Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................2
Chƣơng 1: LƢỢC SỬ VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÔGIC HỌC
TÌNH THÁI......................................................................................................9
1.1. Sự xuất hiện và phát triển của lôgic học tình thái ............................ 9
1.1.1. Lôgic học tình thái: từ khởi đầu Arixtôt đến cuối thế kỷ XIX......... 9
1.1.2. Sự phát triển của lôgic tình thái nửa đầu thế kỷ XX..................... 15
1.2. Các khái niệm cơ bản của lôgic học tình thái.................................. 20
1.2.1. “Tình thái chủ quan (ngôn ngữ)” và "Tình thái khách quan" ..... 20
1.2.2. "Tình thái vật lý" và "Tình thái lôgic" .......................................... 29
1.3. Nội dung của lôgic tình thái chân lý chuẩn ..................................... 37
1.3.1. Các định nghĩa cơ bản về nội dung .............................................. 37
1.3.2. Ngữ nghĩa của thế giới khả năng đối với các phép tính tình thái ........ 43
Tiểu kết chương 1....................................................................................... 51
Chƣơng 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA LÔGIC TÌNH THÁI .................53
2.1. Toán tử và các dạng tình thái ........................................................... 53
2.1.1. Toán tử tình thái............................................................................ 53
2.1.2. Phân loại tình thái......................................................................... 57
2.2. Tình thái và tính cách học ................................................................. 67
2.2.1. Kiểu người và tính cách đặc trưng ............................................... 67
2.2.2. Tình thái chủ đạo với kiểu người điển hình .................................. 68
2.3. Về nghịch lý toàn quyền lôgic ........................................................... 75
2.3.1. Nội dung và các phương án giải quyết nghịch lý ......................... 75
2.3.2. Một vài luận giải triết học – nhận thức luận rút ra từ nghịch lý........ 84
Tiểu kết chương 2........................................................................................ 91
KẾT LUẬN .....................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................95
Trình bày về sự xuất hiện và phân tích những khái niệm - cơ sở của lôgic tình thái. Trình bày các nội dung cốt lõi của lôgic tình thái chân lý chuẩn: Toán tử và các dạng tình thái; Tình thái và tính cách họ; Về nghịch lý toàn quyền lôgic. Tìm hiểu một số ứng dụng và những vấn đề lôgic tình thái đã và đang tiếp tục giải quyết nhằm hoàn thiện bộ máy công cụ của mình để có những ứng dụng mới hơn trong khoa học và cuộc sống.
Luận văn ThS. Triết học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
1. Lý do chọn đề tài
Lôgic tình thái hiện nay là một trong những nhánh lôgic học phi cổ điển
phát triển hết sức phong phú và mạnh mẽ. Lôgic tình thái được xây dựng bằng
việc mở rộng lôgic mệnh đề cổ điển nhằm mục đích tiến hành phân tích cấu
trúc của các mệnh đề tình thái.
Trên thế giới người ta ngày càng biết đến nhiều hơn những ứng dụng
của lôgic tình thái trong các lĩnh vực khoa học cũng như trong đời sống
thường nhật. Từ đó, có thể nói, lôgic tình thái giữ một vị trí hết sức quan
trọng trong sự phát triển của tư duy nhận thức của con người về thế giới xung
quanh. Một người có thể sử dụng những tri thức lôgic tình thái khá thường
xuyên mà không ý thức được công cụ mà mình sử dụng là gì và càng chưa
biết được rằng, những công cụ đó đã được nghiên cứu, tìm hiểu như thế nào
trong lôgic học nhằm phục vụ hoạt động của con người. Chính vì vậy, việc
tìm hiểu một cách có ý thức và hơn nữa là nghiên cứu về lôgic tình thái là
việc làm cấp thiết, góp phần mài dũa thêm phương tiện nhận thức của con
người. Mặc dù là một trong những nhánh phát triển nhất của lôgic học phi cổ
điển, nhưng các công trình nghiên cứu và trình bày riêng biệt về lôgic học
tình thái có thể nói là không nhiều ngay ở những quốc gia có nền khoa học
phát triển. Đặc biệt ở Việt Nam vấn đề này cũng chưa thực sự được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm, một phần vì nó mới và quá khó, phần nữa vì chúng ta
chưa có đủ thời gian và nhân lực để làm rõ những vấn đề của nó. Vì vậy, việc
truyền bá phổ biến lôgic học tình thái còn khá hạn chế tại Việt Nam. Hầu hết
các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khái quát một cách chung nhất, tổng quát
nhất những nét chấm phá về lôgic tình thái trong các bài viết trên tạp chí Triết
học hay trong những công trình chung về lôgic phi cổ điển. Ngay cả như vậy
chăng nữa thì lôgic tình thái được nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu vẫn là trên
phương diện tình thái ngôn ngữ được thực hiện bởi một số nhà ngôn ngữ học
hàng đầu của Việt Nam, mà đó lại chỉ là một phần chưa hoàn chỉnh của lôgic
tình thái.
