Download miễn phí Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Và sự vận dụng lý luận ấy trong xây dựng kinh tế Việt Nam hiện nay





 MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 2
I. cách tồn tại của vật chất. 2
1.Định nghĩa phạm trù vật chất của thế giới. 2
1.1 Quan điểm trước Mac về vật chất. 2
1.2 Định nghĩa vật chất của Lênin: 3
2. Các hình thức tồn tại của vật chất. 4
2.1.Vận động. 4
2.2 Không gian và thời gian. 5
 II. Nguồn gốc và bản chất của ý thức. 6
1. Quan điểm của triết học Mac – Lênin về nguồn gốc và bản chất của ý thức: 6
1.1. Nguồn gốc của ý thức: 6
1.2. Bản chất của ý thức. 9
III. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. 11
CHƯƠNG II: Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ VẬN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIÊN NAY. 15
I. Ý nghĩa phương pháp luận: 15
II. Sự vận dụng lý luận trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 15
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tại ở thế giới bên ngoài. Đỉnh cao của tư tưởng duy vật cổ đại là thuyết nguyên tử của Lơxíp và Đêmôcrít.
VD: -Talet cho rằng vật chất là nước
-Anaximen cho rằng vật chất là không khí.
-Đêmôcrit cho rằng vật chất là nguyên tử.
=> Quan niệm vật chất thời kì cổ đại mang tính trực quan, cảm tình. Nó chỉ có tác dụng chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.Theo quan điểm duy tâm thì thực thể của thế giới, cơ sở của mọi tồn tại là bản nguyên tinh thần nào đó. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì thực thể của thế giới là vật chất cái tồn tại một cách vĩnh cửu tạo nên mọi sự vật và hiện tượng với những thuộc tính vốn có của nó.
* Thời ki cận đại thế kỷ XVII – XVIII(thời kì phục hưng): chủ nghĩa duy vật nói chung và phạm trù vật chất nói riêng đã có bước phát triển mới, chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng. Mọi phân biệt về vật chất giữa các vật thể đều bị quy giản về sự phân biệt về lượng, mọi hiện tượng bị quy về cái đơn giản, mọi sự vận động đều quy về sự dịch chuyển vị trí trong không gian. Đồng nhất vật chất với thuộc tính của vật chất .VD: Niutơn cho rằng khối lượng là vật chất. Coi vận động của vật chất chỉ là biểu hiện của vận động cơ học, nguồn gốc vận động nằm ngoài vật chất.
=> Quan điểm vật chất thời kì cận đại mang tính siêu hình, máy móc.
1.2 Định nghĩa vật chất của Lênin:
Kế thừa tư tưởng của C.Mac, Ph.ăngghen và nhu cầu đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, Lênin đã định nghĩa như sau:“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Đây là định nghĩa khoa học nhất, hoàn chỉnh nhất về vật chất của V.I.Lênin trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Định nghĩa đã phân biệt hai vấn đề sau:
-Trước hết vật chất với tư cách là phạm trù triết học dùng chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi. Vì vậy không thể quy vật chất nói chung về vật thể, không thể đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của vật chất như những duy vật trong lịch sử cổ đại, cận đại.
-Thứ hai là trong nhận thức luận, đặc trưng để nhận biết vật chất chính là thuộc tính khách quan, theo Lênin là ”cái đang tồn tại độc lập với loài người và với cảm giác của con người”.
Và nội dung cơ bản về định nghĩa vật chất của Lênin bao gồm:
- Vật chất là cái tồn tại  khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức bất kể sự tôn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được
-Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hay gián tiếp tác động lên giác quan của con người.
- Cảm giác, ý thức, tư duy chỉ là sự phản ánh của vật chất lên con người, tức con người có khả năng nhận thức được vật chất, thực tại khách quan..
=>Lênin đã khẳng định vật chất là”thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác”,”tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức. Và khi nhận thức các hiện tượng thuộc đời sống xã hội Lênin đã xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội, tìm ra sự vận động trong cách sản xuất. Như vậy định nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ quan điểm chủ nghĩa duy tâm, bác bỏ thuyết không thể biết, đã khắc phục đựoc hạn chế trong các quan điểm chủ nghĩa duy vật trứoc Mac về vật chất.
2. Các hình thức tồn tại của vật chất.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng vật chất tồn tại bằng vận động, và vận động của vật chất diễn ra trong không gian và thời gian. Vì vậy, vận động, không gian và thời gian là các hình thức tồn tại của vật chất.
2.1.Vận động.
Theo quan điểm siêu hình, vận động là sự di chuyển vị trí cả vật thể trong không gian, thời gian, nguồn gốc của sự vận động là ở bên ngoài sự vật hiện tượng. Còn xét theo quan điểm duy vật biện chứng:”Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất là cách tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố hữu của vật chất bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”. Nếu thừa nhận thế giới vật chất là vô cùng vô tận thì cũng phải thừa nhận thế giới vật chất có vô vàn những hình thức hành động khác nhau ngày càng đầy đủ hơn về quy luật vận động của các tồn tại vật chất. Các hình thức vận động chuyển hoá lẫn nhau, còn vận động của vật chất thì vĩnh viễn tồn tại. Nguồn gốc vật động là do bản thân sự vật hiện tuợng quy định và cho đến nay có 5 hình thức vận động của thế giới vật chất là: vận động cơ học, vật lý, hoá học, sinh học và xã hội cùng những quy luật vận động đặc thù của chúng.
2.2 Không gian và thời gian.
Theo quan điểm của các nhà duy tâm thì không gian, thời gian tách rời với vật chất vận động, phủ nhận tính khách quan của không gian, thời gian. Nhưng trên cơ sở của thành tựu khoa học và thực tiễn chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: Mọi sự vật đều ở trong trạng thái không ngừng biến đổi, mà mọi sự biến đổi diễn ra đều có quá trình, có độ dài của sự diễn biến, nhanh, chậm kế tiếp nhau, tất cả những thuộc tính đó được gọi là thời gian. Như vậy, không gian và thời gian là thuộc tính khách quan, nội tại của bản thân vật chất. Không gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động về mặt vị trí, quảng tính, kết cấu, còn thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động về mặt độ dài diễn biến, sự kế tiếp nhau của quá trình. Không gian và thời gian là hai thuộc tính khác nhau nhưng không thể tách rời nhau của vật chất vận động. Bên cạnh đó không gian và thời gian có những tính chất cơ bản sau đây:
-Tính khách quan: không gian và thời gian là một thuộc tính của vật chất, tồn tại gắn liền với vật chất vận động. Vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian và thời gian cùng tồn tại khách quan.
-Tính vĩnh cữu của thời gian và tính vô tận của không gian, những thành tựu của vật lý học hiện đại về lĩnh vực vi mô cũng như vũ trụ học ngày càng xác nhận những tính chất này.
-Tính ba chiều của không gian và tính một chiều của thời gian, tính ba chiều của không gian là chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Tính một chiều của thời gian là chiều từ quá khứ đến tương lai.
II. Nguồn gốc và bản chất của ý thức.
Vấn đề nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức là một vấn đề hết sức phức tạp của triết học, là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử. Dựa trên những thành tựu của triết học duy vật, của khoa học và thực tiễn xã hội, triết học Mác – Lênin đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên đây.
1. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về nguồn gốc và bản chất của ý thức:
1.1. Nguồn gốc của ý thức:
1.1.a. Nguồn gốc tự nhiên: Chủ ngĩa duy tâm cho ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top