k_an

New Member

Download miễn phí Đề tài Ngân hàng thương mại Việt Nam trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO





MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1
I- Giới thiệu chung về tổ chức thương mại thế giới và nguyên nhân việt nam gia nhập tổ chức 2
1- Lịch sử hình thành WTO 2
2- Mục đích hoạt động của tổ chức 3
3- Một số cam kết khi gia nhập WTO 4
4- Nguyên nhân Việt Nam muốn là thành viên của tổ chức 8
II- Giới thiệu chung về tình hình của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước khi Việt Nam tham gia WTO 11
1- Tình hình kinh doanh cuả các ngân hàng thương mại 11
2- Cách thức quản lý của các nhà quản trị ngành ngân hang 15
3- Các chuẩn bị của một số ngân hàng khi Việt Nam sắp gia nhập WTO 18
III- Sự thay đổi môi trường kinh doanh của Ngành ngân hang khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới. 18
1- Tác động của luật pháp 18
2- Tác động của môi trường kinh tế - xã hội. 20
3- Một số tác động của các nhân tố khác 21
IV- Ngân hàng thương mại Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO 22
1- Huy động vố đầu tư cho phát triển kinh tế của hệ thống ngân hàng sau gần 2 năm Việt Nam gia nhập WTO 22
2- Cạnh tranh trên thị trường nguồn nhân lực tài chính ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO 23
3- Một số điểm mới trong cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Việt Nam 25
4- Một số vấn đề còn tồn tại của ngân hàng Việt Nam hiện nay. 27
V- Những thành công và thất bại của một số ngân hàng thương mại Việt Nam 28
1- Thành công của một số ngân hang 28
2- Thất bại của một số ngân hang 30
VI- Giải pháp cho các ngân hàng thương mại Việt nam 31
KẾT LUẬN 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ực tiếp nước ngoài và  Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới về FDI. 
Việt Nam cũng đã thành công trong việc thu hút đầu tư. Đến năm 2004, tổng FDI vào Việt Nam là 4,1 tỷ USD, trong đó số FDI vào ngành dệt may là 3.215 triệu USD (vốn đăng ký) với tổng số dự án là 534 từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Như vậy, với những thay đổi trong hệ thống pháp lý của Việt Nam qua tiến trình đàm phán gia nhập sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm trong các quy định liên quan đến đầu tư, và như vậy, sẽ tạo nên môi trường thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, trong đó đương nhiên có các nhà đầu tư vào ngành dệt là ngành thượng nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành may Việt Nam, là yếu tố quan trọng cho việc phát triển bền vững ngành dệt may Việt Nam. 
Trên đây là những lợi ích cơ bản mà Việt Nam sẽ được hưởng khi là thành viên của WTO và cũng chính điều này là động lực thúc đẩy Việt Nam gia nhập WTO
II- Giới thiệu chung về tình hình của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước khi Việt Nam tham gia WTO
1- Tình hình kinh doanh cuả các ngân hàng thương mại
Theo quý I năm 2007
Trong quý 1/2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vẫn duy trì các mức lãi suất đã công bố trong các quý trước, đồng thời từ 01/3/2007, NHNN bắt đầu thực hiện bỏ quy định trần lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tại tổ chức tín dụng (TCTD), thống nhất thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong việc huy động tiền gửi của các TCTD theo Quyết định số 07/2007/QĐ-NHNN. Tỷ giá đồng USD/VND giảm nhẹ so với cuối năm 2006 (khoảng 0,28%) và tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 0,81%). Lãi suất huy động của các NHTM có một số thay đổi không đáng kể, chủ yếu ở các NHTMCP tình hình hoạt động của các ngân hàng theo từng nhóm có những điểm nổi bật sau:
• Số lượng và vốn điều lệ thực hiện của các tổ chức tham gia BHTG là NHTM không thay đổi nhưng có sự thay đổi về mô hình hoạt động
• Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tiếp tục giảm nhưng tỉ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức cao
• Huy động vốn toàn hệ thống tăng cao cả về tiền gửi bằng VND và ngoại tệ
Cơ cấu các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi: Không có sự thay đổi về số lượng các tổ chức tham gia bảo hiểm là ngân hàng thương mại, tuy nhiên có sự thay đổi về tên gọi và nhóm hoạt động của một số ngân hàng. Trong quý 1, ngân hàng Toàn cầu đổi tên thành ngân hàng Dầu khí toàn cầu, và 3 ngân hàng chuyển từ nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên hoạt động ở nhóm NHTMCP đô thị1. Trong quý 1/2007, không có thêm NHTMCP nào tăng vốn vượt mức 1.000 tỉ đồng.
Tổng tài sản có: Tổng tài sản có toàn hệ thống NHTM tính đến hết quý 1/2007 tăng 10,73% so với quý 4/2006, trong đó tài sản có sinh lời vẫn chiếm khoảng 92% tổng tài sản. Đây cũng có thể coi là một trong những điều kiện khiến cho thu nhập của các ngân hàng đạt mức cao và tăng liên tục trong các quý gần đây, góp phần tạo ra một kết quả kinh doanh khá ấn tượng của ngành ngân hàng
