mizz_tuily

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gian đoạn 2007-2009





Hiện nay, thủy sản của ta đã xuất khẩu sang 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm một vị trí không nhỏ trong thị trường chung. Tuy thủy sản Việt Nam đang phải đối mặt với không ít khó khăn, song với sự nỗ lực không ngừng ngành thủy sản vẫn trụ vững và đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu đều tăng trong năm 2008, nhưng giảm vào năm 2009.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

,6 nghìn tấn, tỷ trọng 19,1%.
- Năm 2008:
- Tôm đạt 113,4 nghìn tấn, chiếm 5,3% tỷ trọng, tăng 2,0 nghìn tấn tức tăng 1,8% so với năm trước.
- Cá đạt 1605,7 nghìn tấn, chiếm 75,2% tỷ trọng, tăng 39,2 nghìn tấn, tăng 2,5% so với năm trước.
- Thủy sản khác đạt 417,3 nghìn tấn với 19,5% tỷ trọng, tăng 20,7 nghìn tấn, tức tăng 5,2% so với 2007.
- Năm 2009:
- Sản lượng tôm tiếp tục tăng, đạt 124,6 nghìn tấn, chiếm 5,5% tỷ trọng, tăng 9,9% tức chênh lệch 11,2 nghìn tấn so với năm trước.
- Cá khai thác đạt 1703,1nghìn tấn, chiếm 74,8% tỷ trọng, tăng 97,4 nghìn tấn, tăng 6,0 % so với năm trước.
- Thủy sản khác đạt 450,1 nghìn tấn, chiếm 19,7% tỷ trọng tăng 32,8 nghìn tấn tức tức tăng 7,9% so với 2007.
Sản lượng khai thác và nuôi trồng đạt kết quả khả quan như vậy trong thời gian qua là do nước ta có nhiều lợi thế phát triển thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản ở cả nước ngọt, nước lợ và biển, phần lớn nguồn lợi tự nhiên như nguồn lợi hải sản ven bờ, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đã và đang được khai thác, sử dụng ở mức tối đa. Sự tăng trưởng thời gian qua đã có chú ý phát triển theo chiều sâu và cả phát triển theo chiều rộng, qua việc tăng diện tích nuôi trồng, tăng số lượng tàu thuyền khai thác, phát huy tiềm năng nguồn lợi và điều kiện tự nhiên là chính.
c) Về tổng sản lượng cả nước:
Bảng 4: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2007- 2009
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
2008/2007
Chênh lệch
2009/2008
Mức
Tỷ lệ
(%)
Mức
Tỷ lệ (%)
Sản lượng
(nghìn tấn)
4197,8
4602,0
4864,0
404,2
9,63
262
5,69
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2007, sản lượng thủy sản đạt 4197,8 nghìn tấn.
Năm 2008, sản lượng thủy sản đạt 4602 nghìn tấn, tăng 9,63% và chêch lệch 404,2 nghìn tấn so với năm 2007.
Bước sang năm 2009, sản lượng vẫn ở mức cao và tiếp tục tăng so với năm 2008. Tuy nhiên mức tăng có thấp hơn mức tăng của năm 2008. Tổng sản lượng là 4864 nghìn tấn, tăng 5,69% so với năm 2008, chỉ tăng ở mức 262 nghìn tấn.
Sản lượng thủy sản có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua là do nhiều nguyên nhân. Tình trạng số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản tăng mạnh, công tác quản lý tàu cá đã được Bộ và các cơ quan quản lý chuyên ngành chú trọng. Chính sách hỗ trợ kịp thời, hợp lý và đúng vào thời điểm ngư dân đang gặp khó khăn, cho nên hoạt động khai thác được duy trì và phát triển, bảo đảm ổn định đời sống của ngư dân và cộng đồng dân cư ven biển. Thời tiết và diễn biến nguồn lợi thủy sản trong các vụ cá Bắc, cá Nam tại nhiều địa phương khá thuận lợi cho hoạt động khai thác. Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng theo hướng kết hợp đa canh, đa con. Bên cạnh đó, mô hình nuôi thuỷ sản lồng, bè tiếp tục phát triển, đặc biệt là nuôi lồng, bè trên biển ở các tỉnh: Kiên Giang, Quảng Nam, Ninh Thuận, Phú Yên, Hải Phòng…
1.2 Định hướng phát triển ngành thủy sản
Theo dự thảo chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn khẳng định ngành thủy sản sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn về xuất khẩu, có khả năng cạnh tranh hội nhập vững chắc.
