nhoc_dkny_hn9x

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI NÓI ĐẦU

Công nghệ viễn thông hiện nay đã và đang ngày càng có những bước phát triển vô cùng rực rỡ. Công nghệ GSM 2G với những ưu điểm về chất lượng thoại cùng với một số dịch vụ đã có những thành công to lớn tại rất nhiều quốc gia với tỷ trọng thuê bao di động chiếm tới trên 50% tổng số các thuê bao. Tuy nhiên, nhu cầu của người sử dụng về dịch vụ mới là không giới hạn, đòi hỏi các dịch vụ đa dạng và chất lượng cao từ thoại, audio, video đến truyền dữ liệu tốc độ cao. Công nghệ GSM cũng đã vấp phải nhiều hạn chế trong việc thoả mãn các yêu cầu này. Quá trình phát triển dần qua các bước trung gian và tiến lên công nghệ 3G là một tất yếu. Hệ thống thông tin di động 3G với những ưu điểm nổi trội về dung lượng và công nghệ đã từng bước đáp ứng được những yêu cầu trên.

Nghiên cứu về công nghệ thông tin di động 3G và các dịch vụ mà nó cung cấp cả về kiểu hình dịch vụ lẫn chất lượng dịch vụ là một đề tài lý thú song còn mới mẻ tại Việt Nam. Vì vậy mà em đã quyết định chọn đề tài “WCDMA – công nghệ và ứng dụng” làm đề tài tốt nghiệp.
Nội dung đồ án gồm ba phần:

Chương 1: Tổng quan về sự phát triển thông tin di động
Chương 2: Công nghệ WCDMA
Chương 3: Hướng triển khai 3G tại Việt Nam

Do nội dung kiến thức tương đối rộng, thời gian có hạn và sự hiểu biết còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn. Em xin chân thành Thank ThS. Lê Thị Cẩm Hà đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành Thank quý thầy cô trong khoa Kỹ Thuật-Công Nghệ và các bạn đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quy Nhơn, tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thành Vinh

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
THÔNG TIN DI ĐỘNG
1.1. Lịch sử phát triển của thông tin di động
Thông tin di động được ứng dụng cho nghiệp vụ cảnh sát từ những năm 20 ở băng tần 2 MHz. Sau thế chiến thứ hai mới xuất hiện thông tin di động điện thoại dân dụng (1939 – 1945 ) với kĩ thuật FM ở băng tần 150 MHz. Năm 1948, một hệ thống thông tin di động hoàn toàn tự động đầu tiên ra đời ở Richmond - Indian. Từ những năm 60, kênh thông tin di động có dải tần số 30Khz với kỹ thuật FM ở băng tần 450MHz đưa hiệu suất sử dụng phổ tần tăng gấp 4 lần so với cuối thế chiến thứ 2.
Quan niệm về cellular bắt đầu từ cuối những năm 40 với Bell thay thế cho mô hình quảng bá với máy phát công suất lớn và Anten đặt cao, là những cell có diện tích bé có máy phát BTS công suất nhỏ, khi các cell ở cách nhau đủ xa thì có thể sử dụng lại cùng tần số. Tháng 12/1971 đưa ra hệ thống cellular kỹ thuật tương tự, sử dụng phương pháp điều tần FM, dải tần 850MHz. Tương ứng là sản phẩm thương nghiệp AMPS với tiêu chuẩn do AT & T và MOTOROLAR của Mỹ đề xuất sử dụng được ra đời vào năm 1983.
Đầu những năm 90 thế hệ đầu tiên của thông tin di động tế bào đã bao gồm hàng loạt các hệ thống ở các nước khác nhau. Cụ thể là :
1.1.1. Các hệ thống thông tin di động tổ ong thế hệ thứ nhất
 AMPS (Advanced Mobile Phone Service ) : Dịch vụ điện thoại di động tiên tiến
 NAMPS (Narrow AMPS): AMPS băng hẹp.
 TACS (Total Access Communication System): Hệ thống thông tin truy nhập toàn bộ.
 ETACS (Extended TACS): TACS mở rộng.
 NMT 450 (Nordic Mobile Telephone 450): Hệ thống điện thoại di động Bắc Âu băng tần 450 MHz.
 NMT 900 (Nordic Mobile Telephone 900): Hệ thống điện thoại di động Bắc Âu băng tần 900 MHz.
 NTT (Nippon Telegraph and Telephone): Hệ thống do NTT phát triển.
