Download miễn phí Khóa luận Mối quan hệ giữa Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Nhật Bản





MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 4
Chương I: Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản 7
I. Khái niệm về Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập 7
1. Khái quát chung về Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập 7
2. Các mục tiêu chính của GSP 8
3. Các quy định chung trong các chế độ GSP 9
II. Điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản 9
1. Các nước được hưởng ưu đãi GSP 10
2. Hàng hoá được hưởng ưu đãi 14
3. Các bước tiến hành để được hưởng ưu đãi GSP 15
III. Mức độ ưu đãi 20
IV. Quy tắc xuất xứ của Nhật Bản 21
1. Tiêu chuẩn về vận tải 21
2. Tiêu chuẩn xuất xứ 22
V. Cơ chế bảo vệ 26
1. Giới hạn tối đa 26
2. Thực hiện giới hạn tối đa 27
3. Áp dụng linh hoạt khối lượng quốc gia tối đa và giới hạn tối đa. 27
4. Áp dụng giới hạn tối đa và khối lượng quốc gia tối đa 27
Chương II: Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam 30
I. Đánh giá thực trạng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua 30
1. Những tiến triển trong động thái tốc độ tăng trưởng thương mại về quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Nhật 30
2. Thực trạng tiến triển động thái cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt - Nhật 36
II. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản giành cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam 39
III. Những tồn tại trong việc dành ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua 44
IV. Xu hướng phát triển quan hệ buôn bán giữa hai nước trong thời gian tới 49
1. Thuận lợi 50
2 . Khó khăn 53
3. Triển vọng 57
Chương III: Các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản 59
I. Các giải pháp ở tầm vĩ mô 60
1. Định hướng phát triển cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý và có hiệu quả cao. 61
2. Những công việc cụ thể mà Chính phủ cần và phải làm sớm 65
3. Những giải pháp nhằm khai thác tốt thị trường Nhật Bản cho sự phát triển tương lai nền kinh tế Việt Nam 66
II. Các giải pháp ở tầm vi mô 67
Kết luận 72
Tài liệu tham khảo 81
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh sách duy trì đồng yên yếu so với đồng đôla Mỹ (USD) để đẩy mạnh xuất khẩu. Hậu quả từ việc đồng tiền các nước này bị giảm giá mạnh so với đồng yên do khủng hoảng kinh tế gây ra đã khiến cho xuất khẩu của Nhật Bản sang thị trường các nước này bị giảm sút mạnh. Chính vì thế quan hệ thương mại Việt - Nhật cũng bị ảnh hưởng chung. Ngoài ra, chính sự sụt giá của đồng tiền các nước cũng đã làm cho tiền (đồng) Việt Nam bị nâng giá lên khoảng 32,3% so với baht, 20,1% so với ringgit... ngay từ thời điểm tháng 10/1997. Do vậy hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật đã bị giảm khả năng cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực, nhất là khi cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam gần giống với hàng xuất khẩu của các nước khác trong khu vực sang thị trường Nhật Bản.
Về nhập khẩu vào Việt Nam, do đồng yên Nhật tăng giá hơn so với các đồng tiền các nước trong khu vực, nên việc nhập khẩu hàng hoá cùng loại hay hàng hoá thay thế từ các nước Đông Nam á hay Hàn Quốc sẽ rẻ hơn trước, nên sức cạnh tranh của hàng hoá các nước này sẽ mạnh hơn so với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam.
Như vậy là những phân tích, lý giải trên đây về diễn biến động thái tốc độ tăng trưởng và quy mô giá trị buôn bán Việt - Nhật thể hiện ở KNXNK, KNXK và KNNK trong những năm 1990 vừa qua về cơ bản đã cho thấy kim ngạch buôn bán Việt - Nhật kể cả xuất khẩu và nhập khẩu đều đã tăng nhanh và tương đối ổn định. Thực tiễn cho thấy thị trường Nhật Bản đã chấp nhận hàng hoá Việt Nam và triển vọng sẽ còn tăng nhanh hơn nữa trong thời gian tới khi mà hiện nay cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực đã qua đi và kinh tế Nhật Bản đã được phục hồi dần trở lại. Ngoài ra, trường hợp ngược lại đối với hàng Nhật Bản xuất khẩu sang thị trường Việt Nam, thực tiễn phát triển cũng đã cho thấy kể từ đầu thập niên 90 cho đến nay, KNNK của Việt Nam đối với các hàng hoá xuất từ thị trường Nhật Bản cũng đã tăng nhanh và tương đối ổn định, mặc dù có nhiều khó khăn xảy ra như đã đề cập đến khiến cho hoạt động nhập khẩu đẫ bị giảm xuống mạnh hơn so với sự giảm xuống của hoạt động xuất khẩu, song nếu nhìn vào xu thế phát triển vẫn có thể hy vọng rằng nhờ có đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu, chúng ta sẽ có đầy đủ khả năng để tăng nhanh nhập khẩu những mặt hàng cần thiết cho sự thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Thực trạng tiến triển động thái cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt -Nhật
Để thấy rõ thực trạng tiến triển động thái cơ cấu các sản phẩm xuất nhập khẩu của nước ta trong quan hệ buôn bán với Nhật Bản những năm 1990, trước hết ta hãy phân tích diễn biến cơ cấu mặt hàng buôn bán giữa hai nước theo thứ tự thời gian từng năm sau đây (số liệu dưới đây lấy từ các số liệu thống kê đã công bố của Hải quan Việt Nam):
a. Về cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu
Xem xét tỷ trọng giá trị xuất khẩu từng loại hàng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng năm, đã có diễn biến như sau:
+ Năm 1989: 50,95% là dầu thô; 17,4% là tôm đông lạnh; 9,3% là sắt vụn; 3,3% là than đá; 2,4% là gỗ...
