daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC:
A./ ĐẶT VẤN ĐỀ:…………………… ………………………………………………… 2
B./ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:…………… …………………………………………………2
I. Khái niệm của các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội:……………………………2
II. Phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội:…………………………………….2
III. Các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội:…………………………… 4
IV. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực
xã hội đối với lĩnh vực pháp luật…………… …………………………………………… 6
C./ KẾT THÚC VẤN ĐỀ:………… ……………………………………………… 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:…………………………… ………………… 11
1
A./ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong cuộc sống, ta bắt gặp rất nhiều hành vi tuân theo chuẩn mực xã hội, bên cạnh
đó vẫn còn rất nhiều hành vi làm sai lệch chuẩn mực xã hội, chính vì vậy em xin được
chọn đề tài: “ Phân tích khái niệm, phân loại, các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã
hội? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu các cơ chế đó đối với lĩnh vực pháp luật.”
B./ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Khái niệm của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.
Khái niện sai lệch chuẩn mực xã hội thường được hiểu ở hai góc độ sau: Ở góc độ
thứ nhất: sai lệch chuẩn mực xã hội là hanh vi của cá nhân hay nhóm xã hội vi phạm các
nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội( hành vi sai lệch). Sai lệch chuẩn mực xã hội

được hiểu là những tình huống, sự kiện cụ thể của cuộc sống đóng vai trò là những nhân tố
phá vỡ sự tác động của các chuẩn mực xã hội( tình huống sai lệch).
Trong nghiên cứu xã hội học tội phạm, các nhà nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu,
quan tâm về sự sai lệch chuẩn mực theo ý nghĩa thứ nhất- hành vi sai lệch.
II. Phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội:
Các hành vi sai lệch thường được phân loại theo hai tiêu chí sau:
Thứ nhất, căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực xã hộ bị xâm hại gồm
có hành vi sai lệch tích cực và hành vi sai lệch tiêu cực.
+ Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi có thể là cố ý hay vô ý, vi phạm, phá
vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế
xã hội. Ví dụ; quy định của nhà nước ta là cấm đốt pháo trái phép vào đêm giao thừa là quy
2
định trái với chuẩn mực xã hội đã có từ lâu đời. Nhưng nó là hành vi sai lệch chuẩn mực xã
hội tích cực vì nó đã phá vỡ hiệu lực của chuẩn mực xã hôi đã lạc hậu, lỗi thời. Quy định
cấm đốt pháo trái phép này đã không những tiết kiệm được tiền bạc của nhà nước và nhân
dân mà còn hạn chế được những tai nạn đáng tiếc do đốt pháo gây ra. Chính vì vậy, quy
định của nhà nước ta được sự đồng tình ủng hộ của đại đa số nhân dân.
+ Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi cố ý hay vô ý vi phạm, phá vỡ hiệu
lực, sự tác động của những chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thình hành
và được thừa nhận rộng rãi. Ví dụ: vụ án loạn luân ở Lâm Đồng, ngày 17/6/2011, cơ quan
cảnh sát điều tra công an thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố và bắt giam Đỗ Thanh
Hà vì hành vi” giao cấu với trẻ em”. Đỗ Thanh Hà 30 tuổi, ngụ 307 Trần Phú, quốc lô 20,
xã Mộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, làm nghề sửa chữa xe máy. Theo kết quả
điều tra ban đầu, từ tháng 4/2009 đến khi bị bắt Hà đã 7 lần giao cấu với con gái chưa đủ
12 tuổi của mình. Lấy lí do đi thành phố Hò Chí Minh mua phụ tùng xe máy nên kết hợp
cho con gái đi chơi, Hà đã dẫn con gái vào nhà nghỉ giở trò đồi bại, mỗi lần như vậy Hà
đều cho con uống thuốc ngừa thai. Hành vi loạn luân của Hà đã bị tố cảo lên cơ quan công
an. Như vậy, hành vi của Hà là hành vi loạn luân, sai lệch chuẩn mực xã hội không những
của dân tộc ta mà còn của cả loài người, đây là hành vi hết sức nguy hiểm cho xã hội.
Thứ hai, căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan của người thực hiện, hành vi sai lệch
gồm có: hành vi sai lệch thụ động và hành vi sai lệch chủ động.
+ Hành vi sai lệch chủ động: là những hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý( trực tiếp
hay gián tiếp) vi phạm phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội đó đã lạc hậu, lỗi thời
hay còn đang tiến bộ. Ví dụ: hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của các bạn trẻ, đặc
biệt là các bạn gái đã phá vỡ chuẩn mực xã hội, quan niệm về trinh tiết của người phụ nữ
Việt Nam cũng như người Á Đông.
+ Hành vi sai lệch thụ động: là hành vi vô tình, vô ý, không mong muốn vi phạm,
phá vỡ tính ổn định, sự tác động của các chuẩn mực xã hội. Ví dụ: A và B là hai anh em
ruột nhưng bị thất lạc. Khi A và B đến tuổi kết hôn, họ lấy nhau làm vợ chồng. Nưng khi
sinh con thì con của họ bị tật nguyền, nhiều bệnh tật. Một thời gian sau, họ phát hiện mình