 JTACS (Japenish TACS): TACS Nhật Bản.
 NTACS (Narrow TACS): TACS băng hẹp.
Đặc điểm của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất là tương tự, sử dụng công nghệ FDMA. Tuy nhiên, các hệ thống này không thoả mãn được nhu cầu sử dụng ngày càng tăng mà trước hết là về dung lượng. Mặt khác các tiêu chuẩn hệ thống không tương thích nhau làm cho sự chuyển giao không đủ rộng như mong muốn (việc liên lạc ngoài biên giới là không thể). Những vấn đề trên đặt ra cho thế hệ thông tin di động tế bào thứ hai phải lựa chọn giải pháp kĩ thuật: kĩ thuật số hay kĩ thuật tương tự. Các tổ chức tiêu chuẩn hoá đa số đều lựa chọn kĩ thuật số do nó đảm bảo chất lượng cao hơn trong môi trường nhiễu mạnh và khả năng tiềm tàng về một dung lượng lớn hơn.
1.1.2. Các hệ thống thông tin di động tổ ong thế hệ thứ hai
Hệ thống thông tin di động tế bào thế hệ thứ hai có ba tiêu chuẩn chính : GSM, IS_54 (Bao gồm cả tiêu chuẩn AMPS) và JDC. Các hệ thống thông tin di động thế hệ hai bao gồm :
 IS_54B TDMA.
 IS_136 TDMA
 IS_95 CDMA
 GSM (Global System for Mobile Communication): Hệ thống thông tin di động toàn cầu.
 PCN (Personal Communication Network): Mạng thông tin cá nhân.
 CP-2 (Coreless Phone-2): Điện thoại không dây.
 DETC (Digital Enhanced Coreless Telecommunication): Viễn thông không dây số tiên tiến.
 PDC (Personal Digital Cellular): Hệ thống tổ ong số cá nhân.
 PCS (Personal Communication System): Hệ thống thông tin cá nhân.
 Thông tin di động thế hệ hai có những ưu điểm sau:
Sử dụng kỹ thuật số có ưu điểm sau:
• Sử dụng kỹ thuật điều chế số tiên tiến nên hiệu suất sử dụng phổ tần cao hơn.
• Mã hoá tín hiệu thoại với tốc độ ngày càng thấp cho phép ghép nhiều kênh thoại hơn và dòng bit tốc độ chuẩn.
• Giảm tỷ lệ tin tức báo hiệu dành tỷ lệ tin tức lớn hơn cho người sử dụng.
• Áp dụng kỹ thuật mã hoá kênh và mã hoá nguồn của kỹ thuật truyền dẫn số.
• Hệ thống số chống nhiễu kênh chung CCI (Cochannel Interference) và chống nhiễu kênh kề ACI (Adjacent-Channel Interference) hiệu quả hơn. Điều này cuối cùng làm tăng dung lượng của hệ thống.
• Điều khiển động cho cấp phát kênh liên lạc làm cho việc sử dụng tần số hiệu quả hơn.
• Có nhều dịch vụ mới nhận thực, số liệu, mật mã hoá và kết nối với ISDN.
• Điều khiển truy nhập và chuyển giao hoàn hảo hơn, dung lượng tăng, báo hiệu liên tục đều dễ dàng xử lý bằng phương pháp số.
Tuy nhiên các hệ thông thông tin di động thế hệ thứ hai cũng tồn tại một số nhược điểm như sau: Độ rộng dải thông băng tần của hệ thống là bị hạn chế nên việc ứng dụng các dịch vụ dữ liệu bị hạn chế, không thể đáp ứng được các yêu cầu phát triển cho các dịch vụ thông tin di động đa phương tiện cho tương lai, đồng thời tiêu chuẩn cho các hệ thống thế hệ thứ hai là không thống nhất do Mỹ và Nhật sử dụng TDMA băng hẹp còn Châu Âu sử dụng TDMA băng rộng nhưng cả 2 hệ thống này đều có thể được coi như là sự tổ hợp của FDMA và TDMA vì người sử dụng thực tế dùng các kênh được ấn định cả về tần số và các khe thời gian trong băng tần. Do đó việc thực hiện chuyển mạng toàn cầu gặp phải nhiều khó khăn.
Vì vậy mà yêu cầu một hệ thống thông tin di động thứ ba (3G) ra đời là một điều tất yếu.
