daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đã hơn ba năm kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150
của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, điều này đã mở ra cho Việt Nam cơ hội
lớn trong việc tiếp cận các thị trường mới, song cũng đem lại những thách thức
không nhỏ bởi lúc này mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vô cùng gay gắt.
Đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có quy mô vừa và nhỏ, số doanh
nghiệp được gọi là lớn có lẽ chỉ đếm được trên đầu ngón tay, trong đó những doanh
nghiệp có tầm cỡ quốc tế thì càng hiếm hoi. Vậy điều gì có thể đảm bảo cho sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp Việt Nam khi bước ra sân chơi lớn của thế giới?
Hơn bao giờ hết các doanh nghiệp hiểu rằng, muốn phát triển không chỉ cần quan
tâm đến lợi nhuận thể hiện qua kết quả kinh doanh, mà quan trọng hơn là làm thế
nào để các sản phẩm luôn mang đậm dấu ấn bản sắc của doanh nghiệp, làm thế nào
để đội ngũ nhân viên phát triển một cách toàn diện, để tinh thần và giá trị doanh
nghiệp được ghi nhận và đánh giá cao... Muốn làm được những điều này, nhất thiết
các doanh nghiệp ngay từ bây giờ phải thấu hiểu tầm quan trọng mang ý nghĩa sống
còn và có những biện pháp xây dựng cho mình nền Văn hóa doanh nghiệp đặc
trưng, trên nền tảng bản sắc Văn hóa dân tộc Việt Nam.
Hiện nay, Văn hóa doanh nghiệp đang được trao đổi sôi nổi trên các diễn đàn
của các doanh nghiệp, các nhà quản lý cũng như trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Đã có rất nhiều đề tài, luận án nghiên cứu về Văn hóa doanh nghiệp, nhìn
chung đều khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên cho đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới vẫn chưa có khái
niệm chính thức về Văn hóa doanh nghiệp, tại sao Văn hóa ấy lại quan trọng và làm
thế nào để xây dựng nó vẫn là những vấn đề tranh luận đối với các học giả cũng như
các doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp, một khái niệm tưởng mới mà cũng không hoàn toàn
mới, là một thách thức đối với bất cứ nhà quản trị doanh nghiệp nào. Trên cơ sở
niềm yêu thích đối với một vấn đề liên quan mật thiết đến ngành học của mình,
đồng thời mong muốn nghiên cứu nhằm tìm hiểu về thực trạng xây dựng Văn hóa
doanh nghiệp trong nước, tác giả đã lựa chọn đề tài khóa luận: “Xây dựng Văn hóa
doanh nghiệp tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích cơ bản của đề tài nhằm nghiên cứu một cách tương đối hệ thống về
Văn hóa doanh nghiệp để làm rõ và khẳng định tầm quan trọng của vấn đề này,
đồng thời nắm bắt thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam. Từ đó
đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước trong vai trò hỗ trợ và tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác xây dựng Văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, khóa luận được thực hiện dựa
trên phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu; quan sát, nhận định và
khái quát bản chất của vấn đề. Dựa trên những thông tin thu thập được, khóa luận
nghiên cứu, nhận xét và xử lý thông tin, từ đó đánh giá vấn đề được nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu tổng quát về tình hình xây dựng Văn hóa doanh
nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập, đồng thời tìm hiểu một số tấm gương thành công
trong xây dựng Văn hóa doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được chia thành 3 chương,
bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về Văn hóa doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác xây dựng
Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top