hienhuyndai1368

New Member

Download miễn phí Quản lý hiệu quả đầu tư từ ngân sách





Một vấn đề khác trong cơ chế quản lý là những năm qua, rất nhiều quy
định được sửa đổi, bổ sung. Nhiều điểm sửa đổi giúp cho việc hoàn
thiện và chặt chẽ quy chế hơn nhưng l ại gây khó cho cơ sở. Ví dụ, một
chủ dự án vừa thực hiện xong một bộ hồ sơ lại phải tiếp tục thay bộ hồ
sơ khác vì có một văn bản khác ra đời.
Điều này đã làm chậm quá trình thực hiện, chậm quá trình giải ngân.
Nếu là cơ chế phải có tính dài hơi, vì vậy, cần có sự chuẩn bị thấu đáo
trong quá trình xây dựng cơ chế.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Quản lý hiệu quả
đầu tư từ ngân sách
Dàn trải, lãng phí, không hiệu quả là những tính từ quen thuộc với
nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Đến thời điểm hiện nay,
rất nhiều ý kiến tiếp tục không đồng tình với hiệu quả quản lý
nguồn vốn nhà nước cho các lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng cơ bản.
Một con đường vừa xây xong đã bị đào lên để làm hệ thống nước,
những viên gạch trên vỉa hè vẫn còn giá trị sử dụng nhưng lại được
thay bằng một lớp gạch khác, mới hơn nhưng chưa chắc đã bền.
Hay một cây cầu đang xây dang dở nhưng tạm dừng vì hết kinh phí dẫn
đến hiệu quả sử dụng gần như bằng 0. Đấy là những câu chuyện gắn liền
với đời sống hàng ngày của mọi người dân hiện nay.
Một đồng vốn của Nhà nước bỏ ra, hiệu quả thu được bao nhiêu đều có
thể được “cân đong” hợp lý nếu cơ chế quản lý, cách nghĩ và hành động
dựa trên những nguyên tắc và nguyên lý khoa học và vì lợi ích toàn dân.
Dàn trải, lãng phí, không hiệu quả là những tính từ quen thuộc gắn liền
với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong nhiều năm nay. Mặc
dù cải cách công tác quản lý đầu tư từ ngân sách Nhà nước đã diễn ra
trên mọi góc độ trong hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế từ phân cấp quản
lý, đến phân bổ, quản lý giá và vấn đề cấp phát, thanh toán vốn đầu tư...
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, rất nhiều ý kiến tiếp tục không đồng
tình với hiệu quả quản lý nguồn vốn nhà nước cho các lĩnh vực, đặc biệt
là xây dựng cơ bản.
Chúng tui xin giới thiệu một số ý kiến của các chuyên gia kinh tế đã có
nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực này.
Cần những giải pháp khả thi
(Ông Nguyễn Tự Nhật, Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
“Để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư từ ngân sách Nhà nước, đã có
nhiều giải pháp về tầm vĩ mô được đưa ra. Tuy nhiên, là những người
trực tiếp điều hành, chúng tui rất cần những giải pháp, định hướng có thể
triển khai được ngay trong ngắn hạn.
Việc phân cấp đã được thực hiện rất mạnh mẽ, ví dụ trong 5 năm vừa
rồi, từ năm 2003, Nghị định 07 ngày 30/1/2003 đãđược ban hành. Theo
đó, việc phân cấp được quy định một cách tối đa. Việc phân cấp này là
hoàn toàn đúng.
Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả, cần có một hệ thống con người, trước
hết là cấp trung ương cũng cần được tăng cường năng lực. Ở cấp địa
phương, cấp tỉnh cũng cần tăng cường năng lực. Ngay cả cấp huyện
chúng ta cũng đã tiến hành phân cấp rồi.
Phân cấp thì như vậy, nhưng người được phân cấp có đủ năng lực hay
không, có đủ yếu tố chúng ta mong muốn hay không cũng là vấn đề cần
tính đến. Khi thực hiện phân cấp, đã có nhiều cái được nhưng cũng có
nhiều cái còn đang tồn tại, ví dụ, việc không chấp hành đúng quy trình,
quy định vẫn đang còn. Việc vận dụng tùy tiện quyền được giao cũng đã
diễn ra.
Một điểm nữa, xu thế quốc tế là lập kế hoạch theo kết quả đầu ra, trong
khi chúng ta cần có sự công bằng, minh bạch, rõ ràng cho việc sử dụng
ngân sách. Chủ trương đòi hỏi định mức phân bổ nhưng để định mức
như thế nào vừa tạo công bằng cho việc sử dụng ngân sách và vừa
hướng tới đầu ra là rất khó.
Một vấn đề khác trong cơ chế quản lý là những năm qua, rất nhiều quy
định được sửa đổi, bổ sung. Nhiều điểm sửa đổi giúp cho việc hoàn
thiện và chặt chẽ quy chế hơn nhưng lại gây khó cho cơ sở. Ví dụ, một
chủ dự án vừa thực hiện xong một bộ hồ sơ lại phải tiếp tục thay bộ hồ
sơ khác vì có một văn bản khác ra đời.
Điều này đã làm chậm quá trình thực hiện, chậm quá trình giải ngân.