1.1.3. Các hệ thống thông tin di động tổ ong thế hệ thứ ba
Bắt đầu từ những năm cuối của thập niên 90 hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba ra đời bằng kỹ thuật đa truy nhập CDMA và TDMA cải tiến. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ thông tin di động người ta đã tiến hành nghiên cứu, hoạch định hệ thống thông tin di động thế hệ ba – 3G.
ITU-R (International Telecommunication Union Radio Sector – Bộ phận vô tuyến của hiệp hội viễn thông quốc tế) đã tiến hành công tác tiêu chuẩn hoá cho các hệ thống thông tin di động toàn cầu IMT 2000 (Trước đây là FPLMTS). ở Châu Âu, ETSI đã tiến hành tiêu chuẩn hoá phiên bản của hệ thống này với tên gọi UMTS (Universal Mobile Telecommunication System – Hệ thống viễn thông di động toàn cầu). Cả IMT-2000 và UMTS đều thống nhất sử dụng công nghệ W- CDMA cho truy nhập giao diện vô tuyến của mình.
So với hai hệ thống thông tin di động thứ nhất và thứ hai thì hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba là hệ thống đa dịch vụ và đa phương tiện được phủ khắp toàn cầu. Một trong những đặc điểm của nó là có thể chuyển mạng, hoạt động mọi lúc, mọi nơi là đều thực hiện được. Điều đó có nghĩa là mỗi thuê bao di động đều được gán một mã số về nhận dạng thông tin cá nhân, khi máy ở bất cứ nơi nào, quốc gia nào trên thế giới đều có thể định vị được vị trí chính xác của thuê bao. Ngoài ra hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba là một hệ thống đa dịch vụ, thuê bao có thể thực hiện các dịch vụ thông tin dữ liệu cao và thông tin đa phương tiện băng rộng như: hộp thư thoại, truyền Fax, truyền dữ liệu, chuyển vùng quốc tế, Wap (giao thức ứng dụng không dây)... để truy cập vào mạng Internet, đọc báo chí, tra cứu thông tin, hình ảnh... Do đặc điểm băng tần rộng nên hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba còn có thể cung cấp các dịch vụ truyền hình ảnh, âm thanh, cung cấp các dịch vụ điện thoại thấy hình...
1.1.4. Hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo
Hệ thống thông tin di động thế hệ 3 sang thế hệ 4 qua giai đoạn trung gian là thế hệ 3,5 có tên là mạng truy nhập gói đường xuống tốc độ cao HSDPA. Thế hệ 4 là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 cho đến 1,5Gb/giây. Công nghệ 4G được hiểu là chuẩn tương lai của các thiết bị không dây. Các nghiên cứu đầu tiên của NTT DoCoMo cho biết, điện thoại 4G có thể nhận dữ liệu với tốc độ 100Mb/giây khi di chuyển và tới 1Gb/giây khi đứng yên, cho phép người sử dụng có thể tải và truyền lên hình ảnh động chất lượng cao. Chuẩn 4G cho phép truyền các ứng dụng phương tiện truyền thông phổ biến nhất, góp phần tạo nên những ứng dụng mạnh mẽ cho các mạng không dây nội bộ (WLAN) và các ứng dụng khác.
Thế hệ 4 dùng kỹ thuật truyền tải truy cập phân chia theo tần số trực giao OFDM, là kỹ thuật nhiều tín hiệu được gởi đi cùng một lúc nhưng trên những tần số khác nhau. Trong kỹ thuật OFDM, chỉ có một thiết bị truyền tín hiệu trên nhiều tần số độc lập (từ vài chục đến vài ngàn tần số). Thiết bị 4G sử dụng máy thu vô tuyến xác nhận bởi phần mềm SDR (Sofwave – Defined Radio) cho phép sử dụng băng thông hiệu quả hơn bằng cách dùng đa kênh đồng thời. Tổng đài chuyển mạch mạng 4G chỉ dùng chuyển mạch gói, giảm trễ thời gian truyền và nhận dữ liệu.
Mạng MobiFone 3G là mạng viễn thông di động mặt đất tiêu chuẩn IMT-2000, sử dụng băng tần 2.100 Mhz được MobiFone chính thức khai thác từ ngày 15 tháng 12 năm 2009 theo giấy phép số 1118/GP-BTTTT do Bộ TT&TT cấp ngày 11/8/2009.
