phuchuy3107

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .....................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................9
5. Một số thuật ngữ sử dụng trong luận văn ............................................................10
6. Đóng góp của luận văn .........................................................................................10
7. Cấu trúc của luận văn ...........................................................................................10
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 11
Chương 1: Khái quát về tư duy nghệ thuật và quá trình sáng tác của Phùng Quán ...11
1.1. Khái niệm tư duy nghệ thuật và tư duy thơ .......................................................11
1.1.1. Tư duy nghệ thuật ..........................................................................................11
1.1.2. Tư duy thơ .....................................................................................................12
1.2. Quá trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Phùng Quán ..........................18
1.2.1. Sơ lược về tiểu sử............................................................................................18
1.2.2. Sự nghiệp văn học...........................................................................................19
1.2.3. Tìm hiểu thơ Phùng Quán từ góc độ tư duy nghệ thuật .................................26
Chương 2: Nhân vật trữ tình và cảm hứng chủ đạo trong thơ Phùng Quán .. 29
2.1. Cái tui trữ tình ...................................................................................................29
2.1.1. Cái tui công dân .............................................................................................30
2.1.2. Cái tui nội cảm ................................................................................................42
2.1.3. Hình ảnh người mẹ .........................................................................................52
2.2. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Phùng Quán: Phê phán, đấu tranh đến
cùng với những mặt trái của xã hội ...................................................................55
Chương 3: Biểu tượng và ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Phùng Quán ........ 61
3.1. Biểu tượng nghệ thuật ........................................................................................61
3.1.1. Liên tưởng, tưởng tượng .................................................................................61 3.1.2. Một số biểu tượng đặc sắc...............................................................................66
3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật .........................................................................................72
3.2.1. Ngôn ngữ đời sống, khẩu ngữ.........................................................................72
3.2.2. Ngôn ngữ triết lí ..............................................................................................78
3.3. Cấu tứ và thể loại ...............................................................................................81
3.3.1. Cấu tứ ..............................................................................................................81
3.3.2. Thể loại............................................................................................................85
PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 94 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Một thời gian dài đã trôi qua sau những biến động chính trị, xã hội, văn hóa
mà báo Nhân văn và tập san Giai phẩm tạo ra, và khi những ảnh hưởng và hậu quả
của nó đối với đời sống văn học Việt Nam đã dần trở thành một phần của lịch sử
văn học thì cũng là lúc nhu cầu xét lại, đánh giá lại những tác phẩm nghệ thuật,
những tác giả thuộc nhóm Nhân văn-Giai phẩm trở thành một xu hướng nghiên
cứu, viết lịch sử văn học ở Việt Nam. Trước hết phải kể đến hai tư liệu khá đầy đủ
về Nhân văn-Giai phẩm là Trăm hoa đua nở trên đất Bắc của Hoàng Văn Chí xuất
bản tại Sài Gòn năm 1959, Mặt trận Bảo vệ Tự do Văn hoá xuất bản, và Bọn
“Nhân văn-Giai phẩm” trước tòa án dư luận cùng năm 1959 in ở Nhà xuất bản
Sự thật, Hà Nội. Tuy nhiên, hai tư liệu này đều đánh giá Nhân văn-Giai phẩm trên
quan điểm chính trị một chiều, một tư liệu thì thiên về phê phán, đả kích, một tư
liệu thì thiên về ca ngợi, cường điệu hóa vai trò của Nhân văn-Giai phẩm. Ngoài
ra, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về các tác giả mà cuộc đời họ cách
này hay cách khác phải chịu những ảnh hưởng nhiều mặt từ sự thất bại của Nhân
văn-Giai phẩm. Trên phương diện học thuật có thể kể đến những tên tuổi như
Phan Khôi, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo; trên phương diện nghệ thuật thị giác
có các họa sĩ như Trần Duy, Sĩ Ngọc, Nguyễn Sáng; trên phương diện âm nhạc có
Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Tử Phác. Còn trên phương diện văn học, những người
được nói đến nhiều nhất là các nhà thơ Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt. Nghiên
cứu về thơ văn Phùng Quán không được đề cập đến nhiều. Nghiên cứu này của
chúng tôi, chính là một nỗ lực nhỏ nhằm khỏa lấp những khoảng trống trong việc
đánh giá những cống hiến nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ Phùng Quán. Nghiên
cứu này cũng xuất phát từ nhu cầu cần thiết đưa ra một góc nhìn toàn diện hơn,
đầy đủ hơn về nhóm Nhân văn-Giai phẩm và về lịch sử văn học Việt Nam thời kì
hiện đại.
