beanh_1112

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Bào chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Tương kỵ trong bào chế thuốc





Trong thực tếthường hay gặp các loại tương kỵnày khi pha chế, thiết lập công
thức phối hợp muối kiềm của acid hữu cơyếu nhưacid bacbituric. các kháng sinh có
tính acid, chếphẩm màu mang tính acid, các hợp chất hữu cơthuộc nhóm amin, các
xà phòng với các acid có tính acid mạnh hơn nhưacid boric, hydrocloric
Cần lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp, các acid hữu cơnói trên có trong thành
phần của đơn thuốc hay công thức không được sửdụng nhưmột thành phần chính
mà do các acid này có trong các siro hoa quảhay do kết quảcủa phản ứng thủy phân
các dược chất có tính acid.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thì cần sửa chữa
đơn thuốc với sự đồng ý của người kê đơn hay thay đổi công thức, thành phần dạng
thuốc với sự thoả thuận của người, đơn vị thiết kế công thức.
III. MỘT SỐ TƯƠNG TÁC, TƯƠNG KỴ THƯỜNG GẶP TRONG BÀO CHẾ
1. Tương kỵ vật lý
1.1. Dạng thuốc lỏng
Biểu hiện chung của dạng tương kỵ này là hiện tượng dược chất không hoà tan
hết hay kết tủa. Có thể gặp một số trường hợp với các nguyên nhân khác nhau như
sau:
1.1.1. Do phối hợp dược chất với dung môi, tá dược không phù hợp
Phối hợp các dược chất ít tan hay thực tế không tan với dung môi là nước, ví
dụ: Tinh dầu, menthol, long não, bromoform, các sulfamid dạng acid, các chất kháng
Báo cáo chuyên đề Bào chế và kiểm nghiệm thuốc thú y Lớp Thú y 48A
Chuyên đề: Tương kỵ trong bào chế thuốc
4
khuẩn như trimethoprim, các chất chống viêm không steroid như phenylbutazol,
ketoprofen, ibuprofen, ibuprofen, diclofenac, piroxicam…
Phối hợp các dược chất tan trong dung môi phân cực với dung môi không phân
cực, ví dụ như các muối alkaloid với dung môi dầu…
Dược chất tan được trong dung môi nhưng nồng độ dược chất quá cao vượt quá
độ tan, chẳng hạn như thuốc tiêm natri diclofenac, elixir paracetamol…
Trong thành phần có nhiều dược chất tan được trong dung môi nhưng tổng
lượng chất tan vượt quá nồng độ bão hoà, thường gặp trong các đơn potio.
Biện pháp khắc phục
Về nguyên tắc, có thể khắc phục tương kỵ như đã nói tới ở phần các biện pháp
chung, tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tế để
giải quyết.
*Sử dụng hỗn hợp dung môi
Ví dụ: Dung dịch tiêm Phenobarbita:
Công thức
Natri Phenobarbital 10 hay 20g
Nước cất pha tiêm vđ 1000 ml
Độ tan của natri Phenobarbital trong nước là 1:3. Như vậy, về mặt đột tan
không có gì trở ngại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng do bản chất hoá học, natri
Phenobarbital dễ bị thuỷ phân. Mức độ thuỷ phân tuỳ từng trường hợp vào nồng độ dược chất,
nhiệt độ và thời gian tiệt khuẩn. Có tác giả ghi nhận rằng: Dung dịch tiêm natri
Phenobarbital 10% sau 4 tuần bảo quản ở 20oC đã bị thuỷ phân 7% dược chất. Do đó,
nếu dùng nước cất làm dung môi, sẽ gặp tương kỵ do phản ứng thuỷ phân, làm giảm
hiệu lực điều trị của chế phẩm. Để khắc phục tương kỵ này, người ta đưa them vào
trong thành phần của dung môi một tỷ lệ thích hợp propylene glycol hay hỗn hợp
propylene glycol và alcol ethylic. Với các hỗn hợp dung môi như trên, quá trình thuỷ
Báo cáo chuyên đề Bào chế và kiểm nghiệm thuốc thú y Lớp Thú y 48A
Chuyên đề: Tương kỵ trong bào chế thuốc
5
phân dược chất xảy ra chậm hơn, chế phẩm giữ được hiệu quả điều trị trong thời gian
bảo quản.
Ví dụ: Thuốc tiêm Natri Phenobarbital
Công thức
Natri Phenobarbital 13%
Alcol ethylic 10%
Nước cất pha tiêm 10%
Propylen glycol vđ 100%
pH 8,5 – 10,5%
Thuốc nhỏ tai cloramphenicol – dexamethason
Thành phần
Cloramphenicol 5g
Dexamethason acetate 0,1g
Dung môi vđ 100ml
Tương kỵ vật lý do không thể hoà tan hết dược chất nếu như chỉ dùng dung môi
là nước tinh khiết, thậm chí ngay cả việc sử dụng thêm chất diện hoạt với nồng độ
thấp. Bởi vì độ tan của cloramphenicol trong nước là 1:400 và dexamethason aceltat
gần như không tan trong nước. Để có thể khắc phục được tương kỵ và phù hợp với
dạng thuốc dùng để nhỏ tai, người ta dùng hỗn hợp dung môi như sau:
Propylen glycol 35ml
Nước tinh khiết vđ 100ml
Thuốc tiêm sulfamethoxazol – trimethoprim
Thành phần
• Sulfamethoxazol 20g
• Trimethoprim 4g
• Chất phụ và dung môi vđ 100ml
Báo cáo chuyên đề Bào chế và kiểm nghiệm thuốc thú y Lớp Thú y 48A
Chuyên đề: Tương kỵ trong bào chế thuốc
6
Cả hai dược chất trong thành phần của thuốc tiêm đều rất ít tan trong nước,
nồng độ cao, vì vậy phải có biện pháp khắc phục thích hợp mới có thể pha được dung
dịch tiêm chất lượng ổn định.