Vì lý do chưa có nghiên cứu đủ rộng và chuyên sâu nên, cho đến hôm
nay ở Việt Nam việc giảng dạy nhánh lôgic học này vẫn chưa được thực hiện,
mỗi năm chỉ có một số không nhiều sinh viên chuyên ban lôgic học được học
sơ lược về lôgic tình thái trong chuyên đề ―Lôgic phi cổ điển‖. Người đầu tiên
ở Việt Nam viết bài giới thiệu về lôgic học này là tác giả Phạm Văn Dương
cũng cách nay đã hơn 10 năm [8]. Tác giả viết: ―Trong lôgic mệnh đề và lôgic
vị từ, người ta đã xem xét giá trị các mệnh đề mang tính tất nhiên. Tuy nhiên,
ngoài những mệnh đề mang tính tất nhiên còn có những mệnh đề mang tính
hay nhiên. Vì vậy các nhà lôgic học đã xây dựng một hệ thống lôgic mới để
bao quát các loại mệnh đề này‖ [8], đó là lôgic tình thái. Với sự ra đời của
lôgic tình thái, lôgic học ngày càng cung cấp cho tư duy những phương tiện
sắc bén để nhận thức thế giới ngày càng sâu sắc hơn. Trong hoạt động nhận
thức những tri thức của con người vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối,
vừa có tính xác định, lại vừa bất định. Một mặt, chúng vừa phản ánh đúng bản
chất của sự vật, hiện tượng. Mặt khác, chúng lại cho ta sự hiểu biết tương đối
về bản chất của đối tượng. Trước một lĩnh vực mới không phải bao giờ những
tri thức của con người cũng là tri thức về bản chất đầy đủ của sự vật. Vì vậy,
tư duy không chỉ dựa trên các phán đoán nhất quyết mà còn phải dựa trên cả
những loại phán đoán mà giá trị của chúng chưa xác định một cách tất yếu -
đó là các phán đoán tình thái – cơ sở không thể thiếu của lôgic tình thái. Vậy,
phán đoán tình thái có quan hệ như thế nào với phán đoán nhất quyết - là phán
đoán mà chúng ta đã được học khá kỹ lưỡng? Khác với các phán đoán nhất
quyết, các phán đoán tình thái còn chứa những thông tin bổ trợ liên quan đến
những đặc điểm của đối tượng, biểu hiện qua các mối liên hệ khác nhau giữa
chủ từ và vị từ của phán đoán, giữa chủ thể nhận thức và đối tượng. Những
thông tin bổ trợ này chính là tình thái của các phán đoán. Chúng được biểu thị
bằng những cụm từ ―tất yếu‖, ―ngẫu nhiên‖, ―có thể‖ và ―không thể‖... Tuy
nhiên đó chỉ là một phần rất nhỏ, một dạng của lôgic tình thái. Lôgic tình thái
không chỉ biểu hiện qua các toán tử tình thái như vừa nêu, mà còn có các
dạng tình thái khác; qua các phán đoán tình thái nó còn biểu hiện mình trong
những ứng dụng vào các ngành khoa học tự nhiên, xã hội cũng như trong
chính đời sống hàng ngày.
Những cụm từ là toán tử tình thái nêu trên khiến ta liên tưởng đến
mệnh đề nổi tiếng của Hêghen ―Mọi thứ hợp lý tính đều hiện thực, và mọi thứ
hiện thực đều hợp lý tính‖. Phải chăng thế giới này và nhận thức của con
người được cấu tạo như vậy? Trong dòng chảy không ngừng của hiện thực,
phạm vi của nhận thức (lý tính) luôn bị giới hạn bởi khả năng và mục đích
của con người, thậm chí ngay cả khi trình độ phát triển của nhận thức con
người và khoa học kĩ thuật đã đạt được những thành tựu rực rỡ thì việc làm rõ
bản chất và cách lĩnh hội các phương pháp tư duy và ứng dụng của chúng vẫn
luôn là mối quan tâm hàng đầu trong cuộc sống của con người. Có thể nói
nhận thức là một quá trình và tư duy con người thường đi từ sai lầm này đến
sai lầm khác trước khi đạt đến chân lý tương đối. Bởi vậy, việc ứng dụng các
phương pháp tư duy đó vào quá trình nhận thức của con người là hết sức cần
thiết với mục đích lập luận cũng như khẳng định hay xác nhận một tri thức
nào đó và trong số các phương pháp tư duy đó không thể không nói đến ứng
dụng của lôgic học vào nhận thức những yếu tố tình thái luôn luôn hiện hữu
trong cuộc sống con người.
