Portier

New Member

Download miễn phí Đề tài Tình hình đầu tư phát triển ở công ty Cao su Sao Vàng





LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN. 3

1. Khái niệm. 3

2. Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. 3

3. Tác dụng của đầu tư phát triển. 4

4. Phân loại đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. 4

5. Các khái niệm và nội dung của vốn đầu tư. 7

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 9

I. Giới thiệu về công ty cao su Sao Vàng 9

1. Quá trình hình thành và phát triển 9

2. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh: 11

II. Tình hình vốn và nguồn vốn ở công ty Cao su Sao vàng. 15

III. Các nội dung của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp. 20

1. Đầu tư vào tài sản cố định. 20

2. Đầu tư vào tài sản lưu động và hàng tồn trữ. 27

3.Đầu tư vào nguồn nhân lực. 31

4. Đầu tư cho công tác phát triển thị trường tiêu thụ 35

IV. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh cuả Công ty 37

1. Những kết quả đạt được 37

2. Những mặt hạn chế ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả đầu tư của công ty Cao su Sao vàng. 42

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 46

I .Các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 – 2010. 46

1.Thuận lợi 46

3. Định hướng phát triển 48

II . Một số giải pháp về đầu tư góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty cao su Sao Vàng. 49

1. Giải pháp về vốn đầu tư 50

2. Giải pháp về đầu tư phát triển khoa học công nghệ 52

3. Đầu tư cho nguồn nhân lực. 53

III .Một số kiến nghị với Nhà nước và Tổng công ty Hóa chất Việt Nam. 56

KẾT LUẬN 58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lĩnh được phần lớn thị phần về săm lốp ô tô.
Công ty Cao su sao vàng là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì lý do, trong cơ cấu vốn đầu tư XDCB có những điểm nổi bật, để thấy rõ hơn nữa thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản hay tình hình hoạt động đầu tư ở Công ty cao su sao vàng thì cần xem xét cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư XDCB trong thời gian qua được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 8: Cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư tài sản cố định
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2002-2006
%
Tỷ trọng
Tổng cộng
19.340
69.416
26.194
38.498
106.254
259.702
100
Xây lắp
841
6.901
9.629
11.250
33.542
62.073
23,9
Thiết bị
18.296
61.011
13.177
24.132
68.557
185.173
71,3
KTCB #
167
1.495
2.388
311.6
4.245
11.411
4,8
% Thiết bị so tổng vốn đầu tư TSCĐ
94,60
87,89
50,3
62,68
64,52
71,3
-
(Nguồn: Phòng xây dựng cơ bản)
Theo bảng 8 ta thấy lượng vốn đầu tư tập trung chủ yếu cho công tác mua sắm, cải tạo nâng cấp máy móc thiết bị nhằm hiện đại hoá dây chuyền sản xuất. Tổng vốn đầu tư giành cho việc mua sắm thiết bị trong giai đoạn 2002 - 2006 là 185.173 triệu đồng tương đương với 71,3% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cùng kỳ. Nếu xét theo từng năm 2 năm 2002 và năm 2003 còn cao hơn như: năm 2002 vốn thiết bị chiếm 94,6%, năm 2003 là 87,89%. Như đã nghiên cứu ở phần trên, do đặc điểm của dự án thực hiện đầu tư năm 2004 nên vốn thiết bị chỉ chiếm 50,3%. Nhưng 2 năm tiếp theo là năm 2005 và năm 2006 lại tăng lên: Năm 2005 vốn thiết bị là 62,68% và năm 2006 là 64,52%. Như vậy, có thể khẳng định được rằng thời gian qua tại Công ty cao su sao vàng việc đầu tư vào máy móc thiết bị được quan tâm một cách đặc biệt.
c. Đầu tư cho khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm. Khi công nghệ hiện đại được áp dụng năng suất lao động tăng lên, giá thành sản phẩm giảm xuống. Mặt khác, chất lượng và mẫu mã sản phẩm cũng được cải tiến và từ đó doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.
Nhận thức một cách đầy đủ về sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay và chu kỳ sống của công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với hàng trong nước cũng như hàng ngoại nhập bằng nguồn vốn hạn chế nên trong quá trình đầu tư không chỉ bằng con đường nhập khẩu các máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh mà cần cải tạo nâng cấp máy móc thiết bị mà vẫn đáp ứng nhu cầu trên . Với lợi thế sẵn có ở đội ngũ lao động kỹ thuật công ty trong thời gian qua đã cố gắng nỗ lực tận dụng chất xám tranh thủ nghiên cứu khoa học công nghệ để cải tạo công nghệ. Mặt khác, không chỉ nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa mà còn tiết kiệm hàng tỷ đồng cho Nhà nước, giải quyết những khó khăn về vốn đầu tư.
Trong thời gian qua, công ty còn thực hiện việc liên doanh, liên kết quốc tế mà mục đích là để tiếp cận với các công nghệ hiện đại. Qua đó, góp phần đáng kể cho việc cải tiến, hoàn thiện hoá công nghệ của Công ty. Chúng ta hãy tìm hiểu việc đầu tư cho một số dự án khoa học công nghệ thời gian qua được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 9: Báo cáo chi phí đầu tư khoa học công nghệ 2001 - 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng cộng
