Download miễn phí Tiểu luận Độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước tiếp tục phát triển trong tình hình có những diễn biến phức tạp. Bên cạnh những thời cơ lớn, chúng ta cũng đang đứng trước không ít thử thách cam go. Trong tình hình đó, một số người do phai nhạt lý tưởng, thoái hóa biến chất và cơ hội chính trị đã đưa ra một số quan điểm làm phân tâm xã hội, ảnh hưởng xấu tới quá trình đổi mới, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Một số người hoài nghi và cho rằng, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không phải là sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam. Theo họ, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản chỉ là sự lựa chọn của những người cộng sản ; cho nên, không nên tìm cách chứng minh sự lựa chọn con đường của Hồ Chí Minh cho đất nước là tuyệt đối đúng đắn (!) Theo họ, do giáo điều theo quan điểm của Lê-nin, Hồ Chí Minh đã thúc đẩy những nước phương Đông tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong hoàn cảnh hoàn toàn không có những điều kiện để thực hiện cuộc cách mạng ấy.
Gần đây, trong mức độ mềm dẻo hơn, cố mang tính "khách quan", "thực tế" hơn, có người cho rằng trước năm 1975, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đúng là mục tiêu, là lý tưởng của chúng ta. Nhưng sau năm 1975, khi đất nước đã có hòa bình, độc lập, thống nhất mà vẫn xem "độc lập dân tộc là mục tiêu" thì hoàn toàn vô nghĩa, là phủ nhận thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã đạt được, là định khơi dậy cuộc đấu tranh đổ máu và thực tế lịch sử đã vượt qua (!). Còn vế thứ hai của mục tiêu "chủ nghĩa xã hội" thì sao ? Họ cho rằng, chủ nghĩa xã hội đang khủng hoảng và thoái trào. Sự tan rã của Liên bang Xô-viết, của các chế độ xã hội chủ nghĩa Đông Âu và của hệ thống xã hội chủ nghĩa nói chung là bằng chứng nói lên tính vô vọng của bất kỳ nước nào, khi còn xem chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của sự phát triển (!).Tất cả những ý kiến ấy, vô tình hay cố ý, đều bỏ qua hiện thực lịch sử mà hầu hết những người có lương tri đều thừa nhận : Sự kết hợp giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã tạo ra những bước tiến to lớn không chỉ trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, mà cả trong quá trình xây dựng xã hội mới.

Với mong muốn có một cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy em đã chọn vấn đề: “Độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm bài tập cho môn học.


I. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
1.Quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
- Một là, độc lập dân tộc phải là độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn với chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Quyền độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm.
- Hai là, giá trị thực sự của độc lập dân tộc phải được thể thiện ở các quyền tự do và hạnh phúc mà nhân dân được hưởng.
- Ba là, độc lập dân tộc trong hòa bình chân chính
- Bốn là, kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
1.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về CNXH
Một là, CNXH là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
Hai là, CNXH có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
Ba là, CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đó người với người là bè bạn, là đồng chí, là anh em, con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát huy hết khả năng sẵn có của mình.
Bốn là, CNXH là một xã hội công bằng và hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, các dân tộc bình đẳng, miền núi tiến kịp miền xuôi.
Năm là, CNXH là một công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.
2. Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và CNXH trong tư tưởng HCM
2.1 Giành độc lập dân tộc để đi lên CNXH
- Giành độc lập dân tộc để đi lên CNXH, điều này khác với các bậc tiền bối yêu nước trước đó- họ mới chỉ đề cập đến việc giành độc lập dân tộc, mà chưa gắn bó giữa độc lập dân tộc với CNXH.
- Để có độc lập thật sự cho dân tộc, tự do, hạnh phúc hoàn toàn cho nhân dân không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản, con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH phù hợp với nguyện vọng của dân tộc Việt Nam và xu thế của thời đại quá độ lên CNXH được mở đầu bằng cuộc cách mạng tháng mười Nga (1917).
2.2 Giành độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là tiền đề đi lên CNXH
Vận dụng sáng tạo quan niệm của chủ nghĩa Mac-Lênin và điều kiện thuộc địa, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải giảiphóng dân tộc, giành độc lập cho dân tộc trước, coi việc giành độc lập cho dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, còn giải phóng giai cấp từng bước thực hiện.
2.3 Xây dựng CNXH là tạo những cơ sở giữ vững và phát triển độc lập dân tộc
- Theo Hồ CHí Minh độc lập dân tộc là mục tiêu, là tiền đề đi lên CNXH, còn CNXH là phương hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ, là mục tiêu xa của cách mạng Việt Nam.
- Cách mạng XHCN là làm cho cách mạng DTDC được tiến hành triệt để, đồng thời tạo ra những cơ sở đảm bảo cho nền độc lập dân tộc được giữ vững và ngày càng củng cố, phát triển.
- Với các thiết chế kinh tế, chính trị và nền tảng tinh thần riêng, CNXH có khả năng vận động phát triển liên tục, bảo vệ vững chắc các thành quả cách mạng của nhân dân và nền độc lập của dân tộc.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Đề bài Độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top