chencuong

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005-2007 và giải pháp cho những năm tiếp theo





MỤC LỤC
 
NỘI DUNG Trang
LỜI GIỚI THIỆU 1
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý nguồn vốn (ODA) . 2
I. Nguồn vốn hổ trợ phát triển chính thức (ODA) . 2
1. Khái niệm . 2
2. Các loại hình ODA 4
2.1. Xét theo mục đích ODA bao gồm các hình thức chủ yếu . 4
2.2. Xét theo hình thức tiếp nhận vốn . 4
3. Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các nước đang và chậm phát triển . 5
4. Bất lợi khi tiếp nhận ODA 8
II. Quản lý ODA 10
1. Mục tiêu 10
2. Nguyên tắc . 10
3. Chức năng và quy trình quản lý dự án ODA . 11
a. Chức năng . 11
b. Quy trình quản lý dự án ODA . 11
4. Đánh giá hiệu quả quản lý dự án ODA . 14
4.1. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung . 14
4.2 Ngành giao thông vận tải – Bưu chính viễn thông . 15
4.3. Ngành công nghiệp 15
4.4. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn . 15
4.5. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo . 16
4.6 Lĩnh vực khoa học công nghệ và môi trường . 16
4.7 Ngành Y tế . 16
Chương II: Thực trạng quản lý ODA trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005 – 2007 . 17
I. Thực trạng công tác tiếp nhận, điều phối và sử dụng ODA từ năm 2005 – 2007 17
1. Tình hình sử dụng quản lý và sử dụng ODA từ năm 2005 – 2007 17
1.1 Các chương trình, dự án ODA đã hoàn thành và đang triển khai thực hiện trong năm 2005 – 2006 . 18
1.2 Tình hình quản lý và sửdụng ODA trong năm 2007 và dự kiến triển khai trong năm 2008 . 18
1.1.1 Các chương trình, dự án ODA phê duyệt . 19
1.1.2 Các chương trình dự án ODA được ký kết 19
1.1.3 Các chương trình, dự án đăng ký sử dụng nguồn vốn huy động . 19
1.1.4. Tiến độ giải ngân ODA . 20
1.1.5. Các vướng mắc chưa giải quyết . 21
2. Quy định lập kế hoạch tài chính các chương trình, dự án sử dụng nguồn. vốn ODA . 21
2.1. Những quy định chung . 21
2.2. Những quy định cụ thể . 24
3. Khuôn khổ pháp lý 31
II. Đánh giá tình hình thực hiện các dự án ODA 36
1. Tình hình vận động ODA . 36
1.1. Tình hình thẩm định và phê duyệt các chương trình, dự án ODA . 36
1.2. Tình hình đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế cụ thể về ODA . 37
2. Tình hình thực hiện các chương trình dự án ODA 37
2.1. Đánh giá chung về tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA. 37
2.2. Tiến độ thực hiện so với kế hoạch . 37
2.3 Tiến độ giải ngân . 38
2.4 Các vướng ắmc và biện pháp giải quyết . 38
3. Những kết quả đạt được và hạn chế trong việc quản lý ODA tại tỉnh Thanh Hóa 39
3.1. Những kết quả đạt được . 39
3.2. Hạn chế trong việc quản lý nguồn vốn ODA . 39
Chương III. Giải pháp hoàn thiện quản lý ODA trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2008 -2010 . 41
I. Kế hoạch thu hút và sử dụng ODA của Tỉnh Thanh Hóa 2008 -2010 41
II. Giải pháp hoàn thiện quản lý ODA . 42
PHỤ LỤC 51
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ODA có yêu cầu về vốn đối ứng hàng năm đều phải lập kế hoạch vốn đối ứng. Các cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm tổng hợp yêu cầu và lập kế hoạch về vốn đối ứng của các chương trình, dự án ODA do mình trực tiếp quản lý.
+ Vốn đối ứng không áp dụng đối với các chương trình, dự án ODA mà trong Điều ước quốc tế ký kết không quy định cụ thể phía Việt Nam phải đóng góp, kể cả vốn góp bằng tiền, bằng hiện vật hay bằng các trách nhiệm khác.
+ Các chương trình, dự án ODA thuộc diện Ngân sách nhà nước cho vay lại hay chương trình, dự án ODA một phần cấp phát, một phần cho vay lại thì Chủ dự án phải tự bố trí toàn bộ vốn đối ứng và phải giải trình đầy đủ trong quá trình lập và phê duyệt dự án về khả năng đảm bảo vốn đối ứng.
Đối với các dự án thuộc loại trên, chủ dự án được ưu tiên vay vốn đối ứng từ các nguồn tín dụng của Nhà nước và có trách nhiệm hoàn trả vốn vay (gốc và lãi) theo đúng hợp đồng tín dụng.
+ Đối với các dự án thuộc diện Ngân sách Nhà nước cấp phát thì vốn đối ứng do Ngân sách Nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán Ngân sách Nhà nước hàng năm theo nguồn vốn xây dựng cơ bản hay hành chính sự nghiệp tương ứng và phân cấp cụ thể như sau:
* Ngân sách trung ương đảm bảo vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA do các Bộ, cơ quan trung ương là chủ dự án trực tiếp quản lý và thực hiện.
* Ngân sách địa phương đảm bảo vốn đối ứng cho các dự án do địa phương là chủ dự án và trực tiếp quản lý (bao gồm cả các dự án thành phần hay tiểu dự án do các địa phương thực hiện thuộc các chương trình, dự án ODA do các Bộ, cơ quan trung ương là chủ dự án).
+ Vốn đối ứng được bố trí trong kế hoạch hàng năm cho các dự án có đủ các điều kiện sau:
* Điều ước quốc tế về dự án đã có hiệu lực.
* Đã hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước.