Là mạng di động theo chuẩn thế hệ thứ 3 (Third Generation Network - 3G), của MobiFone cho phép thuê bao di động thực hiện các dịch vụ cơ bản như thoại, nhắn tin ngắn với chất lượng cao, đặc biệt là truy cập Internet với tốc độ tối đa đạt tới 7,2 Mbps. MobiFone 3G sẽ có khả năng hỗ trợ truyền dữ liệu với tốc độ cao hơn trong thời gian tới.
Mạng MobiFone 3G được kết nối và tích hợp toàn diện với mạng MobiFone hiện tại (công nghệ GSM 900/1800 Mhz), cho phép cung cấp dịch vụ theo chuẩn 3G cho các thuê bao trả trước và trả sau của MobiFone.
Công nghệ chuyển giao (hand-over) cho phép thuê bao MobiFone duy trì liên lạc thông suốt khi di chuyển giữa vùng phủ sóng mạng 2G và 3G.
Các dịch vụ mà Mobifone cung cấp như:
• Video Call
• Mobile Internet
• Fast Connect
• Mobile TV
• WAP Portal
Dự kiến đến năm 2012, MobiFone sẽ phủ sóng 3G đến 98% dân số.
Theo giấy phép của bộ TT-TT, mạng 3G của Vinaphone hoạt động trên tiêu chuẩn IMT-2000 trong băng tần số 1900-2200 MHz. Sau khi nhận được giấy phép ngày 2/4/2009, sau một tháng nhà mạng đã triển khai thử nghiệm nhằm đảm bảo các thuê bao của VinaPhone được hưởng các dịch vụ tiện ích của mạng 3G sớm nhất.
Với đường truyền dữ liệu và truy cập Internet tốc độ tối đa lên tới 14.4 Mbps, VinaPhone đang là mạng có tốc độ truyền dữ liệu cao nhất tại Việt Nam, cho phép thuê bao sử dụng nhiều dịch vụ đa phương tiện tốc độ cao một cách thuận tiện, mọi lúc, mọi nơi. Hiện tại, VinaPhone đang cung cấp các dịch vụ Internet di động tốc độ cao như Mobile Internet (truy cập Internet tốc độ cao trực tiếp từ điện thoại), Mobile Broadband (truy cập Internet tốc độ cao từ máy tính thông qua sóng di động); các dịch vụ có tính đột phá như: Video Call (đàm thoại thấy hình giữa các thuê bao Vinaphone), Mobile Camera (xem trực tiếp hình ảnh tình trạng các nút giao thông); các dịch vụ giải trí cao cấp như Mobile TV (xem trực tiếp 15 kênh truyền hình trên máy di động, 3G Portal (thế giới thông tin và giải trí trên điện thoại di động).…Đặc biệt là dịch vụ Mobile Camera, một dịch vụ tiện ích trên nền 3G được đánh giá là ứng dụng có tính xã hội cao, cung cấp hình ảnh thực hàng trăm nút giao thông cho các thuê bao ngay trên màn hình điện thoại. Tính đến thời điểm này VinaPhone đã thu hút được khoảng 7 triệu khách hàng sử dụng các dịch vụ 3G. Dự kiến, đến hết năm 2010, Vinaphone sẽ phủ sóng toàn quốc.
Liên doang EVN-HT cho biết: EVN Telecom và Hanoi Telecom sẽ sử dụng chung cơ sở hạ tầng sẵn có của nhau để cùng triển khai giấp phép 3G theo tỉ lệ 50-50. Ngay trong giai đoạn 9 tháng đầu liên doanh 3G này sẽ triển khai 2500 trạm Node B, trong đó 1000 trạm sẽ được đầu tư ngay vào công nghệ HSPA. Liên doanh này hi vọng trong vòng 3 năm sẽ lắp đặt được 5000 trạm Node để cung cấp dịch vụ 3G trên toàn quốc. dịch vụ 3G của EVN-HT sẽ đến tay người tiêu dùng vào quí I năm 2010.



KẾT LUẬN

Công nghệ CDMA ra đời đã tạo ra một bước phát triển mới trong thông tin nói chung và thông tin di động nói riêng. CDMA đã vượt qua được những hạn chế của hệ thống trước đó là sự hạn hẹp về tần số, khả năng chống nhiễu và tính bảo mật của dữ liệu. CDMA cũng giảm nhẹ gánh nặng về quy hoạch tần số nhờ khả năng sử dụng lại tần số ở các ô lân cận. Sự phát triển nhanh chóng của các mạng di động sử dụng công nghệ CDMA đã chứng minh cho ưu thế và khả năng phát triển của công nghệ này.
