sammi_oy

New Member

Download miễn phí Đồ án Quy hoạch giao thông trên trục đường Trường Chinh





MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ .i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .i
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 1
1.1 Tổng quan về mạng lưới giao thông đô thị 1
1.1.1 Đặc điểm của hệ thống giao thông đô thị 3
1.1.2 Các loại đường đô thị 5
1.2 Trục giao thông đô thị 9
1.2.1 Khái niệm trục giao thông 9
1.2.2 Hạ tầng kỹ thuật của trục giao thông 9
1.2.3 Các yêu cầu của mạng lưới giao thông và trục giao thông 21
1.3 Quy trình lập quy hoạch 23
1.3.1 Quy trình lập quy hoạch giao thông vận tải 23
1.3.2 Quy trình lập quy hoạch trục giao thông vận tải 26
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG TRỤC GIAO THÔNG TRƯỜNG CHINH 28
2.1 Khái quát chung về thành phố Hà Nội 28
2.1.1 Tình hình chung về phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội 28
2.1.2 Mạng lưới giao thông đường bộ 29
2.2 Hiện trạng tuyến đường Trường Chinh 36
2.2.1 Hiện trạng cơ sở hạ tầng tuyến giao thông 36
2.2.2 Hiện trạng tổ chức giao thông dọc tuyến 39
2.2.3 Hiện trạng giao thông tại nút 40
2.2.4 Hiện trạng Vận tải HKCC bằng xe buýt trên tuyến 42
2.2.5 Hiện trạng giao thông tĩnh: 43
2.2.6 Hiện trạng sử dụng đất: 45
2.3 Hiện trạng tham gia giao thông 46
2.4 Dự báo nhu cầu giao thông 53
2.5 Đánh giá chung về hiện trạng giao thông trên đường 56
2.6 Những vấn đề cần giải quyết. 57
CHƯƠNG III: QUY HOẠCH GIAO THÔNG ĐƯỜNG TRƯỜNG CHINH 58
3.1 Nguyên tắc, nội dung, quan điểm quy hoạch giao thông vận tải đô thị 58
3.1.1 Nguyên tắc quy hoạch giao thông vận tải đô thị 59
3.1.2 Nội dung chính của quy hoạch giao thông vận tải đô thị 60
3.1.3 Quan điểm, mục tiêu quy hoạch đường đô thị. 61
3.2 Các quy hoạch có liên quan trên tuyến 62
3.3 Đề xuất phương án quy hoạch cải tạo tuyến đường Trường Chinh 62
3.3.1 Phương án 1: Chưa mở rộng đường, tiến hành cải tạo và tổ chức giao thông trên tuyến 62
3.3.2 Phương án 2 : Cải tạo mở rộng tuyến đường hiện có 73
3.4 Đánh giá, lựa chọn phương án 83
3.4.1 Đánh giá phương án 83
3.4.2 Lựa chọn phương án: 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1
LỜI CẢM ƠN.2
TÀI LIÊU THAM KHẢO .3
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u đóng vai trò là tuyến đường phố chính do nằm sau trung tâm thành phố. Hiện tại một số đoạn đường đã được mở rộng, tuy nhiên việc kết nối của tuyến vành đai 1 là chưa hoàn chỉnh. Do vậy tuyến đường chưa đảm nhận được chức năng của nó và là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ách tắc giao thông nội đô
Vành đai 2:
Tuyến cơ bản đi như sau: Vĩnh Tuy – Minh Khai – Đại La - Trường Chinh – Láng – Cầu Giấy – Bưởi – Lạc Long Quân – Đi Nhật Tân và vượt qua song Hồng tới xã Phú Thượng sang qua xã Vĩnh Ngọc qua Đồng Hội, Đông Trù – Quốc lộ 3 tiếp tục vượt song Hồng tại Vĩnh Tuy nối vào dốc Minh Khai dưới 1 vành đai khép kín.
