daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC
Chương I. GIỚI THIỆU 6
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 6
2. TỔNG QUAN VỀ CHÌ 7
2.1. Lịch sử phát triển về việc sử dụng kim loại chì của con người 7
2.1.1. Khái niệm chung về chì 8
2.1.2. Lịch sử phát triển của chì 8
2.2. Các hợp chất quan trọng của chì 10
2.2.1. Hợp chất vô cơ 10
2.2.2. Hợp chất hữu cơ 10
2.3. Vai trò của chì 10
2.3.1. Trong công nghiệp 11
2.3.2. Trong ngành in 12
2.3.3. Trong kĩ thuật quân sự 13
2.3.4. Trong ngành năng lượng học nguyên tử và kĩ thuật hạt nhân 13
2.3.5. Trong nghệ thuật 14
2.3.6. Trong y học 15
2.4. Tình hình sản xuất và sử dụng chì hiện nay 18
2.4.1. Trên thế giới 18
2.4.2. Ở Việt Nam 19
Chương III. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT 19
1. CẤU TẠO 19
2. TÍNH CHẤT 21
2.1. Tính chất vật lí 21
2.2. Tính chất hóa học 21
3. ĐIỀU CHẾ 24
4. MÔI TRƯỜNG TỒN TẠI 24
4.1. Chì trong môi trường không khí 24
4.2. Chì trong môi trường nước 25
4.3. Chì trong đất 26
Chương III. NHIỄM ĐỘC CHÌ - ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE 27
1. NHIỄM ĐỘC CHÌ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 27
1.1. Môi trường đất 27
1.2. Môi trường nước 29
1.3. Môi trường không khí 30
2. NHIỄM ĐỘC CHÌ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI 30
2.1. Nguồn tiếp xúc 30
2.1.1. Tiếp xúc qua môi trường sống 30
2.1.2. Tiếp xúc qua môi trường làm việc 32
2.1.3. Tiếp xúc qua thực phẩm 33
2.2. Cơ chế xâm nhập, phân bố, tích lũy và loại thải chì trong cơ thể 34
2.2.1. Con đường xâm nhập vào cơ thể 34
2.2.2. Quá trình hấp thụ và cơ chế gây độc của chì của chì 36
2.2.3. Quá trình phân bố và tích lũy chì trong cơ thể 39
2.2.4. Quá trình bài trừ và loại thải chì 40
2.3. Ảnh hưởng đối với cơ thể con người 40
2.3.1. Máu 40
2.3.2. Hệ thần kinh 41
2.3.3. Thận 41
2.3.4. Tiêu hóa 41
2.3.5. Tim mạch 41
2.3.6. Sinh sản 42
2.3.7. Nội tiết 42
2.4. Triệu chứng và hệ lụy của bệnh nhiễm độc chì 42
2.4.1. Nhiễm độc cấp tính 42
2.4.2. Nhiễm độc mãn tính 42
Chương IV. PHÒNG NGỪA, XỬ LÝ Ô NHIỄM VÀ GIẢI NHIỄM ĐỘC CHÌ 42
1. CÁCH PHÒNG NGỪA NHIỄM ĐỘC CHÌ 42
1.1. Phương pháp phát hiện 42
1.1.1. Đối với người lao động tiếp xúc chì trong các ngành sản xuất 42
1.1.2. Phương pháp phát hiện chì trong môi trường 43
1.1.3. Phương pháp phát hiện nhanh chì trong thực phẩm 43
1.2. Biện pháp phòng ngừa nhiễm độc chì 45
1.2.1. Đối với các cơ quan chức năng 45
1.2.2. Đối với các cá nhân tổ chức doanh nghiệp 45
1.2.3 Đối với cộng đồng 46
2. BIỆN PHÁP XỬ LÍ KIM LOẠI CHÌ 46
2.1. Phương pháp xử lý chì trong đất 46
2.1.1. Phương pháp cơ lý 46
2.1.2. Phương pháp hoá học 47
2.1.3. Phương pháp sinh học 47
2.2. Phương pháp xử lí chì trong nước 48
2.2.1. Phương pháp kết tủa hóa học 48
2.2.2. Phương pháp điện hóa 48
2.2.3. Phương pháp oxy hóa khử 49
3. PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHIỄM ĐỘC CHÌ 49
Chương V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
1. KẾT LUẬN 51
2. KIẾN NGHỊ 52
Tài liệu tham khảo 53
Chương I. GIỚI THIỆU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành công nghiệp phát triển đem lại cuộc sống tiện nghi hơn, song cũng khiến con người phải đối mặt với nhiều tác nhân gây bệnh mới do tình trạng ô nhiễm môi trường, đáng ngại nhất hiện nay là nhiễm độc kim loại và các hóa chất. Ngộ độc kim loại nặng là một vấn đề không còn mới, xong đây luôn là một vấn đề nhức nhối của thời đại.
Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng nguyên tử lớn, khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3 như vàng, platin (bạch kim), chì, thủy ngân, .... thường không tham gia hay ít tham gia vào quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ thể chúng. Nhìn chung kim loại nặng là các chất vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể như Đồng (Cu), Sắt (Fe), Selen (Se)..., tuy nhiên với sự hiện diện hàm lượng quá lớn kim loại nặng thì nó sẽ gây độc tính nghiêm trọng con người và môi trường như Chì (Pb), Thủy ngân (Hg),...
Trong những chất thải độc hại thì Chì, Thủy ngân, Asen và Cadimi đứng vị trí thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, và thứ sáu theo xếp loại dược tính của Hoa Kì. Những kim loại này gây độc trong tất cả các trạng thái tồn tại của chúng. Tuy nhiên với tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhu cầu ngày càng phong phú , đa dạng của con người thì các loại kim loại này vẫn được sử dụng để tạo ra các sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trước mắt của mình.Chì là một trong những mối nguy hại hàng đầu.
Chì được loài người biết đến từ lâu. Chì và các hợp chất của chì được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như công nghiệp, y học, quân sự, năng lượng nguyên tử, kĩ thuật hạt nhân…Như vậy, chì đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân và đời sống của con người. Tuy nhiên, song song với những lợi ích mà chì mang lại thì nó luôn là một mối đe dọa môi trường nghiêm trọng nhất đến sức khỏe con người, đặc biệt ở các đô thị lớn. Và ảnh hưởng đáng lo ngại nhất là sự tác động của chì đến sự phát triển trí tuệ và sự phát triển của thế hệ trẻ – tương lai của xã hội.Ở các nước đang phát triển, phần lớn trẻ em dưới 2 tuổi đều có mức chì trung bình trong máu lớn hơn 10 μg/dl. Một cuộc khảo sát tại 17 điểm nghiên cứu tại Trung Quốc đã xác định được từ 65- 99,5% trẻ em sống trong vùng công nghiệp và giao thông phát triển mạnh có mức chì trong máu vượt 10 µg/dl. Ngay cả các vùng ngoại vi có đến 50% trẻ em có mức chì trong máu không thể chấp nhận được. Ở châu Phi mặc dù trình độ công nghiệp hóa và mức sử dụng ô tô tương đối thấp, song ô nhiễm chì cũng là các vấn đề quan trọng. Tại Nigeric 13-30% trẻ em ở các đô thị có mức chì trong máu hơn 25 μg/dl.
Số người nhiễm chì đặc biệt cao trong dân cùng kiệt ở các nước công nghiệp và các nước đang phát triển tương tự như nhau. Trong vùng đô thị người cùng kiệt phải sống gần trục giao thông chính bị ô nhiễm chì cao từ các xe có động cơ và vận tải cao.Thêm vào đó, chì được hấp thu nhiều hơn từ các lỗ chân lông và khi thức ăn hằng ngày thiếu yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, canxi. Gần đây, nhiều nguồn nhiễm đọc chì từ xăng pha dầu chiếm vị trí quan trọng. Mặc dù lượng chì trong xăng chỉ chiếm 2,2% của tổng lượng chì sử dụng, xăng có chì vẫn là nguồn duy nhất lớn của tất cả các phát thải chì trong vùng đô thị. Ước tính 90% tổng lượng chì phát thải vào khí quyển do xăng pha chì. Bên cạnh việc bị ngộ độc chì cấp tính đến sức khỏe thông qua việc hít thở, các phát thai từ các động cơ cũng có thể tích tụ chì trong đất gây nhiễm độc nước
Chì và các hợp chất của nó là loại độc chất đa tác dụng, tác động lên toàn bộ các cơ quan và hệ cơ quan, những tổn thương đặc biệt nặng xuất hiện trong hệ thống tạo máu, hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa. Đối với trẻ em, ngay cả với hàm lượng chì nhỏ cũng đã ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến những rối loạn phát triển trí tuệ và thể lực, các rối loạn thần kinh tâm lý, giảm tổng hợp heme và thiếu máu, giảm vitamin D trong máu và tăng ngưỡng tiếp nhận âm thanh.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top