+ Đối với những chương trình, dự án ODA mà Điều ước quốc tế về dự án đã ký nhưng chưa có hiệu lực hay đã có hiệu lực, nhưng chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước thì cơ quan chủ quản dự án có trách nhiệm báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (trong thời gian lập dự toán ngân sách) để bố trí trong dự phòng chi XDCB hay từng lĩnh vực chi HCSN (theo tính chất vốn đối ứng), trình cấp có thẩm quyền quyết định (nếu là trường hợp Ngân sách Trung ương chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng) hay chủ dự án có trách nhiệm báo cáo cơ quan chủ quản dự án (trong thời gian lập dự toán ngân sách) để bố trí trong dự phòng Ngân sách địa phương, trình cấp có thẩm quyền quyết định (nếu là trường hợp Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng).
+ Các cơ quan chủ quản phải ưu tiên bố trí đủ vốn đối ứng trong dự toán ngân sách hàng năm nhằm thực hiện các cam kết tại các Điều ước quốc tế ODA đã ký và phù hợp với khả năng giải ngân thực tế hàng năm của chương trình, dự án ODA.
Các chủ dự án có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đối ứng đúng mục đích và có hiệu quả.
. Những Quy định cụ thể
Dự kiến về nguồn vốn và cơ chế tài chính đối với các chương trình, dự án trong giai đoạn vận động ODA:
+ Khi xây dựng đề cương chương trình, dự án ODA, các cơ quan chủ quản phải nêu rõ các đề xuất về tài chính bao gồm dự kiến mức vốn ODA (vốn vay nợ, vốn viện trợ không hoàn lại), vốn đối ứng và dự kiến cơ chế tài chính trong nước.
+ Danh mục chương trình, dự án ODA đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ý kiến chấp thuận của nhà tài trợ nước ngoài là cơ sở để xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi đối với chương trình, dự án ODA và cơ chế tài chính trong nước.
+ Vốn chuẩn bị chương trình, dự án:
Căn cứ vào danh mục chương trình, dự án ODA do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo, cơ quan chủ quản lập kế hoạch vốn chuẩn bị chương trình, dự án ODA theo cùng quy trình lập, phê duyệt kế hoạch tài chính, trong đó phân chia cụ thể phần vốn được các nhà tài trợ cung cấp, vốn tự bố trí và vốn đề nghị ngân sách hỗ trợ) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
Đối với các chương trình, dự án ODA do nhà tài trợ cung cấp riêng lẻ không nằm trong kế hoạch (hay danh mục ưu tiên vận động ODA) và không ký Điều ước quốc tế khung về ODA, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp nhận, cơ quan chủ quản lập kế hoạch vốn chuẩn bị chương trình, dự án gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
Dự kiến vốn đầu tư và cơ chế tài chính đối với các chương trình, dự án trong giai đoạn xây dựng, thẩm định, phê duyệt các văn kiện dự án:
Căn cứ vào thông báo bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các chương trình, dự án ODA đã được nhà tài trợ đồng ý xem xét tài trợ trong từng thời kỳ, các cơ quan chủ quản chỉ đạo các chủ dự án lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi hay văn kiện chương trình, dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của chương trình, dự án ODA:
Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của các chương trình, dự án ODA được lập theo các quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng ODA, cần thể hiện rõ các nội dung sau:
* Dự kiến cơ cấu và hình thức tài trợ hay đồng tài trợ của các nhà tài trợ cụ thể cho các cấu phần của chương trình, dự án ODA.
* Khả năng đảm bảo vốn đối ứng từ các nguồn: tự cân đối của chủ dự án, nguồn vốn tín dụng, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn vốn khác.
Trường hợp áp dụng cơ chế cho vay lại, các chủ dự án phải căn cứ vào các điều kiện cho vay lại khung quy định tại Quy chế cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ ban hành theo Quyết định số 02/2000/QĐ-BTC ngày 6 tháng 1 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để lập phương án hoàn vốn sơ bộ của dự án.
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi của chương trình, dự án ODA:
Trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của các chương trình, dự án ODA lập theo các quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng ODA, cần thể hiện rõ các nội dung sau:
* Điều kiện cụ thể đối với các nguồn vốn trong và ngoài nước tài trợ cho chương trình, dự án (như thời hạn vay, thời gian ấn hạn, lãi suất, các loại phí vay và các điều kiện khác...).
* Cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với chương trình, dự án (cấp phát hay cho vay lại).
+ Trường hợp áp dụng cơ chế cho vay lại, chủ dự án phải có phương án hoàn vốn chi tiết (theo thời kỳ trả nợ, nguồn thu...) căn cứ vào các điều kiện cho vay lại khung qui định tại Quy chế cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ ban hành theo Quyết định số 02/2000/QĐ-BTC ngày 6 tháng 1 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trường h
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top