Download miễn phí Đề tài Hoạt động huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước





Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò quan trọng trong DN, hoạt động này tạo ra cơ sở vật chất hạ tầng cho DN, tạo tiền đề cho hoạt động của DN.
Trong số hơn 4000 DNNN năm 2005, số DN có qui mô nhỏ và vừa chiếm một tỷ trọng lón ( vốn dưới 5 tỷ, và dưới 300 lao động). DN có vốn từ 1-5 tỷ đồng chiêm 37,01%, DN có vốn từ 5- 10 tỷ chiếm 8, 18 %. Chính vì có qui mô nhỏ nên hoạt động xây dựng cơ bản không được chú trọng. Mức độ trang bị cho tài sản cố định thấp, số DN có mức trang bị cho TSCĐ dưới 5tỷ chiếm 86%.
Máy móc thiết bị rất lạc hậu, có DNNN máy móc thiết bị lạc hậu đến hàng chục năm. Thực tế này có thể thấy được ở rất nhiều DN. Mặc dù lạc hậu và nghèo nàn như vậy nhưng việc đầu tư cho xây dựng cơ bản trong các DN không được quan tâm.
VD: Năm 2005 trong ngành dệt mức trang bị cho tài sản cố định là 153 triệu đồng/LĐ , ngành thuỷ sản là 80 triệu đồng/LĐ con số này là quá thấp.
Cũng do qui mô các DN quá nhỏ nên hoạt động đầu tư cho xây dựng cơ bản không được tiến hành vì không đủ vốn. Đây là một thực trạng cần giải quyết cấp bách.
Tuy nhiên, không phải tất cả các DNNN đêu có họat động đầu tư xây dựng cơ bản ì ạch như vậy. Lấy ví dụ là Tổng công ty sữa Việt Nam ( VINAMILK) từ khi thành lập năm 1976 đến nay, Vinamilk đã tiến hành xây dựng nhiều nhà máy ở khắp 3 miền của đất nước. Các chi nhánh hoạt động cũng được Vinamilk đầu tư xây dựng tích cực.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g công ty trình Bộ phê duyệt CPH trong năm 2004. COMA 16 đã quán triệt nghiêm túc chủ trương của Đảng, Nhà nước, tích cực tổ chức thực hiện các quy định của Bộ, quyết tâm đến tháng 10/2004 sẽ hoàn thành xong các bước chuyển sang công ty cổ phần.
Sẽ không có gì khó khăn bởi đây là doanh nghiệp cơ khí làm ăn đang có hiệu quả, là một điển hình của các doanh nghiệp trên địa bàn Thái Bình trong hoạt động vay và trả nợ ngân hàng đúng hạn. Nhưng ngay từ khi vừa nhận được quyết định CPH, cán bộ của ngân hàng đã đến tận công ty thông báo: ngân hàng cấp trên đã có "chỉ đạo" sẽ thực hiện hạn chế tối đa các hợp đồng vay vốn, tích cực thu hồi nợ cho đến khi công ty thực hiện CPH xong để chuyển sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp thay vì theo Luật doanh nghiệp nhà nước trước đây. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của công ty.
Hiện nay, công ty đang thực hiện khối lượng lớn chế tạo cột điện cho đường dây tải điện 500 KV đoạn Đà Nẵng - Thường Tín và Việt Trì - Sơn La, chế tạo thiết bị cho dự án Nhà máy xi măng Sông Gianh... nhưng chỉ ứng được 7 - 8% giá trị hợp đồng, nên nhu cầu vốn vay lưu động để duy trì sản xuất thường xuyên cần từ 5 - 6 tỷ đồng. Theo sổ sách kế toán, công ty đang quản lý tài sản trị giá 7 tỷ đồng, có khả năng vay tới 10 tỷ đồng.
