wakeupbluecat

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chương I . .4
Những vấn đề lí luận chung
về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
I) Đầu tư phát triển .4
1.1) Khái niệm đầu tư phát triển .4
1.2) Đặc điểm của đầu tư phát triển .5
1.3) Vai trò của đầu tư phát triển .7
1.4) Nguồn vốn cho đầu tư phát triển .7
II) Nội dung cơ bản về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp .8
2.1) Khái niệm 8
2.2) Tầm quan trọng hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp .8
2.3) Những nội dung cơ bản 10
Chương II.16
Thực trạng đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước
giai đoạn 2001 đến 2005
I) Sự đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 .16
1.1) Giảm doanh nghiệp Nhà nước 100% vốn nhà nước .16
1.2) Dù tăng tốc độ cổ phần hoá DNNN nhưng con đờng phía trước còn dài .17
1.3) Từ sắp xếp lại các TCT đến hình thành các tập đoàn kinh doanh .18
1.4) Giao, bán, khoán và cho thuê DNNN .20
II) Thực trạng đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2001-2005 .20
2.1) Hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước .20
2.2) Thực trạng đầu tư tài sản vốn vật chất . .22
2.3) Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhà nước.23
2.4) Đầu tư vào nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ .25
III) Đánh giá ưu, nhược điểm của hoạt động đầu tư phát triển trong DNNN .28
3.1) Các kết quả tích cực .28
3.2) Các hạn chế chủ yếu .29
Chương III 33
Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển
trong doanh nghiệp nhà nước
3.1 Đối với bản thân DNNN .33
3.2) Đối với nhà nước .35

Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn do quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đem lại.Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu đang có những bước chuyển mạnh mẽ để theo kịp sự xu thế phát triển chung của toàn thế giới hiện nay. Điều đó được thể hiện ở tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam trong những năm gần đây khá cao và rất ổn định, đời sống nhân dân được cải thiên rõ rệt, tỷ lệ người cùng kiệt giảm xuống rõ rệt…Để đạt được những thành tựu to lớn này có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, lực lượng chủ chốt của quá trình CNH – HĐH đất nước.
Giai đoạn năm 2001 – 2005 đánh dấu sự thay đổi khá mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam. Với những quyết định đầu tư hợp lý cộng với sự hỗ trợ rất tích cực của Nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này đã có sự thay đổi căn bản cả về chất và lượng. Bên cạnh đó vẫn còn những điểm yếu cố hữu chưa thể khắc phục được do những hậu quả của quá khứ để lại, do sự thiếu hiểu biết hay hiểu biết còn lờ mờ.Chính vì vậy việc nghiên cứu và hỗ trợ các doanh nghiệp để giúp họ có sự định hướng đúng đắn trong hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư phát triển giữ vai trò sống còn với bảnthân các doanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế nước nhà nói chung.
Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống doanh nghiệp Việt Nam hiên nay là hệ thống doanh nghiệp nhà nước.Trong 20 năm đổi mới do Đảng ta đã đề xướng và lãnh đạo, DNNN là đối tượng được Đảng đặc biệt chú trọng tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Đảng ta đã đề ra cả Nghị quyết riêng về đổi mới DNNN (Theo NQ TW3 khoá 9).Kết quả của quả trình sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN ở Việt Nam đã có những chuyển biến cụ thể, rất tích cực với những sự đầu tư hợp lý đem lại hiệu quả cao. Song vẫn còn nhiều chuyện phải bàn về DNNN, nhất là trong giai đoạn mới - thời kỳ Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Nhận thấy tầm quan trọng của việc tìm hiểu về hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp, đặc biệt là trong DNNN Việt Nam hiện nay, nhóm chúng em đã nghiên cứu đề tài : “ Nội dung cơ bản của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và thực trạng đầu tư phát triển trong DNNN hiện nay.”
Chúng em xin chân thành Thank thầy Từ Quang Phương đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình hoàn thiện bản đề án này.






CHƯƠNG I
Những vấn đề lí luận chung
về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
I) Đầu tư phát triển
1.1) Khái niệm đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng them hay tạo ra những tài xản vật chất ( nhà xưởng thiết bị…) và tài sản trí tuệ ( trí thức,kĩ năng…), gia tăng năng lực sản xuất,tạo them việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Đầu tư phát triển đòi hỏi rất nhiều loại nguồn lực, Theo nghĩa hẹp,nguồn lực cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng,nguồn lực cho đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai,lao động ,máy móc,thiết bị,tài nguyên.Như vậy khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cần tính đúng tính đủ các nguồn lực tham gia.
Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định. Trên quan điểm phân công lao động xã hội,có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ.Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư chia thành hai nhóm chính: công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phi lợi nhuận.Trên góc độ xem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thành: loại được khuyến khích đầu tư,loại không được khuyến khích đầu tư và loại bị cấm đầu tư.Từ góc độ tài sản, đối tượng đầu tư chia thành:những tài sản vật chất ( tài sản thực) và tài sản vô hình.Tài sản vật chất, ở đây,là những tài sản cố định được sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế và tài sản lưu động.Tài sản vô hình như phát minh sang chế,uy tín,thương hiệu…
Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất( nhà xưởng,thiết bị…),tài sản trí tuệ(trình độ văn hoá,chuyên môn,khoa học kĩ thuật…) và tài sản vô hình (những phát minh sáng chế,bản quyền…). Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội.Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt kết quả đó.Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cần được xem xét cả trên phương diện chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích, phát huy vai trò chr động sáng tạo của chủ đầu tư,vai trò quản lý kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.Thực tế,có những khoản đầu tư không trực tiếp tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh như
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top