Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam 3
1.1 Khái quát về Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam 3
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3
1.1.2 Cơ cấu tổ chức 4
1.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua 7
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn. 9
1.1.3.2 Hoạt động tín dụng. 11
1.2 Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam 13
1.2.1 Sự cần thiết của việc thẩm định tài chính dự án đầu tư 13
1.2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư 14
1.2.2.1 Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn 15
1.2.2.2 Thẩm định các điều kiện vay vốn 15
1.2.2.3 Thẩm định tài chính: Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay 17
1.2.2.4 Lập tờ trình thẩm định cho vay 17
1.2.2.5 Tái thẩm định khoản vay 17
1.2.2.6 Duyệt cho vay, ký hợp đồng, giải ngân và Kiểm tra giám sát, thu lãi và gốc, thanh lý hợp đồng, lưu giư hồ sơ 18
1.2.3 Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư 18
1.2.3.1 Phương pháp so sánh các chỉ tiêu. 18
1.2.3.2 Phương pháp thẩm định theo trình tự 19
1.2.3.4 Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án. 19
1.2.3.5 Phương pháp dự báo. 20
1.2.3.6 Phương pháp triệt tiêu rủi ro 20
1.2.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư 20
1.2.4.1 Thẩm định thị trường 20
1.2.4.2 Thẩm định kỹ thuật 21
1.2.4.3 Thẩm định tổ chức, quản lý dự án. 23
1.2.4.4 Thẩm định kinh tế - xã hội dự án. 24
1.2.4.5 Thẩm định tài chính dự án 25
1.2.5 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư 26
1.2.5.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án 26
1.2.5.2 Thẩm định khả năng triển khai và huy động nguồn tài trợ. 27
1.2.5.3 Xem xét các báo cáo tài chính, xác định dòng tiền dự kiến cho từng giai đoạn của chu trình dự án 27
1.2.5.4 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án 28
1.2.5.5 Phân tích bất định 35
1.2.6 Các nhân tố tác động tới chất lượng thẩm định tài chính dự án. 36
1.2.6.1 Các nhân tố chủ quan. 36
1.2.6.2 Các nhân tố khách quan. 38
1.2.7 Nghiên cứu tình huống: “ thẩm định tài chính dự án đầu tư hai ôtô tự đổ phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty Than Nội địa” 40
1.2.7.1 Giới thiệu dự án 41
1.2.7.2 Giới thiệu chủ đầu tư 41
1.2.7.3 Nhu cầu của doanh nghiệp: 42
1.2.7.4 Thẩm định khách hàng vay vốn 42
1.2.7.5 Thẩm định dự án đầu tư 46
1.2.7.6 Kết luận của cán bộ thẩm định về dự án 49
Chương 2: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương VN 54
2.1 Định hướng hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch 1 NHCTVN 54
2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam 56
2.2.1 Giải pháp về nội dung và phương pháp thẩm định. 57
2.2.1.1 Phải thẩm định tính đầy đủ của vốn đầu tư. 57
2.2.1.2 Xem xét, đánh giá nguồn tài trợ 58
2.2.1.3 Nâng cao độ chính xác khi dự đoán các yếu tố doanh thu, chi phí và dòng tiền của dự án. 59
2.2.1.4 Giải pháp lựa chọn chỉ tiêu hiệu quả kinh tế phù hợp nhất. 60
2.2.1.5 Thẩm định độ rủi ro và khả năng trả nợ của dự án cần chi tiết hơn. . 62
2.2.3 Tạo cơ chế tổ chức điều hành khoa học, hiệu quả. 64
2.2.4 Nâng cao chất lượng thu thập thông tin, chất lượng trang thiết bị công nghệ. 65
2.3 Một số kiến nghị cho Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam 66
2.3.1 Kiến nghị với chính phủ. 66
2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 68
2.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam. 70
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ính toán, tiêu chuẩn để so sánh là tỷ lệ chiết khấu của dự án.
Khi sử dụng IRR ta phải chú ý rằng cũng như NPV, sự chính xác của chỉ tiêu phụ thuộc vào sự chính xác của các dự tính về luồng tiền. IRR là một chỉ tiêu mang tính tương đối, tức là nó chỉ phản ánh tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án là bao nhiêu chứ không cung cấp quy mô của số lãi hay lỗ của dự án tính bằng tiền.
