bungchao_COol

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta trong những năm vừa qua và đưa ra những giải pháp đúng đắn, thích hợp trong những thời gian tới





Kim ngạch nhập khẩu năm 2002 đạt 19,3 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm 2001. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 6,58 tỷ USD, tăng 32%. Tổng mức nhập siêu năm 2002 của Việt Nam vào khoảng 2,77 tỷ USD.
Tuy xuất khẩu nước ta đã có nhiều thành tựu nhưng cũng còn nhiều tồn tại. Đó là một số sản phẩm xuất khẩu liên quan đến quá trình sản xuất nông nghiệp chưa được cải thiện, mặt hàng đơn điệu. Cơ sở vật chất để quảng bá hàng xuất khẩu còn nghèo nàn, thiếu thông tin dự báo hay chưa được xử lý. Hạ tầng kỹ thuật triển khai thương mại điện tử còn thiếu. Vệ sinh, an toàn thực phẩm, tranh chấp thương hiệu và kiện tụng về bán phá giá như vụ các chủ trang trại Mỹ kiện các nhà xuất khẩu cá trê, cá ba sa của Việt Nam còn rất phức tạp.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ện nộp Ngân sách Nhà nước (thời kỳ 1994-1999) với số tiền 1.489 triệu USD (cụ thể năm 1994 = 128 triệu, năm 1995 = 195 triệu, năm 1996 = 263 triệu, năm 1997 = 315 triệu, năm 1999 = 271 triệu USD), ... sự đóng góp này càng tăng lên trong những năm gần đây.
+ Thứ tư: Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập ổn định và cải thiện đời sống nhân dân theo mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
Trong những năm qua nước ta luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế là hơn 7%, năm 1992 đạt tốc độ tăng GDP là 7,04% là nước có tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai khu vực, sau Trung Quốc. Có được điều này thì vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại là vô cùng quan trọng, trong đó phải kể đến các yếu tố như: Vốn đầu tư nước ngoài FDI, ODA và liên tục đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Tính đến hết năm 2002, cả nước có trên 1800 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 25 tỷ USD. Từ những dự án này đã hình thành thêm 2.014 doanh nghiệp cùng 1.584 cơ sở sản xuất kinh doanh phụ thuộc. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nuớc ngoài hiện chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 25% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tạo việc làm cho khoảng 600.000 lao động trực tiếp. Ngoài ra nhờ hoạt động kinh tế đối ngoại đã thúc đẩy việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài và tại chỗ. Việt Nam với dân số gần 80 triệu người, kinh tế chưa phát triển, là một nước có thương mại lao động lớn. Việc xuất khẩu lao động mang lại nhiều lợi ích, trước mắt và lâu dài: nó thu được lượng ngoại tệ đáng kể cho người trực tiếp lao động và cho Ngân sách Nhà nước từ đó tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Người lao động được rèn luyện tay nghề và thói quen hoạt động công nghiệp ở các nước có nền kinh tế phát triển, khi hết hạn hợp đồng về nước họ sẽ trở thành lực lượng lao động có chất lượng từ đó sẽ góp phần xây dựng đất nước,... vì vậy việc xuất khẩu lao động thu ngoại tệ là một nhiệm vụ quan trọng của nền kinh tế đối ngoại.
Như vậy, hoạt động kinh tế đối ngoại đã tạo ra công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
Tóm lại, hoạt động kinh tế đối ngoại đã góp phần chuyển biến nền kinh tế Việt Nam theo hướng của một nền kinh tế công nghiệp hoá. Nó góp phần thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại ở nước ta. Từ đó tạo ra công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân,... đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, để mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại có hiệu quả cần quán triệt các nguyên tắc: bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia; và giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc và củng cố định hướng xã hội chủ nghĩa đã chọn. Các nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều có tác dụng chi phối hoạt động kinh tế đối ngoại giữa các nước trong đó có nước ta. Vì vậy, không được xem nhẹ nguyên tắc nào khi thiết lập, duy trì và mở rộng kinh tế đối ngoại.