Chi phí thực hiện
Tr.đ
260
917
2.350
2.817
2.922
3.001
12.267
Số dự án
Dự án
1
4
9
5
7
6
32
(Nguồn: Phòng KCS)
Từ số liệu trong bảng 9 ta thấy khối lượng vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong thời gian qua ở Công ty Cao su sao vàng là khá lớn. Cả giai đoạn 2001 - 2006 với 32 dự án với tổng mức vốn đầu tư là 12.267 triệu đồng. Hơn nữa, trong thời kỳ này vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học tăng liên tục qua các năm cả về quy mô và số dự án thực hiện.
Năm 2001 Công ty bắt đầu thực hiện công tác nghiên cứu, vì vậy số dự án và quy mô còn hạn chế với 1 dự án là 260 triệu đồng xong cũng đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Sang năm 2002 công ty đã triển khai nghiên cứu dự án với số vốn thực hiện là 917 triệu đồng, gấp 3,5 lần so với năm 2001. Năm 2003 công ty đã tiếp tục tăng cường đầu tư với 9 dự án và tổng số vốn thực hiện là 2.350 triệu đồng. Năm 2004 có 5 dự án với tổng thực hiện là 2.817 triệu đồng, năm 2005 đã tiếp tục đầu tư thêm 6 dự án, vốn đầu tư là 3.001 triệu đồng, ở đây số dự án giảm so với năm 2003 và 2005 nhưng qui mô của một dự án lớn hơn.
Có thể nói, trong thời gian qua công ty cao su sao vàng đã chú trọng đến công tác đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, các dự án thực hiện thời gian qua chỉ mới dừng lại ở công tác nghiên cứu cải tạo một số khâu đơn giản trong các dây chuyền sản xuất, nguyên nhân một phần là do hạn chế về vốn và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế.
2. Đầu tư vào tài sản lưu động và hàng tồn trữ.
a. Đầu tư vào tái sản lưu động.
Vốn lưu động có vai trò đặc biệt quan trọng trong bất cứ một doanh nghiệp nào dù đó là doanh nghiệp thương mại hay đó là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Để thấy rõ thực trạng của Công ty cao su sao vàng về vốn lưu động cũng như thấy được những chi phí cần thiết để phát huy kết quả của công tác đầu tư TSCĐ ta cần xem xét cơ cấu vốn đầu tư lưu động trong thời gian vừa qua:
Bảng 10: Cơ cấu vốn đầu tư lưu động giai đoạn 2002 - 2006.
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2002 - 2006
Tỷ trọng chung(%)
Tổng cộng
10.011
1.584
8.594
9.612
12.615
42416
100
Nguyên vật liệu
8329,152
1211,272
7.313,49
7.522,6
8211,06
32587,6
76,83
Năng lượng
770,848
110,088
621,03
639,62
732,19
2864,77
6,75
Lương, BHXH
262,5
255
109,36
135,75
147
909,56
2,14
Các chi phí khác
648,5
26,98
550,12
1314,03
3533,75
6073,38
14,28
(Nguồn: Phòng kế toán - tài chính)
Từ bảng 12 ở trên ta nhận thấy rằng công ty đã dùng 76,83% vốn lưu động để giành cho việc mua nguyên vật liệu. Điều này là dễ hiểu vì công ty sản xuất các loại sản phẩm cao su từ nguyên liệu cao su.
Các khoản lương và BHXH của cán bộ công nhân viên tuy chỉ chiếm 2,14% nhưng những khoản này tăng lên hàng năm trong tổng số vốn lưu động. Năm2000 lương chỉ chiếm 2,18% vốn lưu động, nhưng năm 2003 chiếm đến 16%. Điều đó có thể nói lên rằng mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng lên qua các năm. Hơn nữa, với chi phí cho việc bồi dưỡng, đào tạo lại lao động nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên tăng lên đặc biệt trong các năm 2002,2003 và 2006.
Cùng với sự gia tăng của các tài sản cố định thì nhu cầu về vốn lưu động của công ty cũng không ngừng tăng lên. Để thấy rõ sự biến động của vốn đầu tư tài sản cố định qua đó phân tích sự thay đổi đó, trong thời gian qua, chúng ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 11: Tổng vốn đầu tư tài sản lưu động 2002 - 2006
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2002 - 2006
1. Vốn đầu tư
29.315
71.000
34.790
37.135
46.115
218.355
2. Vốn đầu tư TSLĐ
16.001
1.584
8.594
9.612
12.615
42.416
3. Tỷ lệ(%) =2/1
34,15
2,24
24,71
25,88
27,36
19,68
Nguồn: Phòng Kế toán - tài chính
Dự...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình thực hiện các lĩnh vực quản trị của công ty đầu tư - Xây dựng Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
D VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LIÊN HỆ VỚI TÌNH HÌNH THỰC TIẾN Ở VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
H Tình hình huy động và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước Luận văn Kinh tế 0
B Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K Tình hình đầu tư phát triển ở công ty cổ phần đầu tư và XNK Đoàn Minh Giang Luận văn Kinh tế 0
H Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Kiến trúc, xây dựng 0
N Tình hình hoạt động tại công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Hà Minh Anh Luận văn Kinh tế 0
H Tình hình hoạt động tại công ty đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến Luận văn Kinh tế 0
C Tình hình về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Đầu tư xây dựng và Sản xuất vật l Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top