boy_tu_lap1987

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Trình bày một số vấn đề lý luận chung về đổi mới tư duy kinh tế của Đảng (Cộng sản Việt Nam) CSVN. Phân tích những nội dung đổi mới tư duy kinh tế của Đảng CSVN từ sau năm 1986: đổi mới về kết cấu thành phần và chủ thể kinh tế; cơ chế quản lý; công nghiệp hóa hiện đại hóa; quan hệ kinh tế quốc tế. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quá trình đổi mới tư duy kinh tế ở nước ta hiện nay
1. Tính cấp thiết của đề tài
CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là một tổn thất to lớn cho
phong trào cách mạng XHCN trên thế giới, tuy nhiên đó chỉ là bước lùi tạm
thời trong sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa mà
giai đoạn đầu là CNXH.
Chiến tranh lạnh kết thúc, các nước Mỹ và Tây Âu đã chiến thắng
nhưng họ cũng phải gánh chịu không ít hậu quả nặng nề do chiến tranh để
lại. Vì vậy, họ phải gấp rút phát triển kinh tế và trang bị sức mạnh quân sự
cho mình ngày càng hoàn bị hơn. Nhưng sự phát triển đó cũng chính là mối
đe doạ lớn với các nước XHCN còn lại, âm mưu diễn biến hoà bình đang
được các nước này đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là kinh tế,
chính trị…
Chính tình hình đó đã làm nảy sinh tư tưởng hoang mang ở một số
nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu. Họ bắt đầu nghi ngờ về tính khả thi của con
đường đi lên CNXH, họ đòi xét lại CNXH. Nhiều tư tưởng mang khuynh
hướng cải lương đã xuất hiện và không ít người hoang tưởng rằng đi theo
con đường TBCN sẽ mang lại một tương lai sán lạn hơn là đi theo CNXH.
Điều này đặt nước ta trước những yêu cầu và thách thức lớn trong sự kiên
định chọn lựa mục tiêu và định hướng xây dựng CNXH.
Việt Nam đã áp dụng một cách máy móc mô hình xây dựng CNXH
của Liên Xô (cũ) trong những năm 1960, 1970 và nửa đầu những năm 1980
của thế kỷ XX. Đường lối đó đã gây ra khủng hoảng trên nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội (đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế). Những biểu hiện cụ
thể của sự khủng hoảng này thể hiện ở sự tụt hậu về kinh tế, cùng kiệt nàn về
sản phẩm tiêu dùng, lạc hậu về khoa học kỹ thuật và công nghệ, quan liêu
trong tổ chức hành chính… Thực tế đó đã làm một bộ phận quần chúng
nhân dân giảm dần và đánh mất lòng tin vào chế độ XHCN.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng có một nguyên
nhân rất quan trọng nằm ngay trong tư duy (đặc biệt là tư duy về kinh tế),
nhận thức chưa đúng, chưa đủ về những khó khăn, phức tạp trên con đường
đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Thực tế đó yêu cầu phải đổi mới tư
duy trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là phải đổi mới tư duy về kinh tế. Đây
là vấn đề rất được quan tâm trong sự lãnh đạo của Đảng ta và là vấn đề cấp
bách, có ý nghĩa chiến lược đối với sự tồn tại và phát triển của mô hình
XHCN hiện thực ở nước ta.
Nghị quyết lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá V nêu ra
“bài học bao trùm” để giải quyết những vấn đề nóng bỏng khi đó là phải
dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện đúng chế độ
tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN thì mới đẩy
mạnh được sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Xoá bỏ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp là một yêu cầu cấp bách, là một khâu đột phá có tính quyết
định để chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán, kinh doanh XHCN trên cơ
sở kế hoạch hoá, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhân dân
lao động và tính chủ động sáng tạo của các cấp, các ngành và cơ sở. Song
điều có ý nghĩa quan trọng là làm như thế nào và bắt đầu từ đâu để từng
bước xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp? Trước hết, cần có sự
chuyển biến trong ý thức, tư tưởng về tư duy kinh tế, cách làm mới trước
hết đòi hỏi phải có cách tư duy mới, suy nghĩ mới, không bao giờ tư duy
kinh tế cũ lại có thể vạch ra được những cách hoạt động kinh tế
mới. Ý nghĩa lớn nhất của Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 của Trung ương
Đảng (khoá V) là ở chỗ đã đánh dấu một bước ngoặt trong quản lý kinh tế,
xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh
doanh XHCN. Đó là bước chuyển có tính chất cách mạng trong tư duy kinh
tế. Qua hơn 25 năm đổi mới, chúng ta thấy được những thành tựu to lớn và
có ý nghĩa lịch sử. Thực tiễn phát triển đất nước và những bài học kinh
nghiệm được tổng kết qua chặng đường hơn 25 năm qua cho thấy đường
lối đổi mới của Đảng CSVN trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo, chứng tỏ con đường
đi lên CNXH của cách mạng nước ta là phù hợp với hoàn cảnh thực tế Việt
Nam.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng CSVN (12/1986) đã đề
ra đường lối đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt, trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội, trong đó lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm. Để đổi mới
toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết phải đổi mới tư duy,
đặc biệt tư duy về kinh tế. Thực tiễn xã hội đã khách quan hoá vai trò và
tầm quan trọng đặc biệt của lý luận và tư duy lý luận đối với sự phát triển
của đất nước và dân tộc. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam khác so với ở các
nước Đông Âu và Liên Xô. Ở Việt Nam nhu cầu đổi mới các chính sách là
xuất phát từ chính lĩnh vực kinh tế, chứ không phải là hệ quả của những
biến động chính trị. Sự chuyển từ thời kỳ chiến tranh sang hoà bình đã làm
bùng nổ các nhu cầu về đời sống, từ đó làm nảy sinh yêu cầu tháo gỡ các
cản trở về quản lý kinh tế và sau đó dẫn tới những thay đổi trong quan niệm
về sự vận hành của nền kinh tế. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI (1986) nhấn mạnh: “Đối với nước ta, đổi mới đang là yêu cầu bức thiết
của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn…Vì vậy, phải đổi
mới - trước hết là đổi mới tư duy" [28, 132-133]. Đại hội Đảng toàn quốc
lần VI (1986) đã đánh dấu bước ngoặt trong quá trình đổi mới tư duy kinh
tế của Đảng về con đường đi lên CNXH ở nước ta.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

lakilo

New Member
link này bị hỏng mất rồi. các bạn giúp mình nhé! Thank nhiều nhá!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Môn đại cương 0
D Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay Môn đại cương 0
T Nâng cao hiệu quả công tác lập và quản lý dự án đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị xây dựng tại Cô Luận văn Kinh tế 0
T Phương hướng tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát tr Kiến trúc, xây dựng 0
A Định hướng đổi mới và những giải pháp với kinh tế tư nhân Kiến trúc, xây dựng 0
D Phân tích của ảnh hưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài tới đổi mới công nghệ trong công nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
T Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn Kinh tế 0
D Lý thuyết hệ thống và vận dụng tư duy hệ thống trong đổi mới quản lý giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Slide Tư duy của đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top