oanhoanh91_2009

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Tìm hiểu đặc trưng thể loại văn học dân gian để vận dụng vào việc xây dựng hình thức hoạt động ngoại khóa văn học cho phù hợp và hiệu quả. Nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực để áp dụng vào việc xây dựng các hình thức qui trình tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học cho hiệu quả. Khảo sát thực tiễn tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm phương án đề xuất nâng cao hiệu quả giờ dạy của luận văn
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN...................................................................... 6
1.1. Những vấn đề cơ bản trong dạy học ....................................................... 6
1.1.1. Khái quát về dạy học........................................................................... 6
1.1.2. Phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường THPT....................... 7
1.1.3. Các PPDH trong nhà trường hiện nay ................................................. 10
1.2. Hình thức tổ chức dạy học trong trường THPT ...................................... 21
1.2.1. Những vấn đề chung ........................................................................... 21
1.2.2. Hoạt động ngoại khóa ......................................................................... 22
1.3. Hoạt động ngoại khóa văn học ở THPT ................................................. 25
1.3.1. Tầm quan trọng của ngoại khóa văn học trong trường THPT hiện nay......... 25
1.3.2. Nguyên tắc hoạt động ngoại khóa văn học ở THPT ............................ 26
1.3.3. Hình thức hoạt động ngoại khóa văn học ............................................ 28
Chƣơng 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG
DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN LỚP 10 ................................. 32
2.1. Văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10.................................. 32
2.1.1. Khái quát về văn học dân gian ............................................................ 32
2.1.2. Văn học dân gian trong chương trình .................................................. 35
2.2. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học trong
nhà trường THPT.......................................................................................... 39
2.2.1. Tình hình dạy và học phần văn học dân gian lớp 10............................ 39
2.2.2. Tình hình tổ chức HĐNK VHDG ở trườ ng THPT ............................... 40
2.3. Tổ chức hoạt động ngoại khóa phần văn học dân gian lớp 10 ................ 42
2.3.1. Diên ̃ kịch ............................................................................................ 42
2.3.2. Tổ chức trò chơi.................................................................................. 46
2.3.3. Các hoạt động khác............................................................................. 56
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM................................................... 56
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ............................................................. 56
3.2. Đối tượng và kế hoạch thực nghiệm sư phạm......................................... 56
3.3. Qui trình triển khai thực nghiệm ............................................................ 56
3.3.1. Chuẩn bị ............................................................................................. 57
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm........................................................................ 61
3.4. Kết quả thực nghiệm.............................................................................. 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 78
1. Kết luận .................................................................................................... 78
2. Khuyến nghị ............................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 81
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề cấp thiết của giáo dục Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta đã và đang có những đổi mới mạnh mẽ về
nội dung và phương pháp dạy học. Chất lượng dạy học sẽ cao khi ta nó kích
thích được hứng thú, nhu cầu, sở thích và khả năng độc lập, tích cực tư duy của
HS. Để làm được điều đó, bên cạnh việc đổi mới nội dung và PPDH thì sự
phối hợp các hình thức tổ chức dạy học là một việc làm cần thiết. Trong nhà
trường hiện nay, điều này vẫn còn chưa được quan tâm một cách thích đáng.
Hình thức lên lớp gần như đã trở thành một hình thức độc tôn.
Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học, một dạng hoạt
động của HS tiến hành ngoài giờ lên lớp chính thức, ngoài phạm vi quy định
của chương trình bộ môn nhằm hỗ trợ cho chương trình nội khóa, góp phần
hoàn thiện và phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo
của HS. Thực tiễn các nhà trường trong những năm gần đây cho thấy: HĐNK
văn học nói riêng và các môn học khác nói chung ít được tổ chức, lãnh đạo nhà
trường và GV bộ môn chưa có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động này.