Hiện tại vành đai 2 mới cơ bản được xây dựng hoàn thành một nửa gồm các đoạn tuyến phía Nam sông Hồng và đảm nhiệm vai trò là tuyến đường vanh đai chính của thủ đô.
Mặt cắt ngang tuyến đường vành đai 2 rộng khoảng 10 -12 m, dọc theo hai bên đường phát triển nhiều khu dân cư. Hiện tại tuyến đường vành đai 2 không đáp ứng được lưu lượng giao thông đô thị và trên thực tế là nhiều điểm nút trên đường vành đai 2 là những điểm ách tắc giao thông thường xuyên như : Trường Chinh – Tôn Thất Tùng kéo dài, một số nút giao trên đường Láng…Nút giao thông ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở đã được xây dựng và hoàn thành giải phóng được một lượng lớn lưu lượng giao thông thông qua. Đường Trường Chinh lại là một tuyến đường ùn tắc giao thông vào dạng lớn tại Hà Nội. Mặt khác tại đoạn giao thông này đó là sự tắc nghẽn lại chuyển dịch vào các nút giao thông phía trong như Chùa Bộc –Tây Sơn.
Vói mặt cắt ngang chật hẹp như vậy cũng như do tố độ đô thị hóa của Hà Nội nói chung và các khu vực mà tuyến đường vành đai 2 đang diễn ra nhanh chóng nên hiện nay thực tế tuyến đường vành đai 2 đồng thời phải đảm nhiệm hai chức năng là tuyến vành đai thành phố đối ngoại và tuyến giao thông đô thị.
Hiện tượng quá tải trên tuyến đường này quá căng thẳng cần có các biện pháp giải quyết khẩn cấp.
Vành đai 3:
Tuyến cơ bản đi như sau: Bắt đầu từ Bắc Thăng Long – Nội Bài – Mai Dịch – Thanh Xuân – Nguyễn Trãi – Kim Giang – Hồ Linh Đàm – Pháp Vân – Sài Đồng – Cầu Đuống mới – Ninh Hiệp – nút giao Đồng Xuân ( giao với đường Nội Bài – Bắc Ninh ) nối với Bắc Thăng Long, ssNội Bài thành một tuyến đường khép kín.
Tuyến đường vành đai 3 cho tới thời điểm này vẫn chưa hình thành một tuyến liên tục, về cơ bản khép kín ở phía Tây từ Nội Bài tới Pháp Vân và còn một số dự án khác đã và đang được thực hiện.
Đánh giá chung về mạng lưới giao thông đối ngoại
+ Về hệ thống trục quốc lộ hướng tâm:
- Hiện nay mạng lưới trục hướng tâm tỏ ra khá hợp lý và đang dần dần phát huy được khả năng lưu thông hàng hóa, đảm bảo mối liên hệ giữa thủ đô và các vùng lân cận góp phần vào việc phát triển kinh tế cung như quốc phòng của thủ đô. Tuy nhiên do công tác, cải tạo, nâng cấp, làm mới các hệ thống trục này chưa đồng bộ, việc thi công tiến hành chưa gọn nên một số tuyến trục chưa phát huy hết tác dụng tương xứng với vị trí của nó.
- Một số tuyến do chưa được lưu thông, kết nối với hệ thống đường vành đai 3 nên vẫn còn hiện tượng dòng xe tập trung vào khu vực nội thành gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến tình hình môi trường cũng như nảy sinh các vấn đề giao thông
+ Về hệ thống đường vành đai
Thực tế các đường vành đai hiện nay không thực hiện được chức năng cần có và không đảm bảo được yêu cầu quan trọng nhất đó là không đảm bảo tính liên tục, bị ngắt quãng. Không những thế vấn đề chiều rộng như hiện tượng lấn chiếm long đường, tổ chức điều khiển giao thông trên các đường vành đai này chưa thực sự hợp lý đã làm cho các hệ thống đường vành đai chưa thể đảm nhận đúng vai trò của mình. Một vấn đề nữa của hệ thống đường vành đai là việc xây dựng các tuyến đường vành đai bị trì hoãn không chỉ do dân số Hà Nội đông, do lượng người dân ở các vùng xung quanh cũng như ngoại tỉnh di chuyển vào khu vực Hà Nội tăng nhiều trong thời gian qua mà do tiến trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn so với tốc độ xây dựng đường vành đai.