Dư nợ & Nợ xấu: Trong quý 1/2007, tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng tăng 5,98% so với thời điểm cuối quý 4/2006 và tăng 28,9% so với cùng kì năm 2006. Nguyên nhân của việc tổng dư nợ trong quý 1/2007 tăng cao hơn so với các năm trước có thể do mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng cao trong năm vừa qua. Việc Việt Nam gia nhập WTO cũng làm cho các ngành, các lĩnh vực tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh và do vậy, nhu cầu vay vốn tăng cao (Theo số liệu giám sát của BHTGVN, dư nợ phân theo ngành kinh tế tập trung ở một số ngành chủ yếu như Công nghiệp khai thác mỏ (79%), Xây dựng (8,8%), Công nghiệp chế biến (5%) và Thương nghiệp (3,6%)). Trong quý này, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tiếp tục giảm (giảm 15,8% so với quý 4/2006 và giảm 37,8% so với quý 1/2006). Tuy nhiên, tỉ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức cao. Nhóm NHTMNN vẫn là nhóm ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn cao so với các nhóm khác trong toàn hệ thống. Tỉ lệ nợ xấu của nhóm NHTMNN trong quý 1/2007 vào khoảng 2,62% và tỉ lệ nợ quá hạn là 12,47%. Trong thời gian tới, toàn hệ thống NHTM nói chung và nhóm NHTMNN nói riêng cần có những biện pháp tích cực để tiếp tục giảm tỉ lệ nợ xấu và tỉ lệ nợ quá hạn, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
Bảng 1: Một số chỉ tiêu chính về tình hình hoạt động của các NHTM tham gia bảo hiểm tiền gửi
TT
Chỉ tiêu
Q1/2006
Q4/2006
Q1/2007
Tăng(+)/giảm (-) Q1/2007 so với Q1/2006
Tăng(+)/giảm (-) Q1/2007 so với Q4/2006
1
Tổng tài sản có
872.065.256
1.127.053.369
1.243.896.276
42,64%
10,73%
2
Tổng dư nợ
540.886.878
655.927.955
695.156.233
28,79%
5,98%
3
Nợ xấu
18.134.371
16.247.309
14.519.214
-19,88%
-10,57%
4
Tỉ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ
3,35%
2,48%
2,09%
-37,84%
-15,87%
5
Vốn huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế
593.575.355
755.638.237
846.572.216
42,62%
12,03%
6
Tỉ lệ vốn huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế/ tổng nguồn vốn
68,07%
67,04%
68,05%
-0,03%
1,5%
7
Kết quả kinh doanh
6.298.418
10.959.404
7.174.747
13,91%
8
Số lượng các NHTM tham gia BHTG
67
73
73
8,96%
0%
9
Số lượng các ngân hang có vốn điều lệ > 1000 tỷ
5
13
13
160%
0%
10
Số lượng các ngân hang lỗ lũy kế
3
5
5
67%
0%
Vốn huy động: Trong quý 1, vốn huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế trong toàn hệ thống ngân hàng tăng mạnh, tăng trên 12,3% so với quý 4 năm 2006 và tăng tới 43% so với cùng kì năm ngoái, cao hơn hẳn so với các mức tăng tương ứng vào thời điểm quý 1 năm 2006 (5,4% và 31,01%). Trong đó, huy động vốn bằng VND và ngoại tệ đều tăng (tiền gửi bằng VND tăng 9,06% và USD tăng 2,36% so với quý 4 năm 2006). Như vậy, theo số liệu giám sát quý, không có dấu hiệu người gửi tiền và các tổ chức kinh tế chuyển dịch từ tiền gửi VND sang USD mặc dù lãi suất USD đã chính thức được tự do hóa và tăng lên tại một số NHTMCP. Nguồn vốn huy động của các ngân hàng phần lớn vẫn là từ tiền gửi của cá nhân và các tổ chức kinh tế (chiếm trên 68% tổng nguồn vốn) tuy nhiên trong quý 1, tiền gửi VND của các TCKT tăng mạnh (mức tăng cao hơn mức tăng của tiền gửi cá nhân khoảng 5%). Vốn huy động tăng cao trong quý 1 nhưng lãi suất huy động không tăng mạnh, lãi suất huy động VND có tăng lên với mức nhẹ ở một số ngân hàng và phổ biến ở mức 9%/năm. Trong khi đó, sau khi Quyết định số 07/2007/QĐ-NHNN có hiệu lực, các ngân hàng tăng lãi suất huy động USD phổ biến ở mức từ 0,5 – 3,35%/năm.
Kết quả kinh doanh: Chênh lệch thu nhập - chi phí của toàn hệ thống NHTM trong quý 1/2007 đạt trên 7 nghìn tỉ đồng, tăng 13,91% so với cùng kì năm ngoái. Mức tăng trưởng của ngành ngân hàng trong thời gian vừa qua là tương đối khả quan. Tuy nhiên các ngân hàng cũng cần có những biện pháp kiểm soát tốt nhằm tránh tình trạng tăng trưởng quá nóng có thể dẫn tới những rủi ro cho hoạt động ngân hàng.
Trong quý này, toàn hệ thống ngân hàng thương mại vẫn có 5 ngân hàng bị lỗ lũy kế, chiếm 6,8% số các ngân hàng tham gia BHTG, tập trung vào nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Đáng chú ý là có ngân hàng mức lỗ lũy kế tính đến hết quý 1/2007 lên tới 17 tỉ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Á Châu – Chi nhánh Huế Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa Luận văn Kinh tế 0
B Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Hà Tĩnh Luận văn Kinh tế 0
S Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng ở Ngân hàng thương mại Kĩ Thương Việt Nam c Tài liệu chưa phân loại 0
B Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Tài liệu chưa phân loại 0
L Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Việ Tài liệu chưa phân loại 0
N Hoàn thiện công tác thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Q Tài liệu chưa phân loại 0
C Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong Tài liệu chưa phân loại 0
R Giải pháp tăng thu nhập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Ma Tài liệu chưa phân loại 0
M Giải pháp tăng thu nhập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Ma Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top