Lâu nay trong nhà trường phổ thông, hoạt động ngoại khoá Văn học
được hiểu là hoạt động ngoài giờ học, là một hoạt động phụ, nằm ngoài quản
lý chuyên môn. Việc tổ chức ngoại khoá Văn học tuỳ từng trường hợp vào quỹ thời gian
vốn rất hẹp hòi, vào năng lực và nhiệt tình của người dạy, vào nhu cầu, hứng
thú của người học. Nó được coi là một hoạt động giải trí, tổ chức theo hình
thức một chương trình văn nghệ (ca - múa - nhạc), thiếu nhất quán về chủ đề,
sơ sài, phiến diện về mặt nội dung. Sở dĩ có tình trạng như vậy vì chương trình
nội khoá lâu nay chỉ chú trọng cung cấp kiến thức về mặt số lượng, coi nhẹ
việc rèn luyện kĩ năng, tách rời lý thuyết với thực hành. Mọi yêu cầu mục đích
của môn học coi như đã được giải quyết triệt để khi bài giảng trên lớp chấm
dứt. Theo tôi, quan niệm về hoạt động ngoại khoá văn học như trên là chưa
thoả đáng, chưa quan1 tâm đúng mức đến lợi ích của hoạt động này trong quá
trình giảng dạy và học tập bộ môn. Tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân
gian là một công việc vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học.
Hoạt động ngoại khoá văn học theo quan niệm đổi mới PPDH là một
hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực
tiễn đời sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng - thẩm định về bài học cho
HS. Hoạt động này phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học,
đồng thời có thể kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt
động ngoại khoá Văn học càng cần thiết và bổ ích hơn khi được áp dụng vào
quá trình dạy học phần Văn học dân gian ở THPT vì những lí do sau:
Thứ nhất: Ngoại khoá văn học dân gian góp phần làm sáng tỏ những
đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian (tính tập thể, tính truyền miệng, gắn
với sinh hoạt xã hội…) - điều mà GV và HS rất khó thực hiện trong giờ chính
khoá do hạn chế về điều kiện và thời gian giảng dạy. Nói cách khác, đặc trưng
cơ bản của văn học dân gian sẽ được soi sáng và cảm nhận một cách tự giác
trực cảm hơn trong điều kiện tổ chức ngoại khóa. Trong so sánh với dạy học
văn học viết, điều này lại càng trở nên rõ ràng hơn.
Thứ hai: Ngoại khoá văn học dân gian cho phép chúng ta khai thác tác
phẩm Văn học dân gian ở nhiều góc độ, thoả mãn nhu cầu làm "sống lại" tác
phẩm Văn học dân gian trong môi trường diễn xướng, thông qua các hình thức
trình diễn bằng lời - nhạc - vũ. Ngoại khóa văn học dân gian chính là một hình
thức “trả tác phẩm văn học” trở về đời sống đích thực của chính nó, dẫn dắt
học sinh hòa mình vào chính đời sống của tác phẩm.
Thứ ba: Ngoại khoá văn học dân gian cho phép người dạy khắc phục
được những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng
kiến thức cần truyền đạt; hơn nữa có thể mở rộng và đào sâu những nội
dung quan trọng...
Thứ tư: Vì văn học dân gian suy cho cùng là văn học của vùng, miền, xứ -
gắn liền với địa phương cụ thể nên ngoại khoá văn học dân gian còn giúp HS có
thể hiểu sâu hơn về những giá trị văn hoá dân gian của quê hương, đất nước.
Chính vì những lý do trên mà tui đã mạnh dạn chọn vấn đề “Tổ chức
hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần văn học dân gian lớp 10 (Ban cơ
bản)” làm đề tài cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về mặt lí luận, việc nghiên cứu các hình thức tổ chức hoạt động ngoại
khóa văn học trong nhà trường phổ thông cũng chưa được được các nhà lí luận
dạy học bộ môn quan tâm nghiên cứu thích đáng .
Tác giả Phan Trọng Luận trong cuốn Công tác ngoại khóa văn học
(1962) đã nêu lên vị trí của công tác ngoại khóa văn học, những hình thức tổ
chức ngoại khóa văn học, kết quả ngoại khóa văn học của HS… Tuy nhiên
những nghiên cứu đó dựa trên đặc thù điều kiện của nền giáo dục miền Bắc
nước ta những năm 60 của thế kỉ trước nên một phần cũng không còn phù hợp
với giáo dục hiện đại.
Trong cuốn Phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổ thông (Ngọc
Toàn dịch, 1980), tác giả người Nga V.A Nhikônxki đã đề cập khá toàn diện
đến công tác ngoại khóa văn học cho HS, vai trò và các hình thức tổ chức
ngoại khóa văn học. Tuy nhiên, ngoại khóa văn học mà tác giả nêu được xây
dựng trên cơ sở nhà trường ở Liên Xô trước đây với nội dung chương trình và
điều kiện cơ sở vật chất không tương đồng với Việt Nam nên cũng khó phù
hợp với điều kiện giáo dục nước ta hiện nay.