Khi dự án được lập trong nhiều năm, việc tính toán chỉ tiêu là rất phức tạp. Đặc biệt loại dự án có các luồng tiền ròng vào ra xen kẽ năm này qua năm khác, kết quả tính toán có thể cho nhiều IRR khác nhau gây khó khăn cho việc ra quyết định.
Sử dụng hai chỉ tiêu NPV và IRR để đánh giá dự án có thể đưa tới cùng một kết luận, đồng thời lại có thể đưa tới hai kết luận trái ngược. Điều đó tùy thuộc vào các luồng tiền trong tương lai và tỷ lệ chiết khấu. Vì IRR không đề cập tới độ lớn, quy mô của dự án và không giả định đúng tỷ lệ tái đầu tư đồng thời để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của dự án đầu tư, nên chủ đầu tư thường coi trọng chỉ tiêu NPV hơn để đưa ra quyết định trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa hai chỉ tiêu.
* Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn của một dự án là số năm mà tại đó các luồng tiền của dự án được luỹ kế đến một khoản mà bù đắp được chi phí đầu tư ban đầu.
Công thức như sau:
Thời gian hoàn vốn =
Vốn đầu tư ban đầu
Luồng tiền mỗi năm
Trong công thức thời gian hoàn vốn không đề cập đến giá trị thời gian của tiền. Nguyên lý thời gian hoàn vốn trong đánh giá dự án có hai hạn chế chủ yếu sau:
+Bỏ qua giá trị thời gian của tiền: Nguyên lý thời gian hoàn vốn giả định là luồng tiền nhận được trong tương lai cũng ngang bằng về giá trị của luồng tiền nhận được trong năm hiện tại. Trong thực tế, chúng ta cần chiết khấu các luồng tiền trong tương lai để làm chúng ngang bằng về giá trị với các luồng tiền hiện tại, bởi vì các luồng tiền có thể được đầu tư để thu được lãi trong tương lai. Tuy nhiên, trong khi nguyên lý thời gian hoàn vốn không xem xét đến giá trị thời gian của tiền, không có lý do giải thích tại sao chiết khấu luồng tiền không được sử dụng trong các phân tích này.
+Bỏ qua các luồng tiền phát sinh sau thời gian hoàn vốn: Chỉ có luồng tiền ở giai đoạn cuối cùng mà vốn ban đầu đã được bù đắp được coi là phù hợp trong các phân tích này, và vì vậy nguyên lý thời gian hoàn vốn tạo ra một bức tranh không hoàn chỉnh về tài chính của dự án. Tất cả các luồng tiền phát sinh sau thời gian hoàn vốn bị bỏ qua.
Mặc dù vậy, chỉ tiêu này cũng được áp dụng khá rộng rãi trong thực tế bởi vì:
+ Đơn giản: Chỉ tiêu này đơn giản dễ hiểu và dễ tính hơn so với nguyên lý chiết khấu luồng tiền.
+ Tạo bức màn che cho dự án: Nó cung cấp một công cụ để che dấu dự án. Nếu một dự án không tìm được tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn, nhà quản lý có thể từ chối dự án mặc dù các luồng tiền lớn tiềm ẩn được tính trong tương lai.
+ Khan hiếm tiền: Khi một công ty bị khan hiếm tiền, công ty sẽ lựa chọn các dự án có thể bù đắp được vốn đầu tư ban đầu trong thời gian ngắn nhất. Một công ty ít vốn có thể không đợi được kỳ trả tiền lớn của một dự án với thời gian hoàn vốn lâu nhưng NPV khả thi. Thậm chí trong các trường hợp, nó nên sử dụng cùng với một phương pháp chiết khấu luồng tiền.
+ Các rủi ro của dự án: Công cụ thời gian hoàn vốn cung cấp những cách nhìn nhận rủi ro của một dự án. Các luồng tiền thu được trong thời gian sớm thì sẽ ổn định hơn các luồng tiền nhận được từ các năm sau. Các luồng tiền càng xa trong tương lai thì mức độ không ổn định càng cao.