Nếu là cơ chế phải có tính dài hơi, vì vậy, cần có sự chuẩn bị thấu đáo
trong quá trình xây dựng cơ chế.
Một vấn đề gây ra tình trạng quản lý đầu tư kém hiệu quả là chất lượng
quy hoạch và thiếu công khai minh bạch thông tin. Việc quản lý đầu tư
theo quy hoạch hiện nay là rất khó. Quy hoạch của Chính phủ cho phép
các bộ ngành, địa phương tự phê duyệt.
Như vậy, người có đủ thẩm quyền phê duyệt cũng có đủ thẩm quyền quy
hoạch, gây ra những vấn đề bất ổn”.
Chuyển đổi tư duy là vấn đề mấu chốt
(GS.Vũ Đình Bách)
“Nguồn vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước trong những năm qua chiếm
khoảng 51% vốn đầu tư toàn xã hội. Chi đầu tư phát triển trong giai
đoạn những năm vừa qua cũng chiếm 30% tổng chi ngân sách Nhà nước
nhưng thực ra nếu tính toán đầy đủ thì con số này lên đến 50%.
Trong kinh tế thị trường, tỷ trọng chi đầu tư phát triển như vậy là quá
cao, trong khi chi thường xuyên, đặc biệt là chi lương có xu hướng là
thấp.
Như vậy, ngay trong cơ cấu chi ngân sách của chúng ta đã là không
đúng vì một nguyên tắc trong kinh tế thị trường, chi ngân sách chủ yếu
để chi thường xuyên, bao gồm chi hành chính sự nghiệp và chi lương.
Sau đó mới tính đến chi đầu tư phát triển, hay do chi đầu tư phát triển
cần mà ngân sách không có thì ngân sách phải đi vay. Vay của dân
thông qua phát hành trái phiếu, hay vay từ nước ngoài thông qua ODA.
Trong năm 2005, tỷ lệ vốn/lao động của các doanh nghiệp Nhà nước cao
gấp 3 lần so với các doanh nghiệp dân doanh. Thế nhưng, doanh số
trung bình do một người lao động tạo ra ở doanh nghiệp Nhà nước lại
chỉ cao hơn 44% so với khu vực dân doanh. Tốc độ tăng trưởng của khu
vực Nhà nước cũng kém nhất trong so sánh với các khu vực khác.
Ngoài ra, khi xét đến hệ số đầu tư tăng trưởng (ICOR) cho thấy, đầu tư
công bỏ ra 8 đồng mới làm ra 1 đồng. Trong khi, khu vực dân doanh, chỉ
cần 4 đồng, có thể làm ra 1 đồng. Khu vực nước ngoài, chỉ cần 2,7 đồng
tạo ra 1 đồng.
Nguyên nhân đầu tiên của chi không hiệu quả là năng lực quản lý yếu
kém. Thứ hai, một tư duy vẫn còn thường trực là khu vực kinh tế nhà
nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nên phải duy trì bằng mọi
cách. Đây là một suy nghĩ rất sai. Vì khu vực kinh tế này không có khả
năng thực hiện vai trò này.
Vì vậy, điều quan trọng nhất là cần thay đổi quan điểm này. doanh
nghiệp Nhà nước nên được đặt ở vị trí bình đẳng như các doanh nghiệp
khác về mọi điều kiện kinh doanh.
tui cho rằng, có 4 điểm cần lưu ý để tăng cường hiệu quả của nguồn vốn
từ ngân sách Nhà nước.
Thứ nhất, trong kinh tế thị trường, khi khu vực tư nhân hoạt động hiệu
quả hơn thì phải làm thế nào để đẩy khu vực đấy lên, đặc biệt trong giai
đoạn này.
Thứ hai, cần cân đối chi ngân sách cho đầu tư phát triển và chi lương.
Thứ ba, tiếp tục thúc đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa.
Thứ tư và quan trọng nhất là thay đổi, tư duy nhận thức về vai trò của
doanh nghiệp Nhà nước trong định hướng phát triển kinh tế-xã hội”.
Một số nguyên nhân và giải pháp
(TS.Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung
ương)
“Một số nhóm nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng
phí, hiệu quả đầu tư thấp. Đó là, cơ chế chính sách liên quan đến quản ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ Y dược 0
D Phương pháp lãnh đạo và quản lý hiệu quả trong tổ chức Quản trị Nhân lực 0
D Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Kiến trúc, xây dựng 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện đa khoa khu vực bắc Quảng Bình Khoa học Tự nhiên 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cảng Vật Cách Quản trị Nhân lực 0
D Hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn hiện nay Quản trị Nhân lực 0
D Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng các Luận văn Sư phạm 0
D Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng trường THPT h Luận văn Sư phạm 0
T Nâng cao hiệu quả công tác lập và quản lý dự án đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị xây dựng tại Cô Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSLĐ tại Công ty Công trình Hàng không Luận văn Kinh tế 6

Các chủ đề có liên quan khác

Top