II. Thực trạng.
Mặc dù kinh tế đối ngoại có những đóng góp hết sức quan trọng nhưng thực tiễn những năm vừa qua cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề cần phân tích, lý giải. Sau đây là những điểm chính của tình hình và một số vấn đề có thể là cấp bách:
1. Kinh tế đối ngoại có tốc độ tăng trưởng khá cao trong cả thập kỷ 90, nhưng vài năm gần đây lại có sự giảm sút tốc độ.
Các lĩnh vực kinh tế đối ngoại có tốc độ tăng trưởng khá cao trong cả thập kỷ 90 là rất rõ ràng. Riêng về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ 1988-1999, tính đến hết năm 1999, Nhà nước ta đã cấp giấy phép cho 2.766 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký là: 37.055,66 triệu USD. Tính bình quân mỗi năm chúng ta cấp phép cho 230 dự án với mức 3.087,97 triệu USD vốn đăng ký (chưa kể các dự án của Việt Xô PETRO) nhịp độ thu hút vốn đầu tư vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài của ta có xu hướng tăng nhanh từ năm 1988 đến 1995 cả về số dự án cũng như số vốn đăng ký. Như vậy, nếu xét trong suốt thời kỳ 1988-1999 thì năm 1995 có thể được coi là năm đỉnh cao về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (cả về số dự án, vốn đăng ký, cũng như quy mô dự án). Từ năm 1997, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu suy giảm, nhất là các năm 1998, 1999 thì xu hướng giảm càng rõ rệt hơn: Nếu so với năm 1997 số dự án được duyệt của năm 1998 chỉ bằng 79,71%, năm 1999 chỉ bằng 80,58%. Quy mô dự án theo vốn đăng ký bình quân của năm 1999 chỉ bằng 41,19% quy mô bình quân của thời kỳ 1988-1999, và chỉ bằng 21,27% quy mô dự án bình quân của năm cao nhất (năm 1995). Năm 2001 có trên 3.260 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư tại Việt Nam với số vốn đăng ký trên 44 tỷ USD, trong đó có trên 2.600 dựa án đang còn hiệu lực với số vốn đăng ký trên 36 tỷ USD thì đến năm 2002 chỉ còn 1.800 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 25 tỷ USD, đây là sự giảm sút rất lớn. Tuy nhiên đến đầu năm nay đầu tư nước ngoài đã có những khởi sắc nhất định.
Sự tăng trưởng cao của các lĩnh vực kinh tế đối ngoại là do nhiều nguyên nhân đã rõ ràng nhưng lý do cho sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đối ngoại trong những năm gần đây thì có những ý kiến khác nhau. Đúng là có lý do khách quan do suy giảm kinh tế toàn cầu và khu vực, do giá hàng xuất khẩu của ta giảm nghiêm trọng ... tuy nhiên, Trung Quốc cũng chịu tác động bởi những hoàn cảnh khách quan bên ngoài như nước ta nhưng cả giá trị xuất khẩu lẫn FDI vào Trung Quốc trong vài năm nay vẫn có mức tăng trưởng cao. Do vậy việc giảm tăng trưởng của cả giá trị xuất khẩu lẫn FDI vào nước ta trong thời gian qua không chỉ do nguyên nhân khách quan, mà có thể do những nguyên nhận chủ quan chính.
Trong các nguyên nhân chủ quan đó, có thể kể ra các nguyên nhân chính sau đây:
Trước hết, đó là tình trạng bảo hộ mậu dịch không giảm đáng kể mà còn gia tăng. Mức thuế suất khẩu bình quân đã được giảm từ trên 6% xuống còn lên tới 16% xuống còn trên 13% trong thời gian 1996-1998, nhưng đã tăng lên tới 16% vào năm 2001. Khung thuế nhiều và nhiều mặt hàng nhập khẩu còn chịu mức thuế cao, chỉ có 20% số dòng thuế được áp dụng mức thuế dưới 3%. Việc hoàn thuế cho các hàng hoá nhập để xuất có quá nhiều thủ tục phức tạp phiền hà và kém hiệu lực. Các biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ mậu dịch vẫn được áp dụng đối với nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự quản lý của các bộ chuyên ngành. Hàng rào bảo hộ mậu dịch này tưởng như chỉ có tác dụng ngăn chặn các dòng hàng nhập khẩu, nhưng trên thực tế chúng đã tác động tiêu cực tới toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại. Vì khi đánh thuế cao vào các hàng hoá nhập khẩu, giá bán chủ chúng và các hàng hoá liên quan ở trong nước đã tăng l
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại thác bản giốc Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng phát triển thương hiệu dịch vụ ngân hàng thương mại của ngân hàng Tiên phong (TPbank) Quản trị thương hiệu 0
reul Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay Sinh viên chia sẻ 0
D Phát triển kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu - Tiềm năng, thực trạng và giải pháp Khoa học Tự nhiên 0
D đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tác động đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Nông Lâm Thủy sản 0
L Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - V Luận văn Kinh tế 0
V Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng đầu tư và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của tổng công ty hàng khôn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top