3
là anh em ruột thịt, Như vậy, hành vi A lấy B là hành vi vô tình phá vỡ tính ổn định của
chuẩn mực xã hội, là hành vi loạn luân.
III. Các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.
Các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội như sau:
Thứ nhất, sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng hay không đầy đủ các nguyên
tắc, quy định của chuẩn mực xã hội là một cơ chế dẫn tới hành vi sai lệch. Trong trường
hợp này đa số các hành vi sai lệch xảy ra chủ yếu là do cá nhân, tập thể thiếu thông tin,
kiến thức, hiểu biết về các chuẩn mực xã hội, thiếu kinh nghiệm thực tế, do họ không hiểu
hay hiểu không đúng các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội như pháp luật, đạo
đức,….do đó, họ đã thực hiện những hành vi sai lệch nhất định. Ví dụ: Người dân tộc thiểu
số không hiểu biết về pháp lệnh dân số nên việc sinh con thứ ba của họ diễn ra khá phổ
biến.
Thứ hai, trong hoạt động nhận thức, tư duy diến dịch không đúng, sự suy diễn của
một số chuẩn mực xã hội thiếu căn cứ logic cùng với việc sử dụng các phán đoán phi
logic…là cơ chế dẫn tới hành vi sai lệch. Điều đó có nghĩa là khi tham gia vào các lĩnh vực
cụ thể của đời sống xã hội do thói quen suy diễn sai nên các cá nhân và nhóm xã hội
thường nhầm lẫn hay cố ý áp dung các chuẩn mực ở lĩnh vực này vào lĩnh vực khác, do
đó vi phạm một chuẩn mực nào đó. Ví dụ; chuẩn mực đạo đức của người vợ Việt Nam xa
xưa là hoàn toàn phụ thuộc vào người chồng. Quan niệm này còn ăn sâu vào nếp nghĩ của
đa số người dân nông thôn Việt Nam. Việc áp dụng chuẩn mực đạo đức này là vi phạm
pháp luật hôn nhân gia đình, vợ chồng bình đẳng.
Thứ ba, việc củng cố, tiếp thu các quy tắc yêu cầu của các chuẩn mực không còn
phù hợp nữa, không còn được cộng đồng xã hội thừa nhận hay không ăn khớp với các
nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành…cũng là một cơ chế dẫn tới hành vi sai lệch.
Tức là, trong xã hội cũng có những chuẩn mực phong tục, tập quán…đã được hình thànhdo
nhu cầu điều chỉnh, điều hòa các quan hệ xã hội nhất định; đã thể hiện được vai trò hiệu
lực của nó. tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của các mối quan hệ xã hội, của các điều kiện

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Phân tích nội dung các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật và ý nghĩa của mỗi cơ chế đối Tài liệu chưa phân loại 2
D Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn lòng chi trả cho dịch vụ quản lý vận hành chung cư trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ đặt xe grab bike của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 2
D Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ngẫu hứng trực tuyến của người tiêu dùng tại TP HCM Luận văn Kinh tế 0
D Văn hóa doanh nghiệp trong các công ty du lịch lữ hành ở hạ long Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D MỘT GIÁM ĐỐC BẢO TÀNG MỚI KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ HÀNH CHÍNH Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố huế Luận văn Sư phạm 0
D NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI TIÊU DÙNG sản PHẨM BIA sài gòn của NGƯỜI TIÊU DÙNG quảng ngãi Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top