* Chỉ tiêu chỉ số doanh lợi PI
Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ số lợi ích - chi phí, là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền dự án mang lại và giá trị đầu tư ban đầu. Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đơn vị giá trị. Nếu PI lớn hơn 1 có nghĩa là dự án mang lại giá trị cao hơn chi phí và khi đó có thể chấp nhận được. Chỉ số doanh lợi được tính dựa vào mối quan hệ tỷ số giữa thu nhập ròng hiện tại so với vốn đầu tư ban đầu.
PI =
PV
CFo
Trong đó:
CFo : Số vốn đầu tư ban đầu
PV: Dòng tiền sau mốc 0
Nếu PI >= 1 cho thấy dự án có chỉ số doanh lợi càng lớn thì hiệu quả tài chính dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
Cũng như chỉ tiêu NPV, chỉ tiêu PI cũng rất được quan tâm. Chỉ tiêu này có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu NPV , thường cùng đưa tới một quyết định. Nó đơn giản và dễ diễn đạt., Tuy nhiên do chỉ tiêu chỉ đưa lại số tương đối nên khó sử dụng trong một số trường hợp ví dụ như hai dự án loại trừ nhau.
* Chỉ tiêu điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu thu được bằng với các chi phí bỏ ra.
Đối với dự án sản xuất thì điểm hòa vốn càng thấp thì khả năng thu lợi nhuận của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
Để đảm bảo cho việc ra quyết định đầu tư chính xác, nhà đầu tư cần xem xét hiệu quả tài chính dự án một cách toàn diện bằng việc kết hợp tất cả các nhóm chỉ tiêu phân tích mặt tài chính của dự án cũng như các chỉ tiêu trong cùng nhóm. Tuy nhiên, khi vận dụng phân tích các chỉ tiêu của dự án cụ thể phải rất linh hoạt, cán bộ thẩm định có thể lựa chọn những chỉ tiêu đặc trưng thích hợp với từng đề án để xem xét, phân tích.
Khi nghiên cứu các chỉ tiêu, vấn đề quan trọng nhất và cần thiết là phải ước tính được thu nhập, chi phí, lợi nhuận, luồng tiền ròng và tỷ lệ chiết khấu của dự án. Độ chính xác của các dự tính này càng cao thì mức độ thành công của dự án càng cao.
Luồng tiền ròng của một dự án là căn cứ để đánh giá dự án, được xác định dựa vào số chênh lệch giữa lượng tiền nhận được với lượng tiền đã chi tiêu. Những dự báo về thu, chi của dự án được lập theo phương pháp kế toán là căn cứ để xác định luồng tiền ròng của dự án. Trong báo cáo thu nhập của kế toán, khâu hao được khấu trừ vào chi phí để xác định lợi nhuận trong kỳ, nhưng để tính luồng tiền ròng của dự án, khấu hao không phải là chi phí bằng tiền, khấu hao chỉ là một yếu tố của chí phí làm giảm thuế thu nhập của doanh nghiệp. Do vậy, khấu hao được coi là một nguồn thu nhập của dự án. Thông thường luồng tiền ròng của dự án là toàn bộ lợi nhuận sau thuế và khấu hao tài sản cố đinh.
CFi = LNSTi + Di
Với: Di là khấu hao tài sản cố định năm thứ i
LNSTi là lợi nhuận sau thuế
Xác định chính xác tỷ lệ chiết khấu của từng dự án là một việc làm không đơn giản. Có thể hiểu tỷ lệ chiết khấu là tỷ suất lợi nhuận thích hợp bù đắp rủi ro khi bỏ vốn đầu tư vào dự án. Tỷ lệ chiết khấu dự kiến được xác định dựa trên chi phí vốn đó là chi phí trả cho nguồn vốn huy động, nó được tính bằng số lợi nhuận cần đạt được trên nguồn vốn huy động để giữ không làm thay đổi số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Khi mức rủi ro c
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của công ty cổ phần Bình Dương Star Quản trị Chất lượng 0
D Nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên kinh doanh của công ty TNHH manulife Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phần buông phòng của kháchsạn Brilliant Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt 10/10 năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
C Em nhờ ad tải hộ em giúp tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt 10/10 năm 2018 Sinh viên chia sẻ 1
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác Quân sự Quốc phòng địa phương Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top