Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU
Ở nước ta hiện nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn nhiều vấn đề đang đặt ra, trong đó có vấn đề nhận thức, hiểu biết và thực hiện các nguyên tắc, các quy định của chuẩn mực pháp luật. Tình trạng gia tăng các vụ việc vi phạm pháp luật; diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm; sự lãng quên các giá trị truyền thống; sự lãnh đạm trong giao tiếp xã hội là những vấn đề hết sức đáng lo ngại. Trong điều kiện như vậy, việc nghiên cứu, củng cố và phát huy vai trò, hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật càng có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Nghiên cứu về vấn đề này, em xin chọn bài lớn của mình như sau: “ Phân tích nội dung các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật ? Từ sự phân tích đó, hãy rút ra ý nghĩa của mỗi cơ chế đối với công tác phòng chống vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay.”
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên trong bài làm không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong thầy cô đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thiện đề tài tốt hơn.
Em xin chân thành Thank !
NỘI DUNG
I. Khái niệm
1. Khái niệm chuần mực pháp luật
Chuẩn mực pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho hành vi ứng xử của các cá nhân và các nhóm xã hội.
2. Khái niệm sai lệch chuẩn mực pháp luật
2.1. Định nghĩa sai lệch chuẩn mực pháp luật
Sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi của một cá nhân hay nhóm xã hội nào đó thực hiện một hành vi vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật ( hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật).
Dưới góc độ luật học, hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật chính là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có các dấu hiệu cơ bản: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi của chủ thể và chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý.

2.2. Phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật thường được xã hội học pháp luật phân loại theo hai tiêu chí sau:
Thứ nhất, căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâm hại gồm có hành vi sai lệch tích cực và hành vi sai lệch tiêu cực.
• Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi (có thể là cố ý hay vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế xã hội hay không còn được nhà nước và xã hội thừa nhận.
• Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi (cố ý hay vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực pháp luật hiện hành, có nội dung, tính chất phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, các cộng đồng người thừa nhận rộng rãi trong xã hội.
Thứ hai, căn cứ vào thái độ, tâm lí chủ quan ( lỗi) của người thực hiện hành vi sai lệch , gồm có hành vi sai lệch chủ động và hành vi sai lệch thụ động.
• Hành vi sai lệch chủ động là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý (trực tiếp hay gián tiếp) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật, dù chuẩn mực đó đã lạc hậu, lỗi thời hay còn đang tiến bộ, phù hợp. Họ có thể nhận thức được yêu cầu của cộng đồng nhưng họ cứ hành động theo ý họ mặc dù biết không phù hợp.
• Hành vi sai lệch thụ động là hành vi vô ý, không mong muốn vi phạm, phá vỡ tính ổn định, sự tác động của các chuẩn mực pháp luật. Đặc trưng của loại hành vi sai lệch này là người sai lệch không biết hành vi của mình là sai lệch, nguyên nhân là do họ không nắm vững chuẩn mực hay do hiểu sai các chuẩn mực.
Thứ ba, nếu căn cứ và xem xét đồng thời cả hai tiêu chí phân loại nêu trên trong một hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật thì chúng ta sẽ có thêm bốn loại hành vi sau đây:
- Hành vi sai lệch chủ động – tích cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ sự tác động của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội hiện tại.
- Hành vi sai lệch chủ động – tiêu cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật hiện hành mang tính chất tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, xã hội thừa nhận rộng rãi.
- Hành vi sai lệch thụ động – tích cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ sự tác động của chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội.
- Hành vi sai lệch thụ động – tiêu cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội.
2.3. Hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
Khi xem xét hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật nào đó, chúng ta cần căn cứ vào một số yếu tố sau:
- Căn cứ vào tính chất, khuynh hướng và sự phổ biến tương đối của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật đó.
- Căn cứ vào các điều kiện lịch sử, hoàn cảnh xã hội cụ thể.
- Căn cứ vào địa điểm và thời gian xảy ra hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật đó.
Những căn cứ trên đây cho phép chúng ta nhận thức và đánh giá đúng đắn hậu quả của một hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật. Hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có thể được nhìn nhận trên hai phương diện sau:
Thứ nhất, hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có thể mang nội dung, tính chất tích cực, tiến bộ, cách tân nếu như nó vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự chi phối của các chuẩn mực xã hội đã lỗi thời, lạc hậu, phản động, đang kìm hãm sự phát triển của các cá nhân và xã hội. Khi đó hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có thể góp phần làm thay đổi nhận thức chung của cộng đồng xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội trong cộng đồng.
Thứ hai, ngược lại, hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có thể mang nội dung và tính chất tiêu cực, ảnh hưởng xấu hay nguy hiểm cho xã hội nếu như nó vi phạm, phá hoại tính ổn định, sự tác động của những chuẩn mực pháp luật phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội. Trong trường hợp này, hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật đó phải bị dư luận xã hội phê phán, lên án hay đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp trừng phạt theo các nguyên tắc, quy định của pháp luật.
II. Nội dung các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật và ý nghĩa của mỗi cơ chế đó đối với công tác phòng chống vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay.
1. Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng hay không chính xác các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực pháp luật
1.1. Nội dung cơ chế
Trong trường này, đa số các hành vi sai lệch xảy ra chủ yếu là do các cá nhân, nhóm xã hội thiếu thông tin, kiến thức, hiểu biết về các chuẩn mực pháp luật, thiếu kinh nghiệm thực tế; do họ không hiểu hay hiểu không đúng nội dung, tinh thần của các quy tắc, yêu cầu được nêu trong chuẩn mực pháp luật. từ chỗ thiếu hiểu biết pháp luật mà họ đã thực hiện những hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật nhất định.
Ví dụ: Khi tham gia giao thông, trên đường có biển cấm quay đầu xe nhưng do thiếu kiến thức và hiểu biết về luật giao thông đường bộ nên người tham gia giao thông lại thực hiện hành vi rẽ phải. Như vậy, người đó đã vi phạm pháp luật, thực hiện hành vi sai lệch.