Về tính chất, nhận thấy: sulfamethoxazol tan trong 3400 phần nước, 50 phần
alcol ethylic, tan tốt trong Hydroxyd kiềm.
Trimethoprim: Rất ít tan trong nước (0,04%), ít tan trong alcol ethylic, tan tốt
trong alcol benzylic (7,29%), tan ít trong propylen glycol (2,57%) và trong
glycofurol.
Để khắc phục những khó khăn như trên và để phù hợp với dạng thuốc tiêm, có
thể giải quyết như sau:
Để hoà tan sulfathoxazol, người ta dùng dung dịch kiềm (natrihydroxyd) hay
các kiềm amin như mono, di hay tri ethanolamin. Còn với trimethoprim, có thể dùng
hỗn hợp các dung môi như: Nước cất pha tiêm – glycofurol alcol benzylic… với tỷ
lện thích hợp.
*Sử dụng chất diện hoạt làm tăng độ tan
Ví dụ: Dung dịch polyvitamin
Thành phần dung dịch uống và tiêm
Retinol (Vit.A) 5 000 UI
Thiamin (Vit.B1) 2mg
Riboflavin (Vit.B2) 1,5mg
Dexpanthenol (Vit.B5) 4 mg
Pyridoxin (Vit.B6) 2 mg
Nicotinamid (Vit.PP) 10 mg
Acid ascorbic (Vit.C) 50 mg
Ergocalciferol (Vit.D2) 1 000 UI
DL – anpha tocoferol (Vit.E) 2 mg
Chất phụ và dung môi vđ 2 ml
Báo cáo chuyên đề Bào chế và kiểm nghiệm thuốc thú y Lớp Thú y 48A
Chuyên đề: Tương kỵ trong bào chế thuốc
7
Có thể thấy rằng sẽ gặp khó khăn khi pha chế, sản xuất các chế phẩm tương tự
như trên, bởi vì trong thành phần có các vitamin tan trong nước và vitamin tan trong
dầu, với nồng độ khá cao.
Để giải quyết tương kỵ vật lý này, người ta có thể áp dụng biện pháp sau đây:
- Dung môi cho vitamin A, D, E: Thường dùng dầu vừng, dầu lạc hay dầu
olive.
- Dùng dung môi vitamin B, C, PP: Hỗn hợp nước tinh khiết, glycerin và
propylen glycol.
- Để thu được dung dịch tan trong nước , cần dùng các chất làm tăng độ tan của
vitamin tan trong dầu và bản thân dầu trong dung môi phân cực. Các chất tăng độ tan
hay sử dụng là tween 20, tween 80, cremopor,… với nồng độ thích hợp. Ngoài ra, còn
phải điều chỉnh pH bằng dung dịch kiềm hay acid vô cơ loãng, thêm các chất bảo
quản nhằm bảo đảm tính bền vững và ổn định các chế phẩm.
*Sử dụng các chất làm tăng độ tan khác
Trong các chương trước trước đây đã có nhiều ví dụ về vấn đề này như dùng
kali iodid làm tăng độ tan của iod trong dung dịch lugol, natri benzoat hay natri
salicylat làm tăng độ tan của cafein trong thuốc tiêm cafein…
Ví dụ: Dung dịch tiêm caici gluconat 10%
Thành phần
ƒ Calci gluconat 1000 g
ƒ Nước cất pha tiêm vđ 10 lit
Calci gluconat ít tan trong nước (độ tan khoảng 1/30). Vì vậy, để pha được
dung dịch tiêm 10%, cần cho thêm vào thành phần chất làm tăng độ tan, hay
dùng nhất là acid boric, cũng có thể dùng acid lactic.
Thêm các chất làm tăng tính thấm trong trường hợp cần chuyển dạng thuốc sang
dạng hỗn dịch hay trong thành phần hỗn dịch không có chất gây thấm.
Ví dụ: Thuốc tiêm hỗn dịch hydrocortison acetat 125 mg/ml
Báo cáo chuyên đề Bào chế và kiểm nghiệm thuốc thú y Lớp Thú y 48A
Chuyên đề: Tương kỵ trong bào chế thuốc
8
Thành phần
Hydrcortison acetat bột siêu mịn 1,25g
Nước cất để pha tiêm vđ 100ml
Với thành phần như trên sẽ không thể điều chế được hỗn dịch tiêm đạt yêu cầu
chất lượng, bởi vì hydrocortison acetat sợ nước. để khắc phục khó khăn này, người ta
thêm vào công thức các chất phụ sau đây:
- Chất gây thấm: Thông thư...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top