WCDMA là lộ trình tiến lên 3G của các nhà khai thác GSM/GPRS. WCDMA thương mại được triển khai tại nhiều nơi cung cấp tốc độ dữ liệu đỉnh lên tới 384Kbps. WCDMA còn được mở rộng tới HSDPA (High Speed Downlink Packet Access). HSDPA cung cấp một mạng gói hội tụ cho phép hỗ trợ các dịch vụ IP từ đầu đến cuối. Hệ thống HSDPA thương mại được dự kiến sẽ hỗ trợ tốc độ dữ liệu đỉnh trên đường truyền xuôi lên đến 7,2Mbps. Để nâng cao khả năng dữ liệu đường truyền hướng lên (uplink), nhà khai thác WCDMA dự định triển khai một cải tiến khác gọi là HSUPA (High Speed Uplink Packet Access). Hệ thống HSUPA dự kiến sẽ hỗ trợ tốc độ dữ liệu đỉnh đường truyền hướng lên là 5,7Mbps. Cả HSDPA và HSUPA đều có thể tương thích được với WCDMA.
Với sự phát triển liên tục không ngừng của mạng thông tin vô tuyến hiện nay, thì việc chuyển sang hệ thống thông tin di động thứ 3 là cần thiết và khả thi tại Việt Nam.





TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
[1] TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Thông tin di động thế hệ ba, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, 2002.
[2] Vũ Đức Thọ, Thông tin di động số Cellular, Nhà xuất bản giáo dục–1997.
[3] TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Thông tin di động GSM, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, 1999.
[4] Tạp Chí Bưu Chính Viễn Thông, Nhà xuất bản bưu điện.
Tài liệu tiếng Anh:
[5] Harri Holma and Anti Toskala, WCDMA for UMTS, John Wiley & Sons, 2000.
[6] McGraw Hill: WCDMA and cdma2000 for 3G Mobile Network.
Tài liệu trên internet:
[7] http://
[8] http://
[9]





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN 3
1.1. Lịch sử phát triển của thông tin di động 3
1.1.1. Các hệ thống thông tin di động tổ ong thế hệ thứ nhất 3
1.1.2. Các hệ thống thông tin di động tổ ong thế hệ thứ hai 4
1.1.3. Các hệ thống thông tin di động tổ ong thế hệ thứ ba 6
1.1.4. Hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo 7
1.2. Các yêu cầu cho thông tin di động 3G (hay UMTS) 8
1.2.1. UMTS là gì ? 8
1.2.2. Các yêu cầu cho 3G 9
1.3. Ưu điểm của công nghệ WCDMA so với GSM 12
1.4. Phân bổ tần số cho IMT - 2000……………………………………………10
CHƯƠNG 2 : CÔNG NGHỆ WCDMA 15
2.1. Giới thiệu về hệ thống WCDMA 15
2.2. Quá trình phát triển từ GSM lên UMTS WCDMA 16
2.2.1. Số liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao HSCSD………………………..14
2.2.2. Dịch vụ vô tuyến gói chung GPRS……………………………………15
2.2.3. Số liệu tốc độ cao GSM (EDGE)……………………………………...17
2.3. Cấu trúc hệ thống WCDMA 21
2.3.1. Cấu trúc tổng quát hệ thống UMTS 21
2.3.2. Mạng truy nhập vô tuyến UTRAN 23
2.3.2.1. Các khuyến nghị 23
2.3.2.2. Tổng quát 23
2.3.2.3. Cấu trúc mạng truy nhập UTRAN 25
2.3.3. Mạng lõi CN 27
2.3.4. Thiết bị người sử dụng UE 28
2.3.5. Giao diện mở 28
2.3.6. Mạng truyền dẫn 29
2.4. Nguyên tắc phân lớp trong hệ thống WCDMA 30
2.4.1. Nguyên tắc phân lớp trong hệ thống WCDMA 30
2.4.2. Lớp vật lý trong WCDMA 31
2.5. Các kênh trong WCDMA 32
2.5.1. Các kênh truyền tải 32