Ông Vũ Đức Dũng, Giám đốc công ty lo ngại: "Sau khi xác định lại để CPH, giá trị doanh nghiệp chỉ còn khoảng 3- 4 tỷ đồng, trong đó bao gồm cả giá trị thiết bị, nhưng đa số các ngân hàng chỉ quan tâm đến tài sản có giá trị thế chấp lớn nhất là quyền sử dụng đất. Như vậy, khả năng được vay 3 tỷ đồng cũng là khó".
Cũng trong tình trạng tương tự, ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc công ty cổ phần xây dựng Bình Dương cho biết: "Khi còn là doanh nghiệp nhà nước, công ty có thể vay vốn gấp 20 lần giá trị tài sản của đơn vị nhưng nay chỉ còn được vay bằng 70% giá trị tài sản đơn vị có. Thậm chí, có dự án đầu tư cũng khó mà vay được tiền".
Không chỉ các doanh nghiệp ngành xây dựng mà doanh nghiệp nhà nước nói chung khi chuyển sang công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Bởi lẽ trước đây chỉ cần bảo lãnh của tổng công ty là doanh nghiệp có thể vay theo hình thức tín chấp nhưng khi chuyển sang công ty cổ phần sẽ phải tuân thủ quy định chặt chẽ hơn: phải có bảo lãnh của tổng công ty (bằng văn bản bảo lãnh hay hợp đồng cam kết bảo lãnh) đối với toàn bộ nghĩa vụ trả nợ gốc và các khoản lãi công ty đã vay và sẽ vay; doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp, bảo đảm tiền vay.
Đây là một trong những thực trạng mà DN sau CPH gặp phải trong việc huy động vốn.
3. Huy động vốn qua cổ phiếu
Công tác CPH DNNN đã đạt được kết quả trên nhiều mặt, các kết quả này có tác tích cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
CPH đã được triển khai rộng rãi đã trực tiếp làm tăng hàng hoá cho TTCK: theo số liệu của cục Tài chính DN, tính đến hết tháng 6 năm 2006, cả nước đã CPH được trên 3000 DN và bộ phận DNNN. Đặc biệt đã từng bước tiến hành CPH một số DN có giá trị hàng ngàn tỷ đồng như công ty sữa Việt Nam (giá trị DN 2.500 tỷ đồng), nhà máy thuỷ điện Sông Hinh- Vĩnh Sơn 2.144 tỷ đồng, Công ty Bảo hiểm TPHCM 1.311 tỷ đồng… CPH rộng khắp là nguồn hàng hoá quan trọng làm phong phú nguồn hàng hoá trên thị trường chứng khoán.
CPH đã huy động được một lượng vốn nhàn rỗi cho đầu tư qua thị trường chứng khoán. với 2.242 DNNN được CPH năm 2004, 12.411 tỷ đồng cổ phiếu đã được bán, nhà nước nhờ đó đã có 10.169 tỷ đồng (chiếm 58% tổng số vốn nhà nước đã CPH) để tái đầu tư phát triển kinh tế.
Mặt khác quy mô vốn điều lệ của DN sau CPH tăng bình quân 44% đã cho thấy CPH đã thực sự mở ra một cánh cửa để các DNNN tiếp cận với một kênh dẫn vốn mới đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển. Tính đến hết tháng 1/2006 trung tâm GDCK Hà Nội đã đấu giá 28 phiên lớn cho các DNNN CPH hay các DNNN đã CPH bán bớt phần vốn nhà nước (chưa kể có 17 phiên phối hợp với TTDGCK TP HCM). Tổng giá trị cổ phần trúng giá đạt 2.039,2 tỷ đồng, với 2.880 nhà đầu tư trúng giá trên 4.085 tổng số lượt nhà đầu tư đăng ký đấu giá.
Bán đấu giá cổ phần đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng đối với các DNNN thông qua TTCK. Từ tháng 7/2003 đến nay, đã có khoảng 40 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bán đấu giá cổ phần tại Việt Nam để các chuyển sang hình thức công ty cổ phần. Nhiều chuyên gia đánh giá thị trường này đang càng ngày càng sôi động.