Khi bàn luận hay nhắc đến nhóm Nhân văn-Giai phẩm, việc Phùng Quán ít
được nhắc đến hơn những nhà thơ như Trần Dần, Hoàng Cầm và Lê Đạt là điều có
thể lí giải. Thơ Phùng Quán không nổi bật bằng mảng văn xuôi của ông, thơ ông cũng ít nhiều bị coi là đơn điệu, ít cách tân hơn những nhà thơ như Trần Dần,
Hoàng Cầm, Lê Đạt. Thơ Phùng Quán là mảng ít được bàn tới, chưa nói đến việc
xa hơn là có những nghiên cứu quy mô về thơ ca của ông. Đây là một nguyên
nhân thứ hai, khiến chúng tôi, trong luận văn này đặc biệt chú ý đến trường hợp
thơ Phùng Quán, như một nỗ lực tiếp theo, hầu cung cấp một hình dung đầy đủ
hơn về gia tài văn chương nghệ thuật của ông.
Từ góc độ lí thuyết nghiên cứu thơ ca những năm gần đây, xu hướng nghiên
cứu nghệ thuật lấy trọng tâm là cấu trúc tác phẩm, tự sự tác phẩm, tự sự cá nhân
tác giả đã có những thành quả vang dội với tên tuổi của những nhà nghiên cứu như
Andrew H. Miller, Caroline Rosenthal, Eve O'Callaghan (những nghiên cứu về
các sáng tác của nữ giới), Roberto Gonzalez Echevarria (tự sự trong văn học Mỹ
Latin), Irene Kacandes (tự sự văn chương bình dân)… và ngày càng có nhiều thêm
những tác giả, tác phẩm mới ra đời, đề cập đến phương diện nội tại của tác phẩm
nghệ thuật.
Và đôi khi, trong dòng chảy của nghiên cứu văn học đương đại đó, do quá
nhấn mạnh vào tác phẩm mà người ta chưa đem đến cảm giác thỏa đáng cho người
đọc. Một phần là vì tác giả và tác phẩm vốn là hai phạm trù không thể tách rời
trong quá trình nghiên cứu nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Trong bối
cảnh đó, có một số xu hướng đã nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc cân bằng
hai yếu tố này trong nghiên cứu văn học. Tác phẩm là nơi chúng ta soi thấy những
vấn đề của tác giả. Và tác giả trở thành một chủ thể sáng tạo thực sự những giá trị
của nghệ thuật. Sau một quá trình cân nhắc, chúng tui nhận thấy tính chất khả thi
và thuyết phục của những nghiên cứu liên quan đến tư duy nghệ thuật và sự thể
hiện của tư duy nghệ thuật trên văn bản. Những nghiên cứu này sẽ đề cập toàn
diện hơn mối quan hệ vốn phức tạp giữa tư duy nghệ thuật của chủ thể sáng tác và
kết quả của quá trình sáng tác là tác phẩm. Đó là lí do vì sao chúng tui muốn áp
dụng hướng nghiên cứu này với thơ của Phùng Quán, như một nghiên cứu trường
hợp (case study), một hiện tượng nghệ thuật cụ thể của văn học Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phùng Quán sớm nổi danh với tiểu thuyết Vượt Côn Đảo và trường ca Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo nhưng có thể nói những phê bình, đánh giá về ông
cũng như tác phẩm của ông chỉ bắt đầu xuất hiện sau vụ Nhân văn-Giai phẩm
(1957-1958). Ngay sau đó, tên tuổi và tác phẩm của ông lại biến mất khỏi văn đàn.
Chỉ đến khi Phùng Quán được phục hồi hội tịch Hội nhà văn (3.2.1988), những bài
phê bình đánh giá về ông và tác phẩm của ông mới xuất hiện trở lại. Như vậy,
chúng tui tạm chia phê bình, đánh giá về Phùng Quán thành hai giai đoạn: trước
khi Phùng Quán được phục hồi hội tịch Hội nhà văn (1988) và sau năm 1988.
Mặt khác, khi nhắc đến Phùng Quán, người ta thường nghĩ đến một nhà văn
nổi tiếng với tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, hơn là một nhà thơ có ảnh hưởng rộng
khắp và có tính cách tân như một số nhà thơ cùng thời với ông. Chính bởi vậy sẽ
rất khó khăn để tìm được những nghiên cứu cụ thể về thơ của ông. Số lượng
nghiên cứu liên quan đến thơ Phùng Quán là không nhiều.
Trước năm 1988, phê bình về thơ Phùng Quán rất ít, chủ yếu tập trung trong
hai tư liệu: Bọn “Nhân văn-Giai phẩm” trước tòa án dư luận và Qua cuộc đấu
tranh chống nhóm phá hoại “Nhân văn Giai phẩm” trên mặt trận văn nghệ. Ngoài
ra, có bài thơ ““Lời mẹ dặn” có phải là bài thơ chân thật?” của Trúc Chi phê bình
bài Lời mẹ dặn của Phùng Quán. Những phê bình về thơ Phùng Quán trong giai
đoạn này chỉ tập trung trong thời gian ngắn (1957-1958). Đáng chú ý, phê bình về
thơ Phùng Quán trong thời gian này đã kết hợp công kích cả con người, nhân cách
của ông. Đây là tính chất phê bình văn chương một thời: thơ chính là người, thơ
nói những lời hay ý đẹp thì con người làm ra thơ cũng cao cả, tuyệt vời, ngược lại,
thơ nói lên những ý kiến trái chiều thì tác giả của nó hẳn cũng là kẻ chống phá, có
mưu đồ phản động.