Cho nên vấn đề của thành phố Hà Nội là tìm mọi biện pháp để có thể khẩn trương tiến hành xây dựng hoàn chỉnh các mạng lưới đường vành đai đặc biệt trước mắt là hệ thống đường vành đai 1và 2 để góp phần giải tỏa hiện tượng ùn tắc thường xuyên diễn ra tại trung tâm thành phố.
Tiếp theo thành phố cũng cần tiếp tục tập trung để hoàn chỉnh tuyến vành đai 3 đây là tuyến đường quan trọng có ý nghĩa giải quyết từ xa, hại chế hiện tượng giao thông ngoại tỉnh đi qua thành phố Hà Nôi gây hiện tượng ùn tắc, tai nạn và ô nhiễm môi trường trong phạm vi thành phố.
Mạng lưới đường giao thông nội đô
Trong những năm qua đặc biệt từ 1992 là năm bắt đầu thực hiện quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội được Nhà Nước phê duyệt. Thành phố đã tập trung vào việc cung cấp cải tạo và xây dựng mới cho hệ thống mạng lưới đường đô thị nhằm cải thiện tình hình giao thông của thành phố đáp ứng đòi hỏi cho sự phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng thủ đô. Với quy hoạch mở rộng Hà Nội hiện nay các tuyến dường cao tốc đang được tiến hành xây dựng gấp rút tạo sự kết nối và là các đường hướng tâm cũng như kết nối với các đường vành đai trong hệ thống mạng lưới nội thành.
- Mạng lưới đường nội đô Hà Nội có dạng hình nan quạt gồm các đường từ trung tâm ra các hướng ( đường hướng tâm) và nối với nhau bằng các đường vành đai 1, 2 và 3 tuy nhiên các tuyến đường này chưa được xây dựng hoàn chỉnh
Do quá trình hình thành và phát triển của thành phố qua nhiều thời điểm khác nhau đã tạo cho mạng lưới đường phố Hà Nôi có những đặc điểm riêng của từng khu vực.
Khu vực phố cổ:
Theo nhiều nghiên cứu về lịch sử và xã hội trong và ngoài nước cho rằng “ khu phố cổ - khu 36 phố phường “ đã đem lại giá trị độc đáo cho Hà Nội. Khu vực có diện tích khoảng 100 ha, nằm tại phần trung tâm lịch sử của Hà Nội, cần được bảo tồn và tôn tạo
Khu vực phố cũ:
Đây là khu vực được xây dựng chủ yếu trong thời kỳ Pháp thuộc, mạng lưới đường phố được quy hoạch theo dạng bàn cờ, đã thiết kế và xây dựng theo phương pháp mới tức là hệ thống đường phố là cơ sở cho việc bố cục các công trình kiến trúc
Khu phố được xây dựng mới:
Các đô thị mới được xây dựng có mạng lưới đường tương đối thuận lợi, dễ liên kết với các tuyến đường khác.
- Về tình trạng mặt đường trong những năm gần đây mặc dù thành phố đã đầu tư kinh phí cải tạo chất lượng mặt đường Hà Nội một cách đáng kể, nhưng chất lượng mặt đường phổ biến đều từ trung bình đến xấu.
Một điểm rất nổi cộm của hệ thống đường Hà Nội đó là hầu hết mặt cắt ngang rất hẹp, trừ một số con đường được xây dựng gần đây có mặt cắt ngang đường tương đối rộng ( cả lòng đường và vỉa hè )
- Về vấn đề giao cắt trong thành phố: hệ thống đư
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top