Công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam, Công ty chứng khoán Ngân hàng ngoại thương, Công ty chứng khoán Ngân hàng công thương, Công ty chứng khoán Bảo Việt... hiện là những đơn vị hàng đầu trong việc nhận làm đại lý bán cổ phần cho các công ty chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần. Ngoài ra, nhiều công ty cổ phần cũng tự thành lập hội đồng bán đấu giá và tự tổ chức bán đấu giá.
Theo Công ty chứng khoán của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, từ tháng 7/2003 đến nay, Công ty này đã nhận bán đấu giá cho 5 khách hàng là Gamex, Vifon, Vinamilk, Badaco, TIE. Kết quả bán đấu giá cổ phần lần đầu của các doanh nghiệp này rất khả quan.
Ngày 24/2/2004, Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu TIE-Tp.HCM đã thông báo bán đấu giá cổ phần lần đầu để chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần. Công ty này đã đưa mức giá khởi điểm để đấu giá lên 115.000 đồng, được coi là mức khởi điểm cao nhất từ trước tới nay trong số các công ty bán đấu giá cổ phần.
Công ty Vinamilk, khi bán đấu giá chỉ chào giá khởi điểm là 105.000 đồng một cổ phần, nhưng cho đến khi vào phiên đấu giá, người mua cao nhất đã trả giá 181.000 đồng. Sau khi bán đấu giá, trị giá tiền thu về của Vinamilk từ 72 tỷ đã tăng thêm 42 tỷ đồng nữa.
Những tồn tại của quá trình CPH làm cản trở đến việc niêm yết/đăng ký trên thị trường chứng khoán. Tiến độ CPH chậm. kết quả thực hiện CPH mới đạt khoảng 80%, trong đó nhiều bộ ngành, địa phương đạt dưới 50%. Thời gian để CPH một DN trung bình mất 437 ngày, nhiều nơi là vài năm trong khi theo quy định chỉ là 9 tháng. Theo kế hoạch, cho tới cuối năm 2007, còn 1700 DN cần CPH, bằng gần 70% số đã thực hiện của cả giai đoạn 2000- 2005, đay thực sự là một bài toán cho các Bộ, ngành, và lời giải của bài toán này cũng chính là chìa khoá cho việc gia tăng hàng hoá trên thị trường chứng khoán.
Nhiều DN CPH khó có thể trở thành công ty đại chúng. Phần lớn DN được CPH là DN nhỏ (có đến 40% DN được CPH có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng). không những thế, tuy được CPH song phần vốn nắm giữ của nhà nước tại các DN này vẫn rất lớn. Kể cả với DN đang niêm yết trên TTGDCK TP HCM, tỷ lệ phần vốn nhà nước vẫn chiếm trung bình khoảng 30%. Mặt khác, có tới 38,4% số DN CPH không bán cổ phần ra bên ngoài. Cổ phần ít được chào bán ra bên ngoài là một cản trở để DN đến với TTCK
4. Thực trạng huy động từ trái phiếu
Nhiều người vẫn cho rằng, một doanh nghiệp tốt là một doanh nghiệp...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D quản trị quan hệ khách hàng cá nhân trong hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
D GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HOÀNG MAI Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Tây Luận văn Kinh tế 0
G Nghiên cứu về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huy Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng và hoạt động của bộ phận Lễ Tân khách sạn Anh Huy Luận văn Kinh tế 0
C Phân tích thống kê hoạt động huy động vốn tại PGD Oceanbank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 Luận văn Kinh tế 0
J Xây dựng phương án huy động vốn phục vụ việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ ph Luận văn Kinh tế 0
T Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàn Công nghệ thông tin 0
S Thực trạng và Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật tàu công trìn Luận văn Kinh tế 0
M Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top