daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới, ở tất cả các quốc gia, và các nền kinh tế, vai trò của
các tổ chức tín dụng là hết sức quan trọng và đặc biệt. Nắm được yếu tố
này nên ngay từ khi nước ta mới giành được độc lập và thực hiện công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến
việc xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng của chế độ mới. Trong
khoảng 20 năm trở lại đây, từ khi đổi mới nền kinh tế (Đại hội Đảng VI -
năm 1986), nền kinh tế nước ta luôn đạt mức tăng trưởng cao so với khu
vực. Với mức tăng trưởng như vậy, nhu cầu về vốn cho nền kinh tế luôn
là một bài toán lớn của Chính phủ. Hơn nữa, trong điều kiện nước ta hiện
nay, đầu tư nước ngoài chưa đạt mức như kế hoạch, nhiều nơi còn có dấu
hiệu giảm sút, thì chủ trương dựa vào nguồn vốn trong nước là hết sức
đúng đắn và cần được thực hiện một cách triệt để. Tuy nhiên, các kênh
huy động vốn trong nước còn hẹp: thị trường chứng khoán mới được hình
thành và chưa thật sự trở thành kênh cung cấp vốn hiệu quả cho nền kinh
tế; phần lớn các doanh nghiệp có năng lực tài chính còn yếu kém, hoạt
động chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Từ đó, có
thể khẳng định tín dụng ngân hàng đang và sẽ còn tiếp tục là một kênh
cung cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam trong tương lai gần.
Nhưng làm sao để đảm bảo an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng
trong giai đoạn hiện nay, để có được hệ thống các tổ chức tín dụng vững
mạnh, một nền kinh tế ổn định, hướng tới phát triển trong tương lai?
Chắc chắn, câu trả lời không thể có được ngày một ngay hai.
Vậy, ta hãy xem thực tiễn pháp luật Ngân hàng nước ta đã có
những quy định gì về vấn đề đảm bảo an toàn cho các tổ chức tín dụng,
những quy định đó như thế nào, và đã đảm bảo an toàn cho các tổ chức
tín dụng hay chưa? Với đề tài “Các hạn chế nhằm đảm bảo an toàn cho
tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật” chúng em sẽ có cơ hội
được tiếp cận với "hành lang pháp lí" cho các tổ chức tín dụng từ đó đánh
giá hiệu quả của nó với hoạt động của tổ chức tín dụng nói riêng, và của
cả nền kinh tế nói chung.
1
I. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1. Khái niệm:
Việc định nghĩa các thuật ngữ quan trọng trong một đạo luật là cần
thiết, nhằm tránh tình trạng hiểu và áp dụng sai các quy định của luật.
Tuy nhiên, thông lệ quốc tế cho thấy, chỉ nên đưa vào trong luật những
định nghĩa về các thuật ngữ được sử dụng thường xuyên, phổ biến và có
khả năng gây cách hiểu không thống nhất, hiểu sai trong quá trình thực
thi pháp luật. Từ Luật tổ chức tín dụng năm 1997 cho tới lần sửa đổi đầu
tiên năm 2004, khái niệm "tổ chức tín dụng" (TCTD )vẫn chưa được đưa ra
một cách rõ ràng và chính thức. Phải tới năm 2010, với Luật sửa đổi bổ sung
mới, khái niệm này đã được các nhà làm luật quy định một cách rõ ràng và
cụ thể hơn. Theo khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì:
"Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hay tất cả các
hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín
dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vĩ mô và quỹ tín dụng nhân dân".
Dù tới năm 2011, Luật các TCTD mới có hiệu lực, tuy nhiên việc đưa
vào một khái niệm rõ ràng cho TCTD phần nào cho thấy sự quan tâm nhất
định của các nhà làm luật, và sự cần thiết của chính nó đối với nền kinh tế
của nước ta hiện nay.
2. Đặc điểm của TCTD:
Có thể nói, tổ chức tín dụng là một loại hình doanh nghiệp, khi nó hội đủ
khá nhiều điều kiện của một doanh nghiệp như có tài sản riêng, tên riêng, trụ
sở giao dịch ổn định, có văn phòng thay mặt Không những vậy, nó còn
được ví như một loại hình doanh nghiệp đặc biệt. Tổ chức tín dụng, như ta
đã biết, nó được thành lập và hoạt động tuân theo Luật các tổ chức tín dụng,
nhưng mặt khác, tùy thuộc vào các loại hình tổ chức tín dụng khác nhau mà
tổ chức tín dụng lại tuân theo cả những quy định pháp luật khác có liên quan
như Luật Doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật đầu tư
Ngoài ra nếu căn cứ điều 12, Luật các tổ chức tín dụng 1997 (tham khảo
thêm tại Điều 6 Luật các TCTD 2010), các tổ chức tín dụng được thành lập
và hoạt động dưới các hình thức pháp lý như TCTD cổ phần, TCTD nhà
nước, TCTD hợp tác, TCTD có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã. Theo
luật doanh nghiệp các loại hình trên đều có tư cách pháp nhân. TCTD đáp
ứng hầu hết các điều kiện theo quy định tại điều 84 Bộ luật dân sự (điều
kiện được công nhận pháp nhân), như được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp giấy phép thành lập; có cơ cấu chặt chẽ; có tài sản độc lập; nhân
danh mình tham gia các quan hệ pháp luật.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp tại thành phố Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
A Các rủi ro thường gặp, giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng nhập k Kiến trúc, xây dựng 0
H Phân tích khả năng hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường thông qua các giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh Kiến trúc, xây dựng 0
T Rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Hoàn Ki Công nghệ thông tin 0
T Hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh NHCT quận Luận văn Kinh tế 0
B Hạn chế của các phương pháp và các biện pháp khắc phục các phương pháp tính giá hàng tồn kho Luận văn Kinh tế 0
A Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt nam Luận văn Kinh tế 2
D Sử dụng điện SWIFT để hạn chế rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế tại BIDV Luận văn Kinh tế 0
M Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò Địa lý & Du lịch 1
L Giải pháp hạn chế tính mùa vụ của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội Địa lý & Du lịch 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top