Trong các tài liệu về phương pháp giảng dạy văn học cũng như trong
việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, giáo trình hiện nay thì việc tổ
chức hoạt động ngoại khóa cũng ít khi được đề cập đến và các tài liệu này
chưa nêu được biện pháp cụ thể cho hoạt động ngoại khóa văn học. Ta chỉ
có thể nói tới một số bài viết trong các cuốn sách tham khảo cho GV và HS
xuất bản gần đây:
Bài viết về hoạt động ngoại khóa văn học trong cuốn sách Phương pháp
dạy văn (2003) do Phan Trọng Luận chủ biên. Với bài viết này, tác giả đã
khẳng định được tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa văn học ở nhà
trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa, tác giả bài viết cũng nêu
lên được các nguyên tắc cũng như hình thức hoạt động ngoại khóa văn học
ở THPT.
Tạp chí Giáo dục, số 33/2002 có đăng bài Những nội dung cần bổ sung,
góp phần đổi mới giảng dạy Ngoại khóa tiếng Việt ở trường sư phạm. Tác giả
bài viết Nguyễn Văn Tứ đã đề xuất một số định hướng cơ bản về đổi mới nội
dung, hình thức tổ chức ngoại khóa Tiếng Việt như ngoại khóa chuyên đề về
ngữ âm, ngữ pháp, vấn đề bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt hay hoạt động
giáo dục ngôn ngữ có tính chất lồng ghép.
Những bài viết trên đây vẫn chưa đề cập cụ thể vào việc tổ chức hoạt
động ngoại khóa văn học phần văn học dân gian lớp 10. Tuy nhiên, đó sẽ là
những kiến thức bổ ích giúp tui bổ sung và hoàn thiện đề tài nghiên cứu “Tổ
chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần văn học dân gian lớp 10
(Ban cơ bản)”.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài nghiên cứu này là phân tích tìm hiểu đặc trưng tính
chất của tổ chức hoạt động ngoại khóa dạy học phần văn học dân gian lớp 10,
đề xuất được một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học
phần văn học dân gian lớp 10 một cách có hiệu quả nhằm ôn tập và bổ sung
kiến thức cho HS THPT.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa phần văn học dân
gian lớp 10, chương trình Ngữ văn .
- Phạm vi: Giới hạn ở hoạt động ngoại khóa phần văn học dân gian lớp
10 (Ban cơ bản).
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc trưng thể loại văn học dân gian để vận dụng vào việc xây
dựng hình thức hoạt động ngoại khóa văn học cho phù hợp và hiệu quả.
- Tìm hiểu các phương pháp day ̣ hoc ̣ tích cực để áp dụng vào việc xây
dựng các hình thức qui trình tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học cho hiệu
quả.
- Khảo sát thực tiễn tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm phương án đề xuất nâng cao
hiệu quả giờ dạy của luận văn.
6. Mẫu khảo sát
Các hoạt động ngoại khóa văn học dân gian và các bài kiểm tra của HS
lớp 10 ban Cơ bản trường THPT Alfred Nobel - Hà Nội.
7. Câu hỏi nghiên cứu
Làm thế nào để tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian nhằm ôn
tập và bổ sung kiến thức cho HS THPT một cách có hiệu quả nhất?
8. Giả thuyết nghiên cứu
Tổ chức hoạt động ngoại khóa phần văn học dân gian lớp 10 (ban Cơ
bản) trong nhà trường THPT hiện nay vẫn chưa được chú trọng và chưa thật
hiệu quả, chưa phát huy được tính chủ động và tích cực của HS. Do đó, nếu tổ
chứ c tốt HĐNK sẽ nâng cao đươc ̣ tính hiêu ̣ quả trong viêc ̣ ôn tâp ̣ và mở rôn ̣ g
kiến thứ c văn hoc ̣ dân gian cho HS .
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu, điều tra thực tiễn
- Thực nghiệm sư phạm
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
của luận văn đươc ̣ cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần văn học
dân gian lớp 10
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Những vấn đề cơ bản trong dạy học
1.1.1. Khái quát về dạy học
“Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là một trong
những con đường để thực hiện mục đích giáo dục. Quá trình dạy học được tổ
chức trong nhà trường bằng phương pháp sư phạm đặc biệt nhằm trang bị cho
HS hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn” [21; tr.52]. Nói cách khác, quá trình dạy học là chuỗi liên
tiếp các hành động dạy và hành động của người dạy và người học đan xen và
tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định, nhằm thực
hiện các nhiệm vụ dạy học.