Thứ nhất, về mặt nhân cách, Phùng Quán bị đánh giá là một cá nhân có những
biểu hiện chống đối, đi ngược lại với những yêu cầu của lí tưởng chung. Tác giả
Xuân Dung đánh giá Phùng Quán là kẻ “ăn chơi đàng điếm”, làm tâm hồn quần
chúng xa rời những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đời sống lúc bấy giờ: “Đó là
chưa nói tới những câu chuyện ăn chơi đàng điếm làm “ngẩn ngơ bao điệu tâm
hồn” như Phùng Quán” [49, tr. 44]; Tác giả Lưu Trùng Dương cho rằng Phùng
Quán xa rời quần chúng, không chung tay xây dựng sự nghiệp chung, mà còn “phá phách”, “chửi bới lung tung”, đó là thái độ của một kẻ “vong ân”, “bội nghĩa”:
“Phùng Quán phá phách vô kỷ luật, không chịu làm việc theo phân công của tổ
chức và chửi bới lung tung những người khuyên ngăn hắn, kể cả Đảng và quân đội
là những người có công ơn nuôi nấng dạy dỗ hắn cho nên người.” [49, tr. 108];
Tác giả Bàng Sĩ Nguyên thì đánh giá Phùng Quán là kẻ bất tài nhưng lại gian lận,
háo danh: “Trong văn nghệ cũng có số ít người như Phùng Quán (mới học hơn lớp
ba mà mộng vào Đại học đã được Tửu chấm gian điểm định đưa vào Đại học làm
tay chân).” [49, tr. 119]. Về vị trí của Phùng Quán trong vụ Nhân văn-Giai phẩm,
tác giả Hồng Cương cho ông là kẻ nhẹ dạ, cả tin, dễ kích động, một đối tượng để
xúi giục, lôi kéo vào phong trào chống Đảng và Chính phủ: “Như đối với Phùng
Quán và Phan Vũ thì chủ trương “chẳng cần xúi giục một việc gì cụ thể, chỉ cần
khích một câu” là Phùng Quán và Phan Vũ sẵn sàng làm đủ mọi việc mà Trần Dần
muốn, như Phùng Quán và Phan Vũ đã tự kiểm thảo là trong thời kỳ Nhân văn chờ
khi có biểu tình nổ ra là sẵn sàng xung phong vác cờ đi đầu và cầm súng bắn vào
Đảng và Chính phủ.” [49, tr. 130]. Tương tự với ý kiến của Hồng Cương, Tố Hữu
cho rằng: “Anh chàng Phùng Quán trẻ tuổi rơi vào tay mụ ngoáo ộp Thụy An, tên
phù thủy Trương Tửu, có khác gì con dê con ấy.” [23, tr. 32].
Thứ hai, về mặt tác phẩm, chất lượng tác phẩm của ông bị đánh giá là tồi. Lưu
Trùng Dương cho rằng những điều Phùng Quán viết ra đao to búa lớn, nhưng thực
chất là rỗng tuếch: “Phùng Quán mở mồm là hùng hổ lắp đi lắp lại như con vẹt
mấy tiếng “lớn”, “vĩ đại”, “bất tử”…” [49, tr. 109]. Lưu Trùng Dương mượn lời
những tác giả khác trong nhóm Nhân văn-Giai phẩm để chê bai tác phẩm của
Phùng Quán: “Phùng Quán trâng tráo khoe “quyển” “Chiến sĩ mù” chính tao cũng
thấy tồi nhưng tao cũng cứ đút vào nhà xuất bản để lấy tiền”. [49, tr. 110]. Bàng Sĩ
Nguyên “giễu nhại” bài thơ Lời mẹ dặn của Phùng Quán, cho rằng nguyên mẫu
“người mẹ” và những lời khuyên dạy của mẹ về lẽ sống ở đời thực chất là Trương
Tửu, người đã cho Phùng Quán những cái “danh hão”: “phục Tửu như thánh sống,
coi Tửu nói như “lời mẹ dặn.” [49, tr. 119]. Những tác phẩm của Phùng Quán
cũng như của những tác giả Nhân văn-Giai phẩm bị Vũ Đức Phúc đánh giá là cố ý “bôi
bác”, bôi đen, hạ thấp giá trị của những người vốn được tôn sùng như “thánh
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top