+ Năm 1990: 64,4% là dầu thô; 16,4% là tôm đông lạnh; 3,3% là sắt vụn; 1,8 là gỗ; 1,6% là mực khô...
+ Năm 1992: 60,0% là dầu thô; 12,1% là tôm đông lạnh; 3,3% là áo khoác và áo gió nam; 2,3 % là than không khói ; 2,2% là cá mực đông lạnh...
+ Năm 1995: 35,3% là dầu lửa và dầu thô; 11,1% là tôm đông lạnh; 4,8% là cao khoác và áo gió nam; 4% là cá mực đông lạnh; 3,3% là than không khói...
+ Năm 1996: 31,12% là dầu hoả và dầu thô; 9,6% là tôm đông lạnh; 4,1% là áo khoác và áo gió nam; 3,4% là than không khói, 2,3% là quần áo cho người lái xe tải trượt tuyết...
+ Năm 1997: 27,6% là dầu lửa và dầu thô; 11,0% là tôm đông lạnh; 4,5% là áo khoác gió nam; 3,6% là các loại giầy dép; 3,1% là than không khói...
Trên đây là danh mục 5 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu từng năm của nước ta kể từ năm 1989 đến năm 1997, năm 2002 chúng ta có thêm mặt hàng dây điện và dây cáp điện. Một số mặt hàng mới của Việt Nam đã bắt đầu có mặt trên thị trường Nhật Bản dù khối lượng và giá trị còn nhỏ bé như hạt tiêu, đường kính... Cho đến nay, cơ cấu hàng xuất khẩu, nhất là hàng xuất khẩu chủ yếu còn khá hẹp, chưa có thay đổi nhiều so với những năm đầu thập niên 90, mặc dù nếu xét riêng về việc phấn đấu giảm tỷ trọng xuất các sản phẩm thô, tăng tỷ trọng xuất các sản phẩm đã qua công nghiệp chế tạo, chế biến thì ta cũng đã có nhiều tiến bộ. Cụ thể, nếu những năm đầu thập niên 90, hàng xuất sang Nhật Bản của ta chủ yếu là nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế, chiếm đến 90% KNXK, trong đó riêng dầu thô đã đến 60%, thì hiện nay đã giảm xuống nhiều, nhưng vẫn còn tới trên 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế. Mặt hàng chủ yếu của ta xuất sang Nhật đến nay vẫ là dầu thô, thuỷ hải sản, dệt may, than đá, giầy dép, cà phê và một số hàng nông sản khác, ngoài ra là hàng tiêu dùng trong gia đình như công cụ gia đình, vali, cặp túi, xắc các loại... Hạn chế nhất trong xuất khẩu sang Nhật của ta hiện nay là chưa có sản phẩm kỹ thuật cao. Đến năm 2002 Việt Nam vẫn chỉ nhập khẩu những mặt hàng truyền thống như: Máy móc thiết bị, linh kiện điện tử và máy vi tính, sắt thép các loại và ôtô dạng CKD, SKD... về gia công lắp ráp và xuất khẩu.
b. Về cơ cấu các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu
Các mặt hàng khá đa dạng, tuy nhiên chủ yếu vẫn tập trung vào một số loại như máy móc thiết bị công nghiệp và xây dựng, nguyên nhiên liệu, hàng điện tử, ô tô và xe máy,...
Điều muốn nhấn mạnh là rất nhiều mặt hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam, nhưng hiện chưa thể vào thị trường Nhật Bản được như nông sản, hoa quả... Do vậy, tiếp tục khai thác thị trường này đang là một cơ hội lớn, song cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tóm lại, có thể rút ra một số nhận định cơ bản sau khi đã xem xét thực trạng động thái tiến triển có cấu các sản phẩm xuất nhập khẩu Việt - Nhật từ đầu thập niên 90 như sau:
- Trước đây và kể cả cho đến những năm đầu thập niên 90, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu (đến 90%) là sản phẩm thô, trong đó dầu thô đã là sản phẩm xuất khẩu chủ lực số 1 kể từ năm 1988 đến nay. Từ năm 1995 đến nay Việt Nam ngày càng gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu đã qua chế biến (khoảng 30%), tuy nhiên mới chỉ qua sơ chế, chưa có chế biến sâu và tinh.
- Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật đã ngày càng đa dạng hoá hơn để kịp thời phù hợp với lợi thế so sánh sẵm có của đất nước và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trườngNhật Bản, tuy nhiên sự tiến triển đó vẫn chậm. Mặt hàng đã có sự thay đổi (trước năm 1988 là than đá, cao su, gạo... nhưng hiện nay đã là dầu thô, thuỷ hải sản, hàng may mặc) nhưng loại hàng còn chậm thay đổi, vẫn chủ yếu là các sản phẩm thô, nhiều nhất là nguyên liệu, khoáng sản, hàng nông - lâm - ng
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top