả trọng tài viên, trong tài viên là người ra quyết định cuối cùng và các bên tranh chấp phải tuân theo.
Ưu điểm của phương pháp này là các tranh chấp được giải quyết không mang tính công khai, có thể giữ được bí quyết thương mại cho các bên; ngoài ra còn góp phần giữ mối quan hệ tốt giữa các bên.
4. 4.3.3 Tòa án (Litigation).
Đây là phương pháp truyền thống dùng để giải quyết tranh chấp, tòa án là người xét xử tranh chấp và cưỡng chế thi hành phán quyết của mình theo thủ tục của tòa án, tòa án còn có thể thực hiện cả việc cưỡng chế thi hành phán quyết của nước ngoài. Trong cách thanh toán bằnh L/C, trong L/C thường không quy định các vấn đề về trọng tài hay luật áp dụng mà chỉ dẫn chiếu tới việc sử dụng phiên bản mới nhất của UCP. Do đó, trước hết các bên sẽ căn cứ vào UCP và các nguồn luật khác có thể dùng để giải quyết tranh chấp, kết hợp với điều khoản trọng tài trong hợp đồng để chọn phương pháp giải quyết tranh chấp phù hợp.
Thông thường, để tiết kiệm thời gian và chi phí, đầu tiên các bên nên chọn các phương pháp thương lượng và hòa giải, nếu không giải quyết được thì mới dùng đến phương pháp trọng tài và phương pháp kiện ra tòa án. Phương pháp thương lượng có ưu điểm là không làm ảnh hưởng đến quan hệ thương mại của các bên, chi phí thấp. Trong khi đó, phương pháp hòa giải lại đòi hỏi phải có sự tham gia của một bên thứ ba làm phát sinh thêm chi phí hòa giải, chỉ khi các bên hòa giải không thành công thì mới khởi kiện ra tòa án hay giải quyết bằng trọng tài.
Để ngăn ngừa các tranh chấp phát sinh trong thanh toán quốc tế bằng L/C đến mức thấp nhất, khi các bên sử dụng các dịch vụ NH cần tìm hiểu luật pháp quốc tế về tín dụng chứng từ, cập nhật kịp thời các kiến thức liên quan đến cách tín dụng chứng từ. Bên cạnh đó, chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản lý ngoại hối, thanh toán quốc tế và xuất nhập khẩu, tăng cường tính cưỡng chế các phán quyết của trọng tài hay tòa án đảm bảo việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
1. Sở giao dịch Vietcombank.
1.1 Khái quát về SGD Vietcombank.
N
ăm 1993, NHNT Việt Nam thành lập Văn phòng & Sở Giao dịch NHNT Việt Nam trực thuộc trụ sở chính của NHNT Việt Nam. Đến năm 2008 căn cứ tình hình hoạt động của mạng lưới kinh doanh, Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị cho ý kiến về việc tách SGD ra trụ sở mới và đã được thông qua theo Quyết định số 125/QĐ – NHNT ngày 02/01/2007. Ngày 30/10/2008, Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức khai trương trụ sở hoạt động mới theo Giấy phép Đăng ký kinh doanh số 0113024518.
1.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương.
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam. SGD là một đơn vị hạch toán trực thuộc NHNT nên nó không có tư cách pháp nhân, SGD được coi như là một chi nhánh của Ngân hàng, nó không có tài sản riêng nhưng được NHNT cấp con dấu riêng và có trụ sở riêng và hoạt động theo sự ủy quyền của NHNT.
SGD Ngân hàn...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Nghiên cứu áp dụng giải pháp tường chắn đất cho khu vực đồng tháp mười Kiến trúc, xây dựng 0
D Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng cao áp để xác định một số kim loại nặng trong các đối tượng môi trường Khoa học Tự nhiên 0
D Áp dụng phương pháp bảo trì hiệu suất toàn diện (TPM) nâng cao hiệu quả hoạt động máy móc tại nhà máy đóng bành giấy công ty SCG Trading Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Áp Dụng Phương Pháp Thảo Luận Nhóm Trong Dạy Học Đọc - Hiểu Văn Bản Truyện Dân Gian Luận văn Sư phạm 0
D Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động - thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh pizza việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Giáo trình chuyên đề vật lý nano phương pháp trường tự hợp hartree fock áp dụng cho hệ nhiều điện tử Khoa học kỹ thuật 0
D Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương m Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top