Nói về tiềm năng ngành thủy sản, hiện chúng ta đã xác định định được 544 loài cá, trong đó có khoảng 97 loài kinh tế. Sản lượng khai thác nước ngọt đạt khoảng 200 nghìn tấn/năm, tập trung ở các tỉnh Nam Bộ đặc biệt là ĐBSCL. ĐBSCL rất thuận lợi cho phát triển thủy sản nói riêng trên các vùng sinh thái: nuôi ngọt, nuôi lợ, nuôi biển, khai thác thủy sản biển và nội địa đồng tạo ra nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị cho quốc gia. ĐBSCL được xem là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển thủy sản đặc biệt là NTTS nhất trong cả nước và khu vực. Giá trị xuất khẩu thủy sản tăng liên tục trong thời gian qua, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. So với 1985, giá trị kim ngạch XKTS năm 2008 đã tăng trên 50 lần từ 0,09 tỷ USD lên 4,5 tỷ USD. Sản phẩm thủy sản đã có mặt ở 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nuôi trồng thủy sản có thể phát triển ở các vùng kinh tế khác nhau từ miền núi, trung du, đồng bằng đến các vùng biển đảo.
Xu hướng và nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản đã và đang tiếp tục tăng mạnh. Riêng sản phẩm cá tra của nước ta đang được nhiều quốc gia quan tâm và xem là sản phẩm thay thế cá thịt trắng có nguồn gốc từ các vùng biển bởi giá cả hợp lý mà chất lượng lại thơm ngon, sản lượng dồi dào và ổn định. Các nhà máy chế biến thuỷ sản tại châu Âu cũng rất cần nguyên liệu cá tra và cá ba sa Việt Nam để chế biến và cung cấp cho các thị trường. Mặc dù ngành thuỷ sản đã đóng góp rất lớn kim ngạch xuất khẩu của cả nước và có tiềm năng phát triển nhưng sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Hiện ngành thuỷ sản tiềm ẩn nhiều bất cập, rủi ro và thiếu bền vững, thậm chí nếu không được đầu tư có thể sẽ “lụi tàn”. Chính vì vậy mà định hướng để phát triển ngành thuỷ sản trong tương lai là: sản lượng khai thác hàng năm phải tăng theo năng suất lao động cũng như tỷ lệ đóng góp của nghề cá so với việc sử dụng tài nguyên, sự tăng trưởng của nghề phải đi đôi với việc thay đổi bộ mặt nông thôn và thể hiện rõ vai trò gắn kết giữa ngư nghiệp – nông nghiệp và nông thôn... Mục tiêu mà ngành Thủy sản đặt ra đến năm 2012 là đảm bảo 90% cá tra và tôm nuôi có thể truy nguồn gốc xuất xứ; 70% thủy sản khai thác có nhật ký theo dõi, 90% cơ sở chế biến thủy sản áp dụng chương trình quản lý chất lượng. Từ nay đến năm 2020, ngành thuỷ sản đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD. Mỗi giai đoạn, thị trường lại có những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau, vì vậy, ngành phải tìm hiểu yêu cầu của thị trường trong từng giai đoạn để tổ chức lại sản xuất.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM QUA 3 NĂM 2007-2009
2.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản trong 3 năm 2007-2009
2.1.1 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu thủy sản
Thuỷ sản được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Ngành thủy sản đã và đang tận dụng mọi lợi thế để phát huy nội lực góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam.
Bảng 5: SẢN LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG 3 NĂM 2007 – 2009
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch 2008/2007
Chênh lệch 2009/2008
Mức
Tỷ lệ
(%)
Mức
Tỷ lệ
(%)
Sản lượng
(nghìn tấn)
924,46
1236,00
1216,00
311,54
33,7
-20,00
1,6
Kim ngạch
(tỷ USD)
3,76
4,51
4,250
0,75
19,8
-0,26
5,7
Nguồn:tổng cục hải quan
Năm 2007, tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước là 924,46 nghìn tấn với kim ngạch là 3,76 tỷ USD.
Bước sang năm 2008, cả sản lượng và kim ngạch thủy sản xuất khẩu đều tăng so với năm 2007. Cụ thể, tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 1236 nghìn tấn, tăng 33,7% so với năm 2007,chêch lệch 311,54 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 4,509 tỷ USD tăng 0,749 tỷ USD tức tăng 19,8% so với cùng kì năm 2007.
Năm 2009, tuy sản lượng khai th
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top