1.2. Ý nghĩa của cơ chế đối với công tác phòng chống vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay
Trong lĩnh vực pháp luật, từ cơ chế này, vấn đề đặt ra là trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật xảy ra có nguyên nhân là do người vi phạm thiếu các thông tin, kiến thức, hiểu biết về pháp luật thì các cơ quan tư pháp và các cơ quan chức năng khác cần phối hợp với các phượng tiện thông tin đại chúng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật một cách sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân về những nguyên tắc, quy định của các bộ luật; các văn bản quy phạm pháp luật; giúp cho người dân có được những kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật. Qua đó, góp phần hạn chế những hành vi phạm pháp, phạm tội xảy ra có nguyên nhân là do thiếu kiến thức, hiểu biết về pháp luật.
2. Trong hoạt động nhận thức, tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn các chuẩn mực pháp luật thiếu căn cứ logic cùng với việc sử dụng các phán đoán phi logic
2.1. Nội dung cơ chế
Đây là một cơ chế dẫn đến hành vi sai lệch. Điều đó có nghĩa là khi tham gia vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, do thói quen suy diễn sai lầm, sử dụng các phán đoán thiếu căn cứ logic nên các cá nhân và nhóm xã hội thường nhầm lẫn hay cố ý áp dụng các chuẩn mực xã hội khác vào lĩnh vực pháp luật, do đó đã vi phạm một số chuẩn mực pháp luật nào đó, tức là đã thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
Ví dụ: Nhà ông A bị mất trộm con gà, lại nghi ngờ rằng ông B là hàng xóm lấy cắp, rồi xông vào nhà ông B lục xét một cách bất hợp pháp, đây là hành vi sai lệch vì đã vi phạm pháp luật.


2.2. Ý nghĩa của cơ chế đối với công tác phòng chống vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay

Từ cơ chế này, chúng ta nhận thấy những thói quen trong tư duy, nếp suy nghĩ sai lầm của một bộ phận dân cư trong xã hội thường là nguyên nhân khiến cho họ nhận thức sai, làm lệch lạc nội dung và phạm vi áp dụng của pháp luật. Chính vì thế, khi xây dựng pháp luật, các nhà làm luật cần hết sức lưu ý và cân nhắc nội dung của những ngôn từ, thuật nhữ pháp lý được sử dụng. Từng quy phạm pháp luật được đưa ra phải có bố cục chặt chẽ, nội dung phải đầy dủ, rõ ràng và chính xác để tránh trường hợp bị suy diễn sai và áp dụng sai.
3. Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của những chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với pháp luật hiện hành
3.1. Nội dung cơ chế
Đây cũng là một cơ chế dẫn tới hành vi sai lệch. Tức là, trong xã hội có những chuẩn mực pháp luật đã được hình thành do nhu cầu điều chỉnh, điều hòa các quan hệ xã hội nhất định; đã thể hiện được vai trò, hiệu lực điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của các mối quan hệ xã hội, của các điều kiện lịch sử – xã hội, các chuẩn mực đó dần dần tỏ ra lạc hậu, lỗi thời, không còn đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn xã hội hiện nay, đã bị nhà nước bãi bỏ hay thay thế bằng các văn bản pháp luật khác. Mặc dù vậy nhưng vẫn có những cá nhân, nhóm xã hội nào đó do không biết, hay biết nhưng vẫn cố ý thực hiện, áp dụng các quy tắc đã lạc hậu, lỗi thời đó, dẫn đến vi phạm chuẩn mực pháp luật hiện hành trong xã hội.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nguyenanh1234

New Member
Re: Tiểu luận Phân tích nội dung các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật và ý nghĩa của mỗi cơ chế đối với công tác phòng chống vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay

good
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
D Phân tích nội dung quản trị kênh phân phối nhãn hàng sunsilk của công ty unilever Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN DỊCH VỤ GIAO HÀNG NHANH CHI NHÁNH HÀ NỘI Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích nội dung chính sách sản phẩm của 1 doanh nghiệp cụ thể Marketing 0
D Phân tích ảnh hưởng của Nhóm tham khảo tới việc lựa chọn hàng hóa thiết yếu của người tiêu dùng trên thị trường Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D phân tích quá trình ra quyết định mua của bệnh viện bạch mai hà nội Marketing 3
D Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp Luận văn Kinh tế 0
D Cách Xác định nội hàm phân tích tiêu chí trong tự đánh giá cơ sở giáo dục theo Thông tư 17 và 18/2018 Văn hóa, Xã hội 0
N Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội giai đoạn 200 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top