Quá trình dạy học bao gồm các thành tố sau:
- Mục đích dạy học: là mô hình kết quả trong tương lai của hoạt động
dạy học. Câu hỏi cho vấn đề này là người học và người dạy sẽ đạt được cái gì
sau khi kết thúc quá trình dạy học.
- Nội dung dạy học: là hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà người học
cần lĩnh hội
- Phương pháp dạy học: là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động
chung của người dạy và người học nhằm giúp người học nắm vững kiến thức,
kĩ năng, kĩ xảo.
- Phương tiện dạy học: Là vật thể hay tập hợp các vật thể mà giáo viên
sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp
người học lĩnh hội kiến thức, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo.
- Kết quả dạy học: Là kết quả của hoạt động dạy và hoạt động học thông
qua việc kiểm tra, đánh giá, đó cũng là yếu tố kích thích, điều chỉnh hoạt động
dạy và hoạt động học.
- Người dạy: Là giáo viên - chủ thể của hoạt động dạy
- Người học: Là học sinh - chủ thể của hoạt động học
Tất cả các thành tố trong cấu trúc của quá trình dạy học luôn thống nhất
biện chứng với nhau, không tách rời nhau, tác động qua lại với nhau để tạo nên
hiệu quả xuyên suốt một quá trình, đồng thời tạo nên tính đa dạng của hình
thức tổ chức dạy học.
1.1.2. Phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường THPT
1.1.2.1. Phương pháp dạy học tích cực là gì?
PPDH tích cực không phải là một PPDH cụ thể, chuyên biệt nào đó,
cũng không phải là sự phủ nhận các PPDH truyền thống mà là muốn nhấn
mạnh một định hướng khai thác mặt tích cực của các PPDH hiện có. Những
phương pháp như thuyết trình, đàm thoại…vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy
học. Điều cốt yếu là phải lựa chọn và vận dụng các phương pháp sao cho phù
hợp với nội dung của bài dạy và đặc biệt là phù hợp với đối tượng HS, trong
đó cần chú ý khai thác và sử dụng các kĩ thuật dạy học nhằm tích cực hoá hoạt
động nhận thức và phát triển tư duy HS, hình thành cho các em khả năng độc
lập, năng động, sáng tạo trong việc tiếp thu và xử lí thông tin, cũng như trong
việc giải quyết những công việc cụ thể sau này.
1.1.2.2. Đặc trưng của các PPDH tích cực
Trước hết ta hãy bàn về những dấu hiệu đặc trưng của PPDH tích cực
mà người thầ y giáo sử dụng trong các giờ học.
Thứ nhất: Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS
Nét đặc thù của hoạt động dạy học là: HS vừa là đối tượng vừa là chủ
thể của quá trình dạy học. HS không chỉ tiếp thu những kiến thức từ người dạy,
mà phải thông qua hoạt động tự lực để chiếm lĩnh nó và làm biến đổi bản thân.
Tâm lí học sư phạm cũng khẳng định rằng: nhân cách của trẻ được hình thành
và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức của chủ thể. Vì vậy có thể nói,
hoạt động học là cách tốt nhất để làm biến đổi chính người học. Dạy học
không còn là sự truyền thông tin từ thầy sang trò, thầy không còn là người
truyền thông tin mà phải là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển các hoạt
động học tập của HS.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thuhong1996

New Member
Re: [Free] Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần văn học dân gian lớp 10 ( Ban cơ bản) : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10

yêu cầu link dowload mới
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển hoạt động cho vay tại tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực tại Vietravel Văn hóa, Xã hội 0
D Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Luận văn Sư phạm 0
D tổ chức tiết dạy hóa học theo phương pháp hoạt động nhóm Luận văn Sư phạm 0
D Tổ Chức Và Hoạt Động Thanh Tra Chuyên Ngành Công Thương - Qua Thực Tiễn Thành Phố Đà Nẵng Văn hóa, Xã hội 0
D Sử Dụng Tư Liệu Của Làng Văn Hóa - Du Lịch Các Dân Tộc Việt Nam Để Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Luận văn Sư phạm 0
D Hoàn thiện hoạt động tổ chức thực hiện chương trình du lịch của công ty cổ phần du lịch hapro Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top