Vì những lý do đó, tui muốn tìm cách trình bày và phân tích theo cách
hiểu của mình nội dung của lôgic học tình thái bao gồm hệ thống các ký hiệu,
tiên đề, công thức, quy tắc, định lý và các dạng thức để từ đó nhìn ra những
ứng dụng của nó trong luận văn thạc sĩ có tên gọi Những nội dung cơ bản và
ứng dụng của lôgic tình thái.
2. Tình hình nghiên cứu
Luận văn này trước hết dựa vào những tài liệu lôgic học hiện đại (cổ
điển và phi cổ điển) và lịch sử lôgic học của các tác giả, nhà giáo trong và
ngoài nước như: Nguyễn Đức Dân [3;4], Phan Đình Diệu [5;6;7], P.X.
Nôvicốp [18], Endenman [12], Phạm Quỳnh [22], Đặng Huy Ruận [23],
Nguyễn Anh Tuấn [33; 34], Nguyễn Gia Thơ [29], Lê Tử Thành [28], Vũ Bội
Tuyền [35], Vũ Văn Viên [37; 38; 39]. Đây là những tài liệu và bài giảng
chưa trực tiếp nói về lôgic tình thái nhưng lại hết sức quý báu giúp nảy sinh ý
tưởng, định hướng và cổ vũ chúng tui mạnh dạn nghiên cứu đề tài này. Như
trên đã nói, lôgic tình thái là một trong những nhánh phát triển khá năng động
của lôgic phi cổ điển và nó có phạm vi ứng dụng khá rộng nên đã thu hút
được sự quan tâm của khá nhiều nhà lôgic học hàng đầu thế giới, nhưng vẫn
không có nhiều công trình chuyên biệt nghiên cứu riêng về lôgic tình thái.
Trong số không nhiều đó cần nhắc đến các công trình như Modal
lôgic [40] được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1980 với tư cách là một ấn
phẩm chuyên ngành hay cuốn Giáo trình lôgic học tình thái của trường Đại
hoc Cambride. Giáo trình này giới thiệu tới người học một cách tổng quát
nhất về lôgic tình thái với các vấn đề cơ bản, sự ra đời và ý nghĩa cũng như
những ứng dụng của nó.
Ở Việt Nam cũng có một số tác giả tâm huyết nghiên cứu về lôgic tình
thái, nhưng thật hiếm hoi (thậm chí là không có) những cuốn sách chỉ nghiên
cứu riêng về nó. Số không nhiều các tác giả đó chủ yếu chỉ đặt nó trong cả
một hệ thống những vấn đề lớn. Có thể nói những công trình nghiên cứu về
lôgic tình thái là rất ít, và thường chỉ là các bài viết khảo cứu một cách chung,
khái quát nhất về lôgic tình thái chứ chưa thực sự đi sâu vào những vấn đề cốt
lõi của nó. Và đặc biệt là chưa hề có một tác phẩm chuyên biệt nào viết riêng
về đề tài này. Thuộc loại này có bài tạp chí của Tô Duy Hợp vào năm 1990

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và nội dung đường lối đổi mới của Đảng - Những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới 1986-1991 Khoa học Tự nhiên 6
P Nội dung chính sách thương mại quốc tế của liên minh Châu Âu (EU) và những điểm cần lưu ý đối với do Luận văn Kinh tế 0
A Những nội dung mới trong Luật Doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
B Những nội dung chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế . Đánh giá chính sách thương mại quốc tế củ Luận văn Kinh tế 0
H Những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng Kinh tế chính trị 0
L Tìm hiểu những nội dung chính trong tác phẩm Mạnh Tử và ảnh hưởng của nó đối với lịch sử tư tưởng Vi Kinh tế chính trị 0
T Phân tích nội dung, những ưu, nhược điểm và thực tiễn áp dụng một biện pháp hòa bình giải quyết các Văn hóa, Xã hội 0
T Quan chế thời Hậu Lê - Những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng nhà nước ph Luận văn Luật 0
N Bản Chrome mới sẽ tự động ngừng chạy những nội dung Flash không quan trọng InterNet 1
D [Free] Nội dung, nhiệm vụ, đặc điểm, những hướng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top