2.5.1.1. Kênh truyền tải riêng 32
2.5.1.2. Kênh truyền tải chung 33
2.5.1.3. Sắp xếp các kênh truyền tải lên các kênh vật lý 35
2.5.2. Các kênh vật lý 36
2.5.2.1. Các kênh vật lý đường lên 36
2.5.2.2. Các kênh vật lý đường xuống 42
2.5.3. Các kênh logic 47
2.6. Điều chế và ngẫu nhiên hoá trong WCDMA 49
2.6.1. Định kênh và ngẫu nhiên hoá các kênh vật lý 49
2.6.1.1. Các mã định kênh 49
2.6.1.2. Mã ngẫu nhiên hoá 50
2.6.2. Định kênh và trải phổ kênh vật lý đường lên 51
2.6.2.1. Các kênh vật lý riêng đường lên (DPCCH/DPDCH) 51
2.6.2.2. Kênh PCPCH 53
2.6.2.3. Kênh PRACH 53
2.6.3. Ngẫu nhiên hoá kênh vật lý đường lên 54
2.6.3.1. Mã ngẫu nhiên hoá cho DPCCH/DPDCH 56
2.6.3.2. Mã ngẫu nhiên hoá cho PRACH 56
2.6.3.3. Mã ngẫu nhiên hoá cho PCPCH 57
2.6.4. Điều chế đường lên 58
2.6.5. Định kênh và trải phổ kênh vật lý đường xuống 58
2.6.5.1. Định kênh và trải phổ kênh vật lý đường xuống 58
2.6.5.2. Định kênh và trải phổ cho kênh SCH 59
2.6.6. Ngẫu nhiên hoá kênh vật lý đường xuống 60
2.6.7. Sơ đồ khối tổng quát trải phổ và điều chế kênh vật lý đường xuống 61
2.6.8. Mã hoá kênh và dồn kênh dịch vụ 62
2.6.8.1. Mã hoá kênh và ghép xen cho các dịch vụ người sử dụng 62
2.6.8.2. Dồn kênh dịch vụ 63
2.6.8.3. Biến đổi tốc độ bit 64
2.7. Điều khiển công suất và chuyển giao trong WCDMA 65
2.7.1. Bắt đồng bộ mạng 65
2.7.2. Điều khiển công suất 65
2.7.3. Chuyển giao 67
2.7.3.1. Chuyển giao cùng một tần số (Intra-frequency Handover) 69
2.7.3.2. Chuyển giao giữa hai tần số 70
2.8. Thiết lập cuộc gọi trong hệ thống WCDMA 71
2.9. Giải pháp chuyển giao giữa mạng 3G và 2G 73
2.9.1. Chuyển giao trên kết nối chuyển mạch kênh (CS) 74
2.9.1.1. Ưu điểm 75
2.9.1.2. Chuyển giao từ mạng WCDMA sang GSM 75
2.9.1.3. Chuyển giao từ mạng GSM sang WCDMA 76
2.9.2. Chuyển giao trên kết nối chuyển mạch gói (PS) 78
2.9.2.1. Ưu điểm 78
2.9.2.2. Lựa chọn lại cell giữa mạng WCDMA và GSM 78
2.9.2.3. Yêu cầu thay đổi cell từ cell WCDMA sang cell GSM 80
CHƯƠNG 3 : HƯỚNG TRIỂN KHAI 3G TẠI VIỆT NAM 81
3.1. Cơ sở hạ tầng hiện có 81
3.1.1. Phân hệ điều khiển trạm gốc BSS 82
3.1.2. Phân hệ điều khiển chuyển mạch NSS 82
3.1.3. Phân hệ khai thác và bảo dưỡng mạng NMS 83
3.1.4. Phân hệ máy con MS 83
3.2. Phương án khả thi chuyển đổi lên 3G 83
3.2.1. Phân tích các phương án chuyển đổi 83
3.2.2. Phương án khả thi: chuyển đổi từ GSM 84
3.2.2.1.Sự chuyển đổi về kỹ thuật 84
3.2.2.2. Sự chuyển đổi về dịch vụ 85
3.2.2.3. Sự chuyển đổi về mạng 85
3.2.3. Lộ trình công nghệ và các bước triển khai cụ thể theo mỗi giai đoạn 86
3.2.4. Các giải pháp nâng cấp lên GPRS cho mạng GSM Việt Nam 88
3.2.4.1. Giải pháp của hãng Alcatel (Pháp) 91
3.2.4.2. Giải pháp của hãng Ericson (Thụy Điển) 91
3.2.4.3. Giải pháp của hãng Motorola (Mỹ) 92
3.2.4.4. Giải pháp của hãng Siemen (Đức) 93
3.2.5. Mạng WCDMA - Bước phát triển tất yếu của mạng viễn thông Việt Nam 94
3.2.6. Tình hình triển khai 3G của các mạng viễn